Bạn có biết chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh là gì?
Theo dõi work247 tạiPhòng kinh doanh là bộ phận quan trọng trong các công ty và doanh nghiệp. Hiện nay nhu cầu tuyển dụng nhận lực cho bộ phận này là khá cao. Vậy bạn đã hiểu gì về chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh hay chưa. Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây nhé.
1. Phòng kinh doanh là gì?
Phòng kinh doanh là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp. Nó là một bộ phận không thể thiếu và giữ một vài trò nhất định tạo nên thành công của các doanh nghiệp. Phòng kinh doanh được biết đến với vai trò quảng bá, thức đẩy và phân phối những sản phẩm, dịch vụ của công ty. Với nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng doanh số để phát triển công ty. Với nhiệm vụ làm tham mưu phối kết hợp với các phòng ban khác như phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự… để đưa ra các chiến lược thâu tóm thị trường. Hãy cùng Hằng tham khảo nội dung bên dưới để hiểu hơn về nhiệm vụ và chức năng của phòng kinh doanh, biết được công việc của phòng kinh doanh là gì để có được những lựa chọn đúng cho nghề nghiệp công việc của mình.
Xem thêm: Việc làm kế toán
2. Bạn có biết chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh
Chắc hẳn cụm từ phòng kinh doanh không còn xa lạ với chúng ta. Nhưng bạn đã biết nhiệm vụ và chức năng của phòng này là gì chưa. Hãy cùng tìm hiểu nhé
2.1. Chức năng phòng kinh doanh
- Phòng kinh doanh có chức năng chính là nơi đưa ra những ý kiến tham mưu, những chiến lược về vấn đề phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
- Bên cạnh việc tham mưu và đưa ra chiến lược thì phòng còn là nơi chịu trách nhiệm chính trong việc nghiên cứu và phát triển những hàng hóa dịch vụ trong công ty. Tìm ra những thị trường tiềm năng cho hàng hóa dịch vụ của công ty.
- Ngoài ra thì nhân viên phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ xây dựng mạng lưới, xây dựng phễu thu hút khách hàng, triển khai và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Phòng kinh doanh hỗ trợ giám đốc và phối kết hợp với các phòng ban khác về công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Là phòng có chức năng huy động vốn trên thị trường và thanh toán quốc tế…
- Và một vài chức năng khác tùy thuộc vào từng công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào.
Xem ngay: Việc làm telesale
2.2. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh
Nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh là nơi thực hiện việc nghiên cứu thị trường khách hàng.
- Nghiên cứu những chiến lược để mở rộng thị trường, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm dịch vụ của công ty.
- Là nơi cung cấp thông tin và phối kết hợp với các phòng ban khác để mang đến lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp.
- Thực hiện lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên những nghiên cứu của thị trường.
- Đề xuất ra những chiến lược kinh doanh, các giải pháp năng giúp mang đến hiệu quả cao. Và một số công việc khác mà phòng kinh doanh cần phải thực hiện. Như chúng ta đã biết bộ phận kinh doanh có rất nhiều nhiệm vụ và chức năng quan trọng. Những làm thế nào để có được một phòng kinh doanh chất lượng là tùy thuộc rất nhiều vào mô hình tổ chức phòng kinh doanh của công ty đó. Nội dung bên dưới sẽ đưa ra một số mô hình phòng kinh doanh bạn có thể tham khảo.
3. Mô hình tổ chức phòng kinh doanh
Hiện này các công ty đang áp dụng phần lớn một trong 3 mô hình tổ chức sau đây để tăng tốc và hoàn thiện phòng kinh doanh. Bạn có thể tham khảo 3 mô hình này và lựa chọn, áp dụng cho công ty mình một mô hình phù hợp. Khi lựa chọn được mô hình phù hợp với công ty sẽ giúp cho phòng kinh doanh phát triển tối đa năng lực của mình. Khi đó phòng kinh doanh chẳng khác gì “diều gặp gió”. Hãy cùng tham khảo để hiểu hơn về các mô hình phòng kinh doanh hiện nay nhé.
3.1. Phòng kinh doanh hoạt động dưới mô hình hòn đảo
Với cách làm theo mô hình hòn đảo, sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thú vị, nơi mà nhân viên bán hàng có thể thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả hơn. Với mô hình này đội nhóm của bạn sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nền tảng, những kỹ năng mềm và một số thông tin về sản phẩm, thông tin về hoa hồng bạn nhận được đây là toàn bộ những gì bạn có ở phòng kinh doanh mô hình hòn đảo. Thường xuất hiện nhiều ở những phòng kinh doanh mỹ phẩm, kinh doanh thực phẩm chức năng…Nhưng trên thực tế thì mô hình này lại không được sử dụng nhiều vì những nhược điểm sau.
- Khi tham gia phòng kinh doanh hòn đảo này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt, môi trường làm việc đồng nghiệp sẽ quan tâm đến lợi ích cá nhân hơn là tập thể.
- Với mô hình này thì công ty khó kiểm soát và ít quyền kiểm soát vì mỗi nhân viên sẽ có cách bán hàng và tiếp thị khác nhau.
- Khó kiểm soát tệp khách hàng mà ứng viên sử dụng và những thông tin dữ liệu mà ứng viên cung cấp cho khách.
Bên cạnh những nhược điểm thì phương pháp phòng kinh doanh hòn đảo cũng có những ưu điểm.
- Số lượng nhân sự giám sát không cần nhiều, dễ áp dụng quy trình bán hàng đơn giản. Nhân viên kinh doanh hưởng lương theo năng lực.
Tìm hiểu: Mô hình Canvas
3.2. Mô hình phòng kinh doanh dây chuyền
Mô hình kinh doanh dây chuyền là một mô hình khá nổi tiếng, mô hình này được áp dụng cho rất nhiều công ty với mô hình này sẽ tổ chức phòng kinh doanh thành 4 chức năng như sau.
Lead generation team: Nhóm này sẽ có trách nhiệm là thu thập thông tin của khách hàng như tên, tuổi, số điện thoại, email và những thông tin liên quan.
Sales Development Representatives: nhóm này có nhiệm vụ là tiếp cận và xác định đối tượng có đủ điều kiện
Account Executives: Đây là nhóm quan trọng nhất có trách nhiệm là chốt đơn
Customer Success team: Sau khi khách hàng đã chốt đơn thì sẽ chuyển cho nhóm này để tiếp tục thực hiện các công việc chăm sóc khách để khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ và sản phẩm.
Mô hình hoạt động phòng kinh doanh này mang lại rất nhiều hiệu quả, giúp có các thành viên trong nhóm được gắn kết với nhau. Làm việc theo đội nhóm cùng nhau hợp tác và phát triển.
Điểm mạnh của mô hình này là mình bạch bằng chỉ tiêu KPI, đẽ dang kiểm soát phiếu bán hàng ở từng khâu, khâu nào gặp vấn đề sẽ giải quyết. Làm việc theo mô hình này sẽ thể hiện được tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa. Dễ quản lý nhân sự hơn.
Khó khăn: Bên cạnh những ưu điểm thì cũng có khó khăn đó chính là không phù hợp với những phòng kinh doanh ít nhân lực.
- Có những trường hợp không phân rõ công việc dẫn đến gặp trục trặc trong khâu tiếp nhận. Và một số khó khăn khác.
Xem thêm: Sale officer là gì
3.3. Mô hình phòng kinh doanh theo nhóm
Mô hình này cũng tương tự như mô hình dây chuyền những khác nhau ở chỗ sẽ thành lập nhóm đa chức năng, Mô hình này tập trung vào khách hàng, lấy khách hàng là trùng tâm, khách hàng là thượng đế.
Ở mô hình này cũng có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Nhưng mô hình này nhìn chung có nhiều điểm mạnh hơn và được nhiều công ty doanh nghiệp sử dụng hơn.
Ưu điểm của mô hình này là: có sự công tác và gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm. Quan tâm đến khách hàng, đến những mục tiêu của cả công ty.
- Giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, đồng cảm với nhau hơn, việc chia nhỏ nhóm ra sẽ linh hoạt hơn trong các khâu.
Điểm yếu: Dù là mô hình được nhiều công ty doanh nghiệp áp dụng những mô hình này vẫn có những điểm yếu của nó mà chưa thể khắc phục được đó chính là cá nhân ít cơ hội để cạnh tranh thể hiện tài năng, việc này làm giảm tích cạnh tranh giữa các thành viên. Có ít sự chuyên môn hóa với từng vai trò.
Tìm việc làm chuyên viên kinh doanh
4. Mô tả công việc của phòng kinh doanh
Tùy theo từng công ty mà có thể lựa chọn một mô hình phòng kinh doanh phù hợp, nhưng dù là hoạt động dưới mô hình nào đi nữa thì khối lượng công việc chung của nhân viên phòng kinh doanh thường là những công việc sau đây. Bạn có thể tham khảo bảng mô tả công việc của phòng kinh doanh để hiểu hơn về điều này.
- Là nhân viên kinh doanh bạn có nhiệm vụ tìm kiếm và nghiên cứu về các sản phẩm của công ty, giới thiệu và tư vấn đến khách hàng những sản phẩm và dịch vụ trong công ty.
- Là người trực tiếp đàm phán và thương lượng với khách hàng về những hàng hóa dịch vụ của công ty, đi ký kết hợp đồng với khách, chốt đơn với khác.
- Bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng mới thì chăm sóc khách hàng cũ cũng là một công việc rất quan trọng.
- Những người gạo cội trong phòng kinh doanh là những người đưa ra những phương hướng, kế hoạch, tham mưu và phối kết hợp với sếp và các phòng ban để đưa ra những chiến lược phát triển tốt nhất.
- Ngoài ra còn thực hiện một số công việc khác khi cấp trên yêu cầu.
Tìm việc làm cộng tác viên kinh doanh
5. Tìm việc làm nhân viên phòng kinh doanh ở đâu?
Với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về phòng kinh doanh là gì? Biết được chức năng và nhiệm vụ của phòng kinh doanh. Từ đó có được những hiểu biết về công việc của nhân viên kinh doanh. Có thể nói nhân viên kinh doanh hiện nay là công việc khá “hot” không yêu cầu quá nhiều về bằng cấp chỉ cần bạn có kỹ năng tốt đã có thể ứng tuyển và làm việc tốt ở vị trí nhân viên kinh doanh. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm sao không thử sức với vị trí nhân viên kinh doanh. Biết đâu ở vị trí này lại mang đến cho bạn cơ hội vàng để phát triển bản thân. Hãy thực hiện theo hướng dẫn sau để có nhiều cơ hội việc làm.
Đầu tiên bạn cần phải truy cập vào trang work247.vn sau đó với cách làm quen thuộc và nhập ngành nghề bạn đang tìm kiếm sau đó là tỉnh thành làm việc. Khi đã hoàn thành điền thông tin đầy đủ ở các mục bạn chỉ cần click chuột vào ô tìm kiếm. Chỉ sau vài giây bạn có ngày thông tin tuyển dụng của rất nhiều công ty, doanh nghiệp.
Các công ty, doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng trên trang work247.vn đều đã được kiểm duyết nên nguồn tin tuyển dụng rất chất lượng. Ứng viên chỉ cần lựa chọn cho mình một tin tuyển dụng phù hợp và nộp CV xin việc. Để chắc chắn về cơ hội ứng trúng tuyển thì ứng viên nên cẩn thận trong khâu chuẩn bị hồ sơ. Hãy lựa chọn CV xin việc của vị trí nhân viên kinh doanh và tải về sử dụng. Ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên bạn sẽ hiểu hơn được về chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh là gì? Biết được mô hình hoạt động của các phòng kinh doanh và đặc biệt là có thêm một địa chỉ uy tín để tìm kiếm được nhiều cơ hội việc làm. Chúc các bạn may mắn và tìm kiếm được nhiều cơ hội việc làm.
10718 0