Cách tính lương thử việc chuẩn theo quy định của Luật Lao động

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Hầu như, mọi doanh nghiệp đều quan tâm và chú trọng đến cơ chế trả lương cho người lao động. Không chỉ nhân viên chính thức, mà nhân viên thử việc cũng là một trong những bộ phận nhân lực quan trọng đối với công ty. Cách tính lương thử việc như thế nào? Cùng work247.vn cập nhật mới nhất thông tin này qua bài viết sau nhé!

Việc làm kế toán

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Doanh nghiệp cần nắm rõ quy định về mức lương thử việc

Cách tính lương thử việc trước hết cần tuân thủ quy định về mức lương thử việc theo Luật đã đề ra. Theo đó, mức lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng. Đó là mức lương thấp nhất được đặt ra để làm cơ sở cho người lao động cũng như người sử dụng lao động thương lượng và thỏa thuận về mức lương. Mặc dù vậy, mức lương tối thiểu vùng có thể khác nhau tùy thuộc vào các vùng và tùy vào thời điểm.

Doanh nghiệp cần nắm rõ quy định về mức lương thử việc
Doanh nghiệp cần nắm rõ quy định về mức lương thử việc

Tính theo thời gian gần nhất, quy định về mức lương tối thiểu vùng nêu rõ tại Điều 3, Nghị định số 90 của Chính phủ. Cụ thể như sau: Thứ nhất, đối khu vực I là 4.420.000 đồng/tháng. Thứ hai, đối với khu vực II là 3.920.000 đồng/tháng. Thứ ba, đối với khu vực III là 3.430.000 đồng/tháng. Thứ tư, đối với khu vực IV là 3.070.000 đồng/tháng.

Trên căn cứ đó, mức lương thử việc dành cho người lao động tại các doanh nghiệp phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng của người lao động chưa qua đào tạo đã được Chính phủ quy định. Cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã được đào tạo. Ví dụ, nếu công ty thuộc vùng I, thì khi tính lương thử việc cho người lao động chưa qua đào tạo ít nhất là 4.420.000 đồng/tháng. Trả thêm 7% cho người lao động đã được đào tạo.

2. Hướng dẫn cách tính lương thử việc chuẩn xác nhất

Cách tính lương thử việc cụ thể như thế nào còn tùy thuộc vào thỏa thuận giữa công ty và người lao động. Tuy nhiên như đã nói, con số này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đã quy định. Vậy cách tính cụ thể ra sao?

Hướng dẫn cách tính lương thử việc chuẩn xác nhất
Hướng dẫn cách tính lương thử việc chuẩn xác nhất

2.1. Tính trên mức lương chính thức

Mức lương doanh nghiệp cần phải trả cho người lao động trong thời gian thử việc đã được quy định rõ tại Điều 28, Bộ luật lao động. Theo đó, mức lương của nhân viên thử việc sẽ do hai bên cá nhân người lao động và người sử dụng lao động thương lượng, thỏa thuận, thống nhất. Tuy nhiên, cần đảm bảo tối thiểu bằng với 85% mức lương chính thức của vị trí việc làm đó.

Lấy một ví dụ như, vị trí Content Marketing có lương chính thức là 10 triệu/tháng, thì lương thử việc của vị trí này là 8.500.000 đồng/tháng (tương đương với 85% của 10.000.000 đồng).

2.2. Tính trên hiệu suất công việc

Tính trên hiệu suất công việc
Tính trên hiệu suất công việc

Bên cạnh cách tính trên, mức lương của nhân viên thử việc còn được tính trên cơ sở dựa vào tiêu chí hiệu quả công việc cũng như năng suất lao động thực tế.

Ví dụ, đối với vị trí nhân viên kinh doanh, ngoài mức lương cố định (lương cứng), thì thu nhập còn có thêm các khoản phần trăm trích từ hoa hồng kinh doanh. Hoa hồng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào năng lực làm việc, chốt đơn, thuyết phục khách hàng mua hàng thành công. Có thể dễ dàng nhận ra, ngoài mức lương cứng, nhân viên kinh doanh thường nhận hoa hồng lên tới hàng chục, hàng trăm triệu mỗi tháng nhờ vào năng lực của bản thân

2.3. Tính theo giờ làm thêm, nghỉ lễ, Tết

Tương tự, cách tính lương thử việc còn dựa trên thời gian làm ngoài giờ, thời gian làm các ngày nghỉ lễ, Tết. Theo đó, mức lương này cũng đã được nêu rõ trong Khoản 1, Điều 98 của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:

Tính theo giờ làm thêm, nghỉ lễ, Tết
Tính theo giờ làm thêm, nghỉ lễ, Tết

- Lương tối thiểu bằng 150% đối với người lao động làm thêm vào ngày bình thường.

- Lương tối thiểu bằng 200% đối với người lao động làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.

- Lương tối thiểu bằng 300% + lương thử việc được giữ nguyên ngày nghỉ, ngày lễ Tết đối với người lao động làm thêm vào ngày nghỉ, lễ, Tết.

Tại Khoản 2, Điều 6, Nghị định số 88 của Chính phủ đã quy định về mức phạt đối với những trường hợp doanh nghiệp trả thiếu mức lương thử việc cho người lao động. Theo đó, mức phạt trung bình từ 2 - 5 triệu nếu trả lương thử việc cho nhân viên dưới mức quy định (thấp hơn 85% mức lương chính thức của vị trí làm việc đó).

3. Đưa ra mức lương thử việc phù hợp - Chiến thuật dành cho nhân sự

3.1. Không làm trái quy định pháp luật

Không làm trái quy định pháp luật
Không làm trái quy định pháp luật

Trước hết, các doanh nghiệp cần xây dựng một cơ chế trả lương thử việc cho người lao động trên cơ sở có căn cứ, đặc biệt không vi phạm hoặc làm trái với quy định trong Bộ Luật Lao động. Trong đó, cần chú trọng đến hai vấn đề căn bản. Thứ nhất là xác định nhân viên trong quá trình thử việc thuộc diện đối tượng đã hay chưa qua đào tạo. Thứ hai là xác định vị trí công việc của nhân viên đảm nhiệm trong thời gian thử việc. Hai căn cứ này sẽ làm cơ sở để thực hiện cách tính lương thử việc sao cho phù hợp nhất.

Khám phá: Tư vấn việc làm ngành Tài chính

3.2. Trả lương theo mức độ ưu tiên của vị trí làm việc và đặc thù công việc

Các công ty nên thực hiện việc gom nhóm nhân viên trên cơ sở các chức danh, vị trí làm việc, đặc trưng công việc để làm cơ sở cho việc tính toán mức lương thử việc.

- Mức lương dành cho nhân viên thử việc đã qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật tại trường lớp chắc chắn sẽ khác so với mức lương dành cho nhân viên thử việc chưa qua đào tạo.

- Mức lương dành cho nhân viên thử việc đảm nhiệm các công việc có tính chất độc hại, nặng nề sẽ khác so với mức lương dành cho nhân viên thử việc đảm nhiệm các công việc thông thường, an toàn và nhẹ nhàng.

Trả lương theo mức độ ưu tiên của vị trí làm việc và đặc thù công việc
Trả lương theo mức độ ưu tiên của vị trí làm việc và đặc thù công việc

- Mức lương cho nhân viên thử việc đã có kinh nghiệm làm việc nhất định sẽ khác so với mức lương nhân viên thử việc chưa có kinh nghiệm.

Nhìn chung, yếu tố phân loại trên chỉ là một trong số rất nhiều yếu tố để các công ty, doanh nghiệp, tổ chức có thể dựa vào nhằm thực hiện cách tính lương thử việc sao cho hợp lý nhất. Quá trình phân loại còn phải đi liền với kết quả và mục tiêu mà nhân viên đó đạt được nữa.

Tham khảo: Top phần mềm tính lương mà doanh nghiệp nên sử dụng

3.3. Chọn cách thức trả lương hợp lý

Cách tính lương thử việc nên tùy thuộc vào đặc thù, tính chất, văn hóa của mỗi doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. Theo đó, chọn giữa việc trả lương khoán, hoặc lương cứng, thậm chí là kết hợp cả hai hình thức này.

- Lương cứng hay là mức lương cố định mà người sử dụng lao động phải trả cho nhân viên của mình định kỳ hàng tháng. Số tiền lương tương ứng với vị trí làm việc cụ thể. Lương cứng đảm bảo cho các nhân viên cảm thấy sự gắn bó, niềm tin và sự ổn định trong công việc.

Chọn cách thức trả lương hợp lý
Chọn cách thức trả lương hợp lý

- Lương khoán là mức lương mà người sử dụng lao động cần trả cho nhân viên của mình trên cơ sở căn cứ vào hiệu suất làm việc, kết quả, khối lượng công việc mà nhân viên đã thực hiện được. Có thể tính lương khoán dựa theo doanh thu, đơn vị sản phẩm, đôi khi là lợi nhuận gộp trong tháng. Khác với lương cứng, lương khoán tạo được động lực cho nhân viên có thể phát huy và tối ưu hiệu suất làm việc của mình, không ngừng nỗ lực để tạo được doanh thu cho công ty.

Theo tìm hiểu, các doanh nghiệp tư nhân hiện nay đều áp dụng thực hiện cả hai cách trả lương liệt kê ở trên.

4. Một số lưu ý khác trong cách tính lương thử việc

Một số lưu ý khác trong cách tính lương thử việc
Một số lưu ý khác trong cách tính lương thử việc

- Thứ nhất, doanh nghiệp không được xóa bỏ, cắt giảm các chế độ, quyền lợi của người lao động trong quá trình thực hiện trả lương thử việc. Chẳng hạn như chế độ làm thêm giờ, làm trong môi trường độc hại, làm ngày lễ Tết,... các chế độ bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe,...

- Thứ hai, hỗ trợ nhân viên các khoản phụ cấp, trợ cấp khác trong quá trình thử việc, như điện thoại, xăng xe, cơm, chỗ nghỉ, công tác phí,...

- Thứ ba, có chế độ khen thưởng, bồi dưỡng đối với những nhân viên xuất sắc trong thời gian thử việc nhằm động viên, khuyến khích và công nhận hiệu suất làm việc của họ. Bên cạnh đó, tạo ảnh hưởng và động lực phấn đầu cho toàn công ty.

Một số lưu ý khác
Một số lưu ý khác

- Thứ tư, doanh nghiệp có thể thương lượng và đi đến thống nhất về mức lương đối với nhân viên thông qua ý kiến của họ trong quá trình thử việc. Song song với đó, xác định được cách tính và cách trả lương của mình đã công bằng, chính xác, phù hợp hay chưa. Điều đó cho thấy sự tôn trọng đối với nhân viên của mình.

Cuối cùng, các doanh nghiệp cần cân nhắc giữa doanh thu, lợi nhuận để thực hiện cách tính lương thử việc sao cho hợp lý nhất. Để mức lương vừa có thể làm hài lòng nhân viên, vừa có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh tốt. Như vậy, trên đây là thông tin về quy định cũng như một số chia sẻ xoay quanh cách tính lương cho nhân viên trong thời gian thử việc. Qua bài viết, work247.vn hy vọng doanh nghiệp của bạn sẽ sớm xây dựng được cơ chế tính toán lương hiệu quả nhất.

Mẫu CV xin việc

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1082 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT