Giải nghĩa C&B là gì? Những đặc trưng nổi bật của C&B ở Việt Nam
Theo dõi work247 tạiChúng ta thường nghe đến cụm từ viết tắt C&B khá là nhiều, đặc biệt nó càng quen thuộc đối với môi trường doanh nghiệp, hay những người theo đuổi ngành học quản trị nhân sự. Tuy nhiên thì không phải ai cũng có thể hiểu đầy đủ về C&B cũng như các đặc trưng và thể hiện của nó ở một khu vực cụ thể nào đó. Bài viết dưới đây sẽ mở ra cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về C&B.
1. Khái quát chung về C&B
1.1. C&B là gì và sự tồn tại của C&B ở doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
C&B là viết tắt của 2 danh từ tiếng Anh đó là Compensation and Benefit. Hai từ này khi dịch sang tiếng Việt nghĩa là bồi thường và quyền lợi. Compensation và Benefit đi liền với nhau như một cặp song hành cần thiết đối với một người nhân viên/công nhân đi làm thuê. Vậy nên nó được viết tắt và trở thành tên riêng cho một bộ phận chuyên quản lý các vấn đề liên quan đến phúc lợi này. Đó là lý do có sự ra đời của bộ phận C&B.
Bộ phận này trên thực tế thuộc phòng nhân sự, bao gồm có: Recruitment, T&D và C&B. Trong đó, Recruitment sẽ phụ trách các vấn đề về tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự mới, T&D phụ trách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp, C&B sẽ quản lý các chế độ, chính sách về lương và phúc lợi nhân viên. Chính vì thế mà C&B được coi là bộ phận “thân thiết” nhất đối với các nhân viên trong công ty.
C&B phải được tách riêng vì các vấn đề xung quanh lương thưởng và phúc lợi nhân viên khá là nhiều, cần phải giải quyết nhanh chóng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, chỉ một vài doanh nghiệp lớn hay các tập đoàn ở Việt Nam mới có sự tách riêng bộ phận C&B đối với các bộ phận khác. Còn lại nhìn chung thì C&B vẫn được gộp trong trách nhiệm của HR nói chung hoặc là trong nhiệm vụ của kế toán.
1.2. Vai trò của bộ phận C&B
Như đã nhấn mạnh, C&B luôn có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp và cả những nhân viên đang trực tiếp làm thuê cho doanh nghiệp đó. Nói một cách khác, C&B đảm bảo quyền lợi giữa nhân viên và doanh nghiệp luôn ở vị thế cân bằng để cả 2 đều thỏa mãn với những gì mình nhận được.
1.2.1. Đối với doanh nghiệp
Bộ phận C&B sẽ giúp cho doanh nghiệp đo lường được năng suất làm việc, giá trị công sức làm việc của nhân sự để có thể quy đổi ra giá trị tiền thưởng hay các phúc lợi kèm theo của nhân viên. Nghĩa là C&B chính là bộ phận giúp việc cân đối việc chi trả chi phí nhân lực sao cho cân đối với tài chính nội bộ và khả năng kinh tế của doanh nghiệp đó.
Bên cạnh đó, thông qua các chính sách và chế độ phúc lợi mà bộ phận C&B xây dựng lên thì họ cũng giúp cho doanh nghiệp trả công xứng đáng theo năng lực của nhân viên. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có giữ được những nhân tài thực sự góp phần phát triển doanh nghiệp, đồng thời đào thải đi những nhân lực kém. Không những thế nếu chế độ phúc lợi được xây dựng tốt còn khiến thu hút nhân lực giỏi trên thị trường.
1.2.2. Đối với nhân viên
Mọi phúc lợi cũng như những gì mà nhân viên sẽ nhận được từ doanh nghiệp sẽ được đảm bảo và chi trả đầy đủ thông qua bộ phận C&B. Chính vì vậy nếu nói C&B có vai trò như “mụ đỡ” của nhân viên trong doanh nghiệp thì cũng không sai chút nào. Bộ phận này luôn có trách nhiệm trong việc tạo tinh thần thoải mái để nhân viên tận tâm cống hiến thông qua việc bảo vệ quyền lợi của nhân viên.
Không những thế C&B còn là bộ phận trung gian để nhân viên có thể thương lượng về mức lương, chế độ đãi ngộ của bản thân mình với doanh nghiệp. Và C&B sẽ tìm ra phương pháp tốt nhất để thực hiện trong tổ chức mà không ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân sự. Họ quản lý các thành phần bồi thường khác nhau vì sự gia tăng của chi phí có thể kiểm soát được và nhân viên hài lòng.
Bộ phận này có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của nhân viên và người lãnh đạo doanh nghiệp. Họ phải quản lý các chính sách và thủ tục lương thưởng một cách linh hoạt đồng thời lưu ý đến sự công bằng nội bộ và tính cạnh tranh bên ngoài. Nhờ vậy mà nhân viên cảm thấy được thỏa mãn trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp đó, mong muốn hợp tác lâu dài hơn.
2. Các công việc của C&B
2.1. Quản lý hoạt động chấm công, ngày nghỉ, tăng ca
Mỗi công ty đều có một hình thức để chấm công, tính buổi đi làm của nhân viên. Và đây cũng là trách nhiệm công việc đầu tiên đối với bộ phận C&B. Họ sẽ phải thực hiện việc kiểm tra, giám sát, điểm danh hằng ngày việc nhân viên có đi làm đầy đủ, đúng giờ hay nghỉ, đi làm muộn và cả vấn đề tăng ca. Hầu hết doanh nghiệp sẽ một máy chấm công vân tay hoặc gương mặt để xác thực về vấn đề chuyên cần của nhân viên. Cuối tháng, C&B sẽ phải tổng hợp dữ liệu từ những chiếc máy chấm công này kết hợp cùng nhật ký đi làm đi của từng nhân viên để có được bảng tổng công đi làm chuẩn nhất.
2.2. Tính toán và chi trả lương, thưởng
Việc quan trọng thứ hai mà bộ phận C&B phải thực hiện đó là tính toán và chi trả lương, thưởng. Để có thể thực hiện được công tác này, ngoài việc có được bảng tổng kết công chính xác thì C&B cũng phải tìm ra giải pháp thanh toán trả lương tiện lợi và nhanh chóng nhất cho nhân viên. Đồng thời họ cũng phải làm việc với kế toán, hoặc chủ doanh nghiệp để nhận tổng tiền lương thưởng hàng tháng của nhân. Sau đó thông qua chuyển khoản ngân hàng hoặc trả tiền trực tiếp, họ sẽ chuyển đúng các khoản tiền thu nhập hàng tháng cho nhân viên của họ. Kèm theo đó là các tin nhắn, thông báo để nhân viên có thể nắm được tình hình.
2.3. Theo dõi và lên danh sách khen thưởng, kỷ luật
Công việc về phúc lợi nhân sự sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến nhiệm vụ theo dõi và lên danh sách khen thưởng, kỷ luật. Thông thường C&B sẽ làm việc cũng các trưởng nhóm, người quản lý, trưởng bộ phận để lấy ý kiến đề xuất về các giải thưởng và xử phạt cũng như đề xuất người được nhận/phạt liên quan. Sau đó thông qua sự phê duyệt của ban lãnh đạo thì danh sách này sẽ thành chính thức và được căn cứ để xây dựng mức thưởng, kỷ luật tương xứng với từng nhân viên. Chính vì vậy mà bộ phận C&B phải thực sự công bằng và có cái nhìn khách quan nhất để đưa ra một danh sách xứng đáng, phù hợp, khích lệ được được người, xử phạt được đúng tội.
Người quản lý lương thưởng và phúc lợi chịu trách nhiệm về nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ xây dựng các mức lương và cơ cấu tiền thưởng cho đến kế hoạch nghỉ hưu và các loại phúc lợi khác của nhân viên, v.v. Khi xây dựng cấu trúc tiền thưởng, có hai loại tiền thưởng: Tùy ý và không tùy ý.
Tiền thưởng không tùy ý bao gồm tiền thưởng sản xuất đảm bảo và tiền thưởng bán hàng. Công ty ấn định số tiền (hoặc tỷ lệ phần trăm) trước khi nhân viên thực hiện công việc. Nếu nhân viên đáp ứng các điều kiện, họ sẽ nhận được tiền thưởng.
Phần thưởng tùy ý có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm cả thành tích của công ty và cá nhân. Các nhà quản lý C & B phát triển các cấu trúc này, một lần nữa làm việc để đảm bảo các tiêu chí thị trường và công bằng nội bộ.
2.4. Quản lý việc thực hiện đóng bảo hiểm cho nhân viên
Thứ tư, một trong những chế độ đãi ngộ khác mà được nhân viên rất quan tâm đó chính là chế độ bảo hiểm. Ở Việt Nam, chế độ bảo hiểm của nhân viên ở công ty, doanh nghiệp bao gồm: Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Nhiệm vụ của các C&B đó là phải thực hiện việc đóng làm thủ tục đầy đủ về bảo hiểm cho toàn bộ nhân sự của công ty. Bao kèm trong đó là xử lý các vấn đề hay thanh toán chi trả, làm việc với bên Thuế, pháp luật đảm bảo quyền lợi của nhân viên khi áp dụng các gói bảo hiểm trên.
Bên cạnh các bảo hiểm theo quy định của pháp luật thì C&B còn cần xây dựng các chính sách khác về phúc lợi nhân viên như: chế độ thai sản hay kế hoạch nghỉ hưu. Cả kế hoạch đóng góp cố định và kế hoạch phân phối cố định (chẳng hạn như lương hưu) đều thuộc trách nhiệm của người quản lý C&B. Họ làm việc với các nhà cung cấp, hội đồng nhân viên, công đoàn và luật sư để tạo và quản lý các kế hoạch này.
3. Các kỹ năng cần có ở người làm C&B
Với những trách nhiệm công việc ở trên, đòi hỏi người làm C&B phải sở hữu cho mình tổng hợp nhiều kỹ năng và chuyên môn. Trong đó đáng chú ý nhất là các kỹ năng văn phòng và kỹ năng làm việc sau:
- Kỹ năng phân tích mạnh mẽ
- Kỹ năng MS Office xuất sắc (MS Excel, MS PowerPoint)
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc
- Kỹ năng mạng và tạo ảnh hưởng
- Kỹ năng đàm phán mạnh mẽ
- Kỹ năng quản lý thời gian mạnh mẽ
- Kỹ năng quản lý bản thân
- Kỹ năng làm việc nhóm kết hợp tốt
- Khả năng làm việc dưới áp lực và thời hạn khó khăn
Ngoài ra trước đó các bạn cũng cần được thông qua việc đào tạo chuyên môn bài bản về C&B nói riêng và quản trị nhân lực nói chung tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trung tâm đào tạo uy tín trên cả nước. Đây chính là những nền tảng cơ bản để một nhân viên C&B có thể thực hiện tốt các công việc và trách nhiệm của mình. Cùng với đó, nhân viên C&B còn phải thừa hưởng những phẩm chất, tính cách, tác phong làm việc đặc trưng trong môi trường văn phòng như: sự cẩn thận, chăm chỉ, trung thực, công bằng, không ngại khó, nhanh nhẹn và linh hoạt trong các công việc được giao phó.
Người theo đuổi nghề C&B có một lộ trình thăng tiến rõ ràng trong sự nghiệp, bắt đầu sẽ là nhân viên C&B, C&B Supervisor, Quản lý C&B, Quản lý nhân sự và Giám đốc Nhân sự. Chỉ cần các bạn thể hiện được năng lực cũng như kinh nghiệm của mình theo thời gian, việc “leo lên” từng nấc thang sẽ trở thành hiện thực. Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn đã có cái nhìn chính xác về C&B là gì.
1083 0