Bật mí các thông tin về chi phí vận chuyển hàng đi bán

Theo dõi work247 tại
Phạm Hường tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hường

Trong kinh doanh buôn bán, người kinh doanh phải chi trả rất nhiều các khoản phí khác nhau bao gồm cả những chi phí phát sinh. Chi phí vận chuyển hàng đi bán là chi phí ít ai để ý đến nhưng lại là chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến người kinh doanh. Vậy chi phí vận chuyển hàng đi bán là gì? Cùng tìm hiểu về chi phí vận chuyển hàng đi bán ở bài viết dưới đây nhé.

 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Chi phí vận chuyển hàng đi bán là như thế nào?

1.1. Định nghĩa chi phí vận chuyển hàng đi bán

Chi phí vận chuyển hàng đi bán là chi phí phát sinh ở hầu hết các doanh nghiệp đều có. Chi phí này rất dễ bị nhầm lẫn với các khoản chi phí khác như chi phí vận chuyển hàng nhập kho, chi phí giao bán hàng,... 

Chi phí vận chuyển hàng đi bán là chi phí phục vụ cho việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, và thuộc Chi phí bán hàng của mỗi Công ty. Chi phí này là tất cả chi phí để vận chuyển hàng hóa từ kho đến địa điểm bán hàng của doanh nghiệp đó bao gồm chi phí xăng xe, chi phí nhân công, và các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển khác,... Chi phí vận chuyển này sẽ ghi  vào chi phí bán hàng.

Chi phí vận chuyển hàng đi bán là những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua bán hàng hoá. Bao gồm các phí bảo hiểm hàng hóa, phí thuê kho bãi, phí thuê nhân công vận chuyển, bốc xếp, giữ hàng và vận chuyển về công ty, chi phí do hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh khi mua hàng.

Khi Công ty vận chuyển một loại hàng hóa nào đó đi bán thì kế toán ghi nhận khoản chi phí này. Các tài khoản dùng để ghi giá vốn vận chuyển hàng gửi bán sẽ có TK 641, 133, 331, 111, 112, 911, 131, 211, 156, 151, 155.

Định nghĩa chi phí vận chuyển hàng đi bán
Định nghĩa chi phí vận chuyển hàng đi bán

1.2. Căn cứ theo các thông tư của Pháp luật

1.2.1. Chi phí vận chuyển hàng đi bán được ghi nhận vào đâu

Căn cứ theo thông tư số 200/2014/TT-BTC:

Chi phí bán hàng là các chi phí sẽ phát sinh trong suốt quá trình bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, bao gồm: chi phí bảo quản, đóng gói, chi phí vận chuyển, các chi phí giới thiệu sản phẩm, chào hàng, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí để bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ các hoạt động xây lắp),...

Theo đó, Chi phí vận chuyển hàng đi bán nằm trong khoản Chi phí bán hàng, và cần được hạch toán rõ ràng vào tài khoản 641 căn cứ theo thông tư số 200 hoặc tài khoản 6421 theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC.

Chi phí vận chuyển hàng đi bán căn cứ theo các thông tư của Pháp luật
Chi phí vận chuyển hàng đi bán căn cứ theo các thông tư của Pháp luật

1.2.2. Cách xác định chi phí vận chuyển hàng đi bán

Chi phí vận chuyển hàng đi bán thường rất hay bị nhầm lẫn với Chi phí vận chuyển hàng để nhập kho, mua hàng hóa.

Theo đó, căn cứ Thông tư số 200/2014/TT-BTC, chi phí vận chuyển hàng để nhập kho, mua hàng hóa sẽ được tính vào giá gốc của hàng hóa đó, tức là sẽ hạch toán chi phí này vào Tài khoản 152 (Nguyên vật liệu) hoặc Tài khoản 156 (Hàng hóa).

Như vậy có thể phân biệt hai khoản chi phí này như sau: Chi phí vận chuyển để hàng hóa nhập kho là từ nhà cung cấp về đến kho sẽ được ghi nhận vào giá gốc hàng tồn kho, chi phí vận chuyển hàng hóa để bán là từ kho mang đi cho khách hàng sẽ được tính vào chi phí bán hàng.

Cách xác định chi phí vận chuyển hàng đi bán
Cách xác định chi phí vận chuyển hàng đi bán

2. Những thông tin cần biết về chi phí vận chuyển hàng đi bán

2.1. Về việc khấu trừ thuế GTGT

Thực hiện theo Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC - Hướng dẫn áp dụng pháp luật về thuế giá trị gia tăng theo nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Thuế GTGT đầu vào của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT sẽ được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào chưa được bù của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất

Theo quy định tại Điều 15 - Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Có hóa đơn GTGT hợp pháp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc biên lai nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc biên lai nộp thuế GTGT đứng tên bên nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với bên doanh nghiệp nước ngoài, với tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập tại Việt Nam.

Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào (kể cả hàng hoá nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào  theo hoá đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT .

Như vậy, chi phí vận chuyển hàng hóa đi bán có hóa đơn, chứng từ hợp lệ đáp ứng đầy đủ các điều kiện của thuế GTGT và thuế TNDN sẽ được khấu trừ và tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi quyết toán thuế TNDN

Về việc khấu trừ thuế GTGT
Về việc khấu trừ thuế GTGT cho chi phí vận chuyển hàng đi bán

2.2. Cách hạch toán chi phí vận chuyển hàng đi bán như thế nào?

Việc hạch toán chi phí vận chuyển là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đây không phải là điều dễ dàng nên bạn cần những kế toán có nhiều năm kinh nghiệm. Họ phải  thành thạo các nghiệp vụ kế toán và có khả năng ghi sổ kế toán nhanh chóng và chính xác. Điều này giúp đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh minh bạch hơn.

Để hạch toán loại chi phí này, thông thường kế toán xác định trong các trường hợp sau.

2.2.1. Trường hợp khi nhận hóa đơn

Nợ TK 641: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh chi phí hoạt động kinh tế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm cả chi phí vận chuyển để bán hàng hóa. Loại chi phí này được tính hoặc bao gồm VAT. Tùy thuộc vào đặc điểm của công ty, mỗi lĩnh vực phải được quản lý, mỗi công ty có TK 641 có thể mở một nội dung chi phí khác.

Nợ TK 133: phản ánh số tiền nợ với giá trị gia tăng, khấu trừ và sẽ được khấu trừ vào công ty. Kế toán phải được ghi nhận về số lượng nợ số 133 để đảm bảo các quy định pháp lý tốt của tài khoản

TK 331: Đây là tài khoản được thanh toán cho người bán. Nó phản ánh tình trạng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty đối với các bên đang đàm phán về vật tư, hàng hoá, dịch vụ hoặc hợp đồng đã ký 

Trường hợp khi nhận hóa đơn
Trường hợp khi nhận hóa đơn

2.2.2. Trường hợp trong giai đoạn thanh toán cho nhà cung cấp

Nợ TK 331: Lúc này kế toán phải tính tổng giá thanh toán phải trả cho nhà cung cấp.

Nợ TK 111, 112: Nợ TK 111 phản ánh tổng giá thanh toán, tình hình thu, chi của quỹ tiền tệ Việt Nam lúc xuất kho. Tài khoản 112 phản ánh thu, chi chênh lệch tỷ giá hối đoái và số tồn quỹ có gốc ngoại tệ  theo giá trị quy đổi ra ngoại tệ trên sổ kế toán.

Trường hợp trong giai đoạn thanh toán cho nhà cung cấp
Trường hợp trong giai đoạn thanh toán cho nhà cung cấp

2.2.3. Trường hợp trong giai đoạn cuối kỳ 

Đây là kỳ cuối cùng tính giá vốn hàng bán  để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Nợ TK 911: Dùng để xác định kết quả kinh doanh và phản ánh hoạt động kinh doanh và các hoạt động kinh doanh khác  trong  kỳ kế toán. Kết quả hoạt động được xem xét dựa trên  chênh lệch giữa thu nhập và  chi phí.

Có TK 641: Áp dụng TK 641 để xác định các chi phí bán hàng

Trên đây là những chia sẻ thông tin cần biết về chi phí vận chuyển hàng đi bán. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có thể xác định và hạch toán được những chi phí thật chính xác và không bị nhầm lẫn. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết bổ ích khác tại work247.vn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2393 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT