Giải đáp Consultant là gì? Vai trò và cơ hội việc làm tư vấn viên

Theo dõi work247 tại
Trần Mai Phương tác giả work247.vn Tác giả: Trần Mai Phương

Consultant là một vị trí khá quan trọng trong doanh nghiệp. Họ là những người không thể thiếu trong việc đóng góp ý tưởng, giải đáp thắc mắc và được cấp trên tin tưởng và làm việc nhiều nhất. Vậy consultant rốt cục là gì? Cơ hội việc làm của vị trí này như thế nào? Có thực sự mở rộng hay không?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cv xin việc đơn giản

1. Giải đáp consultant là gì?

Consultant được hiểu theo nghĩa tiếng việt là nhà tư vấn hay người tư vấn hay tư vấn viên. Khi dịch ra tiếng việt thì sẽ không ít người ồ, òa lên rằng họ biết thuật ngữ này. Thật vậy, tư vấn viên là cụm từ quá phổ biến trong đời sống chúng ta. Ai chắc chắn cũng từng nghe qua một lần, thậm chí ai cũng có cho mình một tư vấn viên.

Giải đáp consultant là gì
Giải đáp consultant là gì?

Tư vấn viên là người có kinh nghiệm, chuyên môn, tinh thông kiến thức, có thể giải đáp, hỗ trợ và tư vấn cho người khác. Chẳng hạn khi đi học, bạn có đứa bạn có khả năng giải đáp thắc mắc và tư vấn đúng vấn đề của bạn, thì đó có thể gọi là tư vấn viên. Thực ra ai cũng có thể trở thành tư vấn viên trong cuộc đời mình vì vậy đối tượng được gọi là tư vấn viên nhiều vô số kể. Cô giáo, thầy giáo bạn cũng có thể coi là tư vấn viên. Ba má, ông bà, anh chị em và thậm chí cả bạn của bạn cũng có thể coi là tư vấn viên.

Tuy nhiên đó chỉ một khái niệm khá hẹp so với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. Với các tư vấn viên tự thân kia, họ đều có đặc điểm là hiểu biết và có kinh nghiệm sâu, đặc biệt họ không làm tư vấn để kiếm tiền nói chung. Trong một môi trường làm việc, tư vấn viên cũng có vai trò và nhiệm vụ tương tự như các tư vấn viên tự thân trên.

Xem thêm: Việc làm tư vấn

Tư vấn viên là người có kinh nghiệm
Tư vấn viên là người có kinh nghiệm

Họ là người tư vấn hay tham mưu cho cấp trên, giải đáp tất cả thắc mắc của sếp vì không phải cứ là sếp thì “trên thông thiên văn dưới tường địa lý”. Họ cũng có những vấn đề, lĩnh vực không phải chuyên môn do đó rất cần người hiểu biết và kinh nghiệm đầy mình về lĩnh vực đó để giải đáp thắc mắc.

Ngoài ra, tư vấn viên còn được hiểu theo khía cạnh khác đó là tư vấn cho khách hàng. Bạn cũng có thể nhận thấy điều này rõ ràng khi đi mua sản phẩm nào đó. Người bán hàng có thể coi là người tư vấn hoặc có nơi có bộ phận tư vấn riêng. Người tư vấn cũng sẽ đưa ra lời khuyên hay giải đáp thắc mắc, nói chuyện với khách hàng để họ hiểu hơn về sản phẩm. 

Ở vị trí này, tư vấn viên là người ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp. Nếu có khả năng tư vấn, giao tiếp tốt thì người tư vấn sẽ tạo được lòng tin từ khách hàng, khiến khách hàng hài lòng về cả sản phẩm và dịch vụ. Còn nếu là một người tư vấn có kiến thức chuyên sâu nhưng lại không giao tiếp và các kỹ năng mềm khác tốt thì bạn sẽ không thể gia tăng doanh thu cho công ty được.

Xem thêm: Công việc nhân viên tư vấn bán hàng và cách để bán hàng hiệu quả

2. Tại sao consultant có vai trò quan trọng và phát triển đến thế?

Tại sao consultant có vai trò quan trọng và phát triển đến thế
Tại sao consultant có vai trò quan trọng và phát triển đến thế?

Tư vấn viên có thể được coi là người thầy của mình vì vậy tại sao cấp trên lại không thích họ chứ. Những tư vấn viên có năng lực, kinh nghiệm chinh chiến trên nhiều mặt trận, dự án sẽ có các cách giải quyết, giải đáp thắc mắc không giống với người khác.

Ví dụ như trong kinh doanh, bạn là giám đốc bộ phận A, bạn nhận được báo cáo một tình huống không hay xảy ra trong quá trình làm việc. Cần giải quyết và xử lý nhanh chóng để tránh thiệt hại nhiều nhất. Tuy nhiên trường hợp này lại không đúng chuyên môn của bạn, mặc dù bạn có thể xử lý tuy nhiên vẫn còn nhiều khúc mắc bạn chưa lý giải được. Lúc này bạn sẽ gọi và làm việc với tư vấn viên. Hỏi han về các thắc mắc và phương án của bạn xem đã phù hợp hay chưa, có điểm nào cần khắc phục hay không.

Vai trò của tư vấn viên thật sự quan trọng đúng không nào? Hơn nữa, việc làm này ở mọi vị trí và lĩnh vực đều cần và tuyển dụng như tư vấn bất động sản, tư vấn xây dựng, tư vấn bán hàng, v.v.

Việc làm bác sĩ tư vấn

3. Một số vị trí tư vấn viên trong các doanh nghiệp

3.1. Tư vấn viên kinh doanh

Tư vấn viên kinh doanh
Tư vấn viên kinh doanh

Là một nhà tư vấn kinh doanh, tư vấn viên sẽ phải làm việc với các bên liên quan như đối tác, khách hàng, cấp trên. Họ cần lên ý tưởng phát triển kinh doanh sau đó lập kế hoạch và tiến tới thực hiện. Mục tiêu của các nhà tư vấn kinh doanh là phát triển thị trường với quy mô lớn hơn, lấy mục tiêu kinh doanh làm kim chỉ nam và thực hiện mọi công việc đi đúng hướng. Tất cả các hoạt động trên đều dựa vào nhu cầu của khách hàng, với khẩu hiệu khách hàng là thượng đế và mọi yếu tố kinh doanh xây dựng lên đều hướng tới khách hàng.

Ví dụ như nhà tư vấn kinh doanh muốn phát triển thị trường, tăng doanh thu lợi nhuận, khẳng định thương hiệu sẽ phải tìm hiểu đặc điểm của khách hàng ở từng khu vực để mở các chuỗi cửa hàng, thiết kế kiến trúc, lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp, v.v.

Để hoàn thành các nhiệm vụ thật tốt, tư vấn viên kinh doanh phải có kinh nghiệm thực tế cũng như kiến thức chuyên môn sâu sắc về lĩnh vực. Đồng thời có tư duy logic để phân tích dữ liệu và có tầm nhìn xa tốt nhằm xây dựng các chiến lược một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Công cụ thành công trên mọi mặt trận

3.2. Tư vấn viên bán hàng

Tư vấn viên bán hàng là người làm việc trực tiếp với khách hàng. Do đó cần thể hiện sự khéo léo, khả năng hiểu biết qua từng lời nói để tư vấn thông tin cho khách hàng, giúp khách hàng hiểu hơn và dễ dàng lựa chọn sản phẩm hợp lý hơn.

Tư vấn viên bán hàng
Tư vấn viên bán hàng

Còn đối với các tư vấn viên làm việc với khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp thì sẽ yêu cầu cao hơn. Ho phải có kiến thức và nghiệp vụ xuất sắc, phong cách làm việc chuyên nghiệp đồng thời kỹ năng giao tiếp phải hiệu quả. Có như vậy, các doanh nghiệp mới có sự tin tưởng và giao phó nhiệm vụ cho người tư vấn.

3.3. Tư vấn viên tiếp thị

Tư vấn viên tiếp thị hay marketing consultant sẽ thực hiện các nhiệm vụ đặc trưng so với nghề như nghiên cứu thị trường, khách hàng, nắm bắt xu hướng của thị trường để đưa ra các ý tưởng xây dựng thị trường thật tốt. Một số sự kiện tiếp thị cần sự tư vấn của marketing consultant như phát hành sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu, tham gia chạy các chiến dịch quảng cáo tiếp thị nhằm mục đích bán hàng, .v.v.

Tương tự như bán hàng, tư vấn viên có thể làm việc tự do hay có vị trí cụ thể trong các doanh nghiệp. Tùy vào thỏa thuận giữa các bên liên quan mà tư vấn viên tiếp thị có quyền tham gia vào tất cả các bước, các giai đoạn trong chiến dịch tiếp thị hay không.

Ngoài ra còn rất nhiều vị trí tư vấn viên khác tương tự như tư vấn tuyển dụng, tư vấn quản lý, v.v. 

Xem thêm: Việc làm nhân viên tiếp thị

4. Những yêu cầu về kỹ năng và trình độ consultant 

Những yêu cầu về kỹ năng và trình độ consultant
Những yêu cầu về kỹ năng và trình độ consultant

Ở đây có ba yếu tố cốt lõi mà mỗi tư vấn viên phải có được đó là trình độ chuyên môn, giao tiếp và khả năng xử lý vấn đề. Nếu không đảm bảo được chuyên môn thì sẽ không có ai tin tưởng và làm việc với tư vấn viên đó hết. Khả năng giao tiếp cũng rất quan trọng vì giao tiếp tốt có nghĩa là bạn truyền tải vấn đề tốt và người nghe cũng hiểu được bạn muốn nói gì.

Khả năng xử lý vấn đề hay tư duy logic cũng là một kỹ năng bắt buộc cần có của tư vấn viên. Khả năng tư duy và xử lý vấn đề giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, hợp lý đồng thời gia tăng hiệu quả công việc và năng suất làm việc.

Bài viết đã cung cấp cho các bạn thông tin về consultant và đặc biệt nhất là cơ hội việc làm cho vị trí này.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1175 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT