Hướng dẫn cách tạo đột phá bằng mẫu CV cho sinh viên năm nhất
Theo dõi work247 tạiLàm thế nào để tạo nên một mẫu CV cho sinh viên năm nhất? Đây là một câu hỏi đang được nhiều bạn sinh viên quan tâm. Nhất là khi, họ đang muốn thử sức mình khi vừa mới trúng tuyển đại học. Vậy để trả lời được câu hỏi này, các bạn hãy theo dõi trong bài viết của Work247 ngay dưới đây!
1. Yêu cầu của nhà tuyển dụng với ứng viên là sinh viên năm nhất
Khi tìm kiếm ứng viên là sinh viên năm nhất, nhà tuyển dụng thường sẽ không tập trung ngay vào phần kinh nghiệm làm việc, kỹ năng hay trình độ học vấn mà thay vào đó sẽ là vào tiềm năng và khả năng phát triển của từng cá nhân. Thông thường, các nhà tuyển dụng sẽ có những yêu cầu phổ biến sau đối với sinh viên năm nhất:
- Chăm chỉ học tập: Nhà tuyển dụng thường mong đợi sinh viên năm nhất có kết quả học tốt và tính hiệu quả trong việc học tập. Điều này sẽ được viết bằng những số điểm tổng kết mà bạn đã đạt trong những năm học trước đây.
- Sự sẵn sàng học hỏi: Nhà tuyển dụng luôn thích thú với các ứng viên có tinh thần ham hỏi. Lúc này, mọi công việc đều rất mới mẻ, người sinh viên năm nhất cần tăng cường đặt câu hỏi, sáng tạo và sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.
- Kỹ năng giao tiếp: Các nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên phải có kỹ năng giao tiếp cơ bản bao gồm cả nói và viết. Điều này sẽ được thể hiện vào những lúc bạn truyền đạt ý kiến hay ý tưởng của một cách rõ ràng.
- Lòng nhiệt huyết và đam mê: Mọi công việc mà bạn ứng tuyển dụng cần có sự tận tâm và lòng say mê. Đây chính là điều mà nhà tuyển dụng ấn tượng nhất trong khoảng thời gian thử việc.
- Thái độ tích cực: Nhà tuyển dụng luôn muốn thấy ứng viên có một thái độ tích cực, sẵn sàng đối mặt với thách thức mà không sợ khó khăn.
- Sự linh hoạt: Người ứng viên cần khả năng thích nghi nhanh chóng, trong môi trường làm việc, đây chính là một điểm cộng được đánh giá cao trong CV cho sinh viên cho năm nhất.
- Sinh viên có hoạt động ngoại khóa: Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ hay tổ chức xã hội sẽ cho thấy bạn là người có khả năng quản lý thời gian và làm việc cùng đồng đội.
- Sự cam kết: Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên sẵn sàng làm việc trong một trong khoảng thời gian dài. Yếu tố này sẽ được chứng minh bằng thời gian khi theo học một chương trình thực tập đã được viết trong CV xin việc cho sinh viên năm nhất.
Cần nhớ rằng, dù là sinh viên năm nhất, bạn vẫn có thể được ấn tượng bằng cách tập trung vào những yêu cầu phía trên. Đồng thời, bạn cũng cần thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng cống hiến để phát triển.
2. Cách viết CV xin việc cho sinh viên năm nhất
Để giúp mẫu CV sinh viên cho sinh viên năm nhất được đánh giá cao và tạo nhiều ấn tượng, các bạn hãy tham khảo cách viết của Work247 ngay dưới đây:
2.1. Bắt đầu xây dựng CV bằng thông tin cá nhân
Không chỉ đối với sinh viên năm nhất mà bất kỳ ở cấp độ nào thì thông tin cá nhân cũng là một mục cơ bản mà ứng viên sẽ cần phải hoàn thiện khi viết vào CV. Phần thông tin này được xây dựng với mục đích chính là giúp cho nhà tuyển dụng có được thông tin liên lạc khi ứng viên trúng tuyển vào vòng phỏng vấn.
Ở đây, bạn sẽ cần viết những thông tin cơ bản như họ tên, ngày tháng sinh, địa chỉ email, nơi ở và số điện thoại. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số thông tin khác như mạng xã hội, trang linkedin. Điều này giúp nhà tuyển dụng hiểu biết hơn về đời sống tinh thần của bạn.
Xem thêm: Ảnh trong CV nên có hay không? Cách hớp hồn nhà tuyển dụng nhờ ảnh CV
2.2. Dự định mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là nơi mà bạn sẽ diễn đạt vị trí công việc mà mình đang hướng đến và cũng là con đường mà bạn sẽ theo để đạt được mục tiêu đó. Đối với sinh viên năm nhất, khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn sẽ cần thể hiện rõ mục tiêu của mình phù hợp với vị trí bằng 2 yếu tố là ngắn hạn và dài hạn.
Mục tiêu ngắn hạn sẽ là phần thông tin mà bạn có thể thực hiện trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tuần bao gồm hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện kỹ năng hay tìm kiếm cơ hội thực tập. Còn mục tiêu dài hạn sẽ dự tính có tính tương lai xa hơn như thăng cấp lên vị trí quản lý hay xây dựng dự án riêng của bản thân.
2.3. Kỹ năng hiện có của sinh viên
Phần kỹ năng trong CV cho sinh viên năm nhất đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đây là nơi bạn sẽ thể hiện những kỹ năng mà bạn đã phát triển và có thể đóng góp cho công việc. Là một sinh viên năm nhất, bạn sẽ tập trung chủ yếu vào các kỹ năng mềm liên quan trực tiếp đến vị trí mà mình đang ứng tuyển, ví dụ như làm việc nhóm, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề,….
2.4. Trình độ học vấn và chứng chỉ của ứng viên
Ở ngay mục thông tin sau sẽ là trình độ học vấn và chứng chỉ. Mục thông tin này sẽ thường được nhà tuyển dụng đánh giá một cách cẩn thận để xem xét ứng viên.
Do đó, khi bạn viết CV cho sinh viên năm nhất, bạn cần đảm bảo bản thân đã cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết, bao gồm: tên trường, chuyên ngành, thời gian và điểm GPA. Bên cạnh đó, bạn cũng cần liệt kê một số chứng chỉ hay các khóa học mà mình đã tham gia. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn chính xác hơn về tinh thần ham học hỏi của bạn.
2.5. Kinh nghiệm công việc và hoạt động ngoại khóa
Trên thực tế, viết mục thông tin này khá khó khăn bởi sinh viên năm nhất thường không có nhiều kinh nghiệm làm việc và đồng nghĩa với đó, nhà tuyển dụng sẽ không đặt quá nhiều áp lực về điều này. Tuy vậy, bạn vẫn nên cố gắng để tạo ấn tượng tốt.
Ở đây, bạn có thể thay thế phần kinh nghiệm làm việc bằng việc liệt kê các hoạt động ngoại khóa mà mình đã tham gia. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao về sự năng động, khả năng học hỏi và trách nhiệm của bạn.
3. Top 5+ mẫu CV cho sinh viên năm nhất đầy ấn tượng
Dưới đây sẽ là những mẫu CV phổ biến cho sinh viên năm nhất mà Work247 đã thu thập được.
3.1. Mẫu CV cho sinh viên năm nhất dạng cơ bản
Mẫu CV cho sinh viên năm nhất dạng cơ bản là loại mẫu CV phổ biến nhất, được rất nhiều người tin dùng và lựa chọn. Nhất là khi, sinh viên năm nhất thường không có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế nên bạn hoàn toàn có thể chọn mẫu này trong việc trình bày thông tin và thể hiện bản thân. Gam màu chính của mẫu CV dạng cơ bản sẽ là các màu dạng thuần chủng như xanh lá cây, trắng, đen, đỏ, vàng,…
3.2. Mẫu CV cho sinh viên năm nhất theo phong cách sáng tạo
Mẫu CV theo phong cách sáng tạo là một mẫu CV thường được các bạn sinh viên năm nhất theo ngành thiết kế đồ họa sử dụng. Ở mẫu CV này, bạn sẽ được thấy với đa dạng hình thái với đủ loại màu sắc khác nhau. Điều này cũng thể hiện tính tự do, phóng khoáng của người làm CV.
3.3. Mẫu CV cho sinh viên năm nhất dạng năng động
Nếu bạn là một sinh viên năm nhất giàu năng lượng, yêu thích thể thao thì mẫu CV dạng năng động thực sự phù hợp với bạn. Đối với mẫu CV này, bạn sẽ trang trí với những gam nổi bật và giàu sức sống như đỏ, cam, xanh lá,… Kết hợp với đó là sự cân đối về mặt nội dung, giúp nhà tuyển dụng dễ nắm bắt và thâu tóm thông tin.
3.4. Mẫu CV cho sinh viên năm nhất dạng hiện đại
Trong năm gần đây, rất nhiều ứng viên đang có xu hướng lựa chọn CV cho sinh viên năm nhất dạng hiện đại. Bởi mẫu CV này thường được thiết kế với bố cục cân đối, rõ ràng. Các thông tin được sắp xếp logic theo đúng sự quan tâm nhà tuyển dụng. Cũng vì thế mà mẫu CV dạng hiện đại luôn được đánh giá cực cao.
3.5. Mẫu CV cho sinh viên năm nhất dạng nữ tính
Đây là một mẫu CV thường được các bạn sinh viên thuộc phái nữ lựa chọn. Bởi mẫu CV này có màu sắc khá mềm mại và dễ thương với các gam màu đặc trưng là hồng, xanh nhạt, vàng nhạt,… Nhất là khi, các mục thông tin đều được trau chuốt, gọn gàng làm gợi nên cảm giác cực kỳ cẩn thận trong trình bày thông tin.
3.6. Mẫu CV cho sinh viên năm nhất dạng tối giản
Mẫu CV cho sinh viên năm nhất dạng tối giản cũng là một mẫu CV khá thú vị để cho các bạn lựa chọn. Điểm đặc trưng của mẫu CV này là thay vì tập trung quá nhiều vào việc trình bày nội dung hay trang trí thì bạn sẽ viết một cách ngắn gọn và xúc tích nhất. Đây thực sự là một mẫu CV phù hợp cho sinh viên năm nhất khi bạn vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm.
4. Tips nâng cấp CV cho sinh viên năm nhất chưa có kinh nghiệm
Đối với các bạn sinh viên năm nhất, việc viết CV luôn là một trở ngại lớn bởi lúc này, bạn vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm hay kỹ năng. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể áp dụng một số tips sau đây để nâng cấp mẫu CV cho sinh viên năm nhất của mình:
- Chú trọng vào thông tin cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp: Trong phần giới thiệu bản thân và mục tiêu nghề nghiệp, bạn cần thể hiện rõ ràng lý do mà muốn ứng tuyển. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt rõ hơn về mục tiêu của bạn.
- Thể hiện kỹ năng mềm: Bạn hãy viết một số kỹ năng mềm mà mình đã có cơ hội tích lũy khi còn học ở thời THPT như giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm hay thuyết trình.
- Nêu rõ về dự án và hoạt động ngoại khóa: Nếu bạn hãy nêu rõ ràng và mô tả cụ thể những gì mình đã học và đạt được khi tham gia vào các dự án, hoạt động xã hội hay các khóa học nào có liên quan đến vị trí ứng tuyển.
- Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp: Bạn hãy sử dụng ngôn ngữ một cách chuyên nghiệp, tránh sử dụng từ ngữ tiếng lóng hoặc quá trẻ trung trong CV.
- Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp: CV cho sinh viên năm nhất cần phải rất chính xác về mặt chính tả và ngữ pháp. Vì vậy, bạn sẽ cần kiểm tra thường xuyên trước khi chính thức nộp CV tới nhà tuyển dụng.
- Tham khảo mẫu CV và hướng dẫn: Tìm các mẫu CV hay các hướng dẫn trực tuyến. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách viết một CV hiệu quả.
Sau tất cả, bạn cần nhớ rằng việc viết CV là một quá trình liên tục. Bạn có thể cải thiện và điều chỉnh nó khi bạn có thêm kinh nghiệm và thành tựu trong tương lai.
5. Gợi ý một số công việc phù hợp với sinh viên năm nhất
Là một sinh viên năm nhất, bạn thường gặp khó khăn trong quá trình tìm việc bởi các nhà tuyển dụng thường đánh quá cao về kinh nghiệm cũng như kỹ năng. Dù vậy, bạn vẫn có thể tích lũy bằng một số công việc sau đây:
- Thực tập: Đây là cách tốt để bắt đầu xây dựng kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. Bạn có thể thực tập tại các công ty, tổ chức phi lợi nhuận hoặc trong ngành giáo dục.
Xem thêm: Top 12+ CV thực tập sinh chất lượng nhất thu hút nhà tuyển dụng
- Làm việc bán thời gian: Bạn có thể làm các công việc bán thời gian như phục vụ, thu ngân, giao hàng, làm việc trong cửa hàng hoặc làm công việc liên quan đến ngành thời trang và làm đẹp.
- Tư vấn và hỗ trợ học thuật: Nếu bạn có kiến thức mạnh ở một lĩnh vực cụ thể, bạn hãy trở thành một gia sư hoặc cung cấp dịch vụ hỗ trợ học thuật cho các sinh viên đồng trang lứa.
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Bạn hãy tham gia vào một số hoạt động ngoại khóa như tổ chức sự kiện, quản lý dự án tình nguyện hoặc tham gia vào các câu lạc bộ sinh viên để cung cấp thêm kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng.
- Kinh doanh trực tuyến: Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh hoặc có sở thích trong việc kinh doanh, bạn hãy bắt đầu bằng một cửa hàng trực tuyến hoặc bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, hoặc Tiki
Tóm lại, Work247 đã hướng dẫn một cách chi tiết về cách viết CV cho sinh viên năm nhất. Các bạn sẽ hãy tận dụng bài viết này để có cho mình bước đệm để tiến bước vào tương lai nhé.
760 0