Câu trả lời từ A tới Z cho khái niệm đạo đức kinh doanh là gì?
Theo dõi work247 tạiĐạo đức trong kinh doanh là gì? Khái niệm đạo đức trong kinh doanh bao gồm những nguyên tắc về mặt lý tính và cảm tính của mỗi cá nhân doanh nghiệp trong kinh doanh.
1. Đạo đức kinh doanh là gì?
Mỗi doanh nghiệp đều có quy tắc làm việc nhằm thu về lợi nhuận. Xét về mặt lý tính, những đặc trưng về nghề nghiệp tạo ra các bộ quy tắc làm việc trong nghề; tuy nhiên về mặt cảm tính thì đạo đức kinh doanh là cái quyết định lợi ích của doanh nghiệp về chiến lược đường dài, cống hiến được gì cho xã hội.
Bàn về đạo đức kinh doanh, trước tiên chính ta cần làm rõ “đạo đức ‘trong kinh doanh là gì? Cũng giống như những giá trị đạo đức khác, đạo đức trong kinh doanh được hiểu đơn giản là những hướng dẫn về mặt cảm tính, lý tính cái giúp mọi người làm việc đúng với những giá trị nhân sinh quan trong công việc. Nó có thể là việc kinh doanh đúng pháp luật, không sử dụng các chất độc hại, các chất cấm trong ngành thực phẩm hay không cạnh tranh xấu với đối thủ. Cụ thể ở đây hiểu rằng, kinh doanh cũng như những ngành nghề khác như việc làm giáo viên, việc làm bác sĩ, việc làm công nhân… cũng có những đạo đức trong nghề và nó được cho là gắn liền trực tiếp tới lợi ích và đường đi lâu dài của mỗi doanh nghiệp.
Nói đến đây, nhiều cá nhân cho rằng, “thương trường như chiến trường” hay “mạnh được yếu thua”, trong lĩnh vực kinh doanh buộc con người ta phải tàn nhẫn, phải tìm đủ mọi cách để doanh nghiệp tồn tại được thì đôi khi buộc phải vi phạm hoặc là né những ứng xử được coi là những đạo đức trong nghề, hoặc chí ít phải lớn mạnh về tiềm lực sau đó mới quay lại sửa chữa những sai phạm. Thiết nghĩ rằng, quan điểm này không hoàn toàn sai, bởi các công ty, tập đoàn đa quốc gia tại Châu Âu hay Nhật Bản, nơi được cho là có các nguyên tắc rất chặt chẽ về lao động, môi trường…thì khi nhìn lại những ngày đầu của họ, họ cũng mắc rất nhiều những sai phạm như: sử dụng lao động vị thành niên, xả thải độc hại ra môi trường….
Xem thêm: Business case là gì
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng những đạo đức trong kinh doanh ngày nay cực kì được chú trọng trong mỗi doanh nghiệp bởi như đã nói ở trên nó gắn liền trực tiếp với lợi ích của doanh nghiệp về mặt chiến lược kinh doanh đường dài. Đạo đức kinh doanh tạo ra những khác biệt cho doanh nghiệp. Ví dụ, một nhà hàng nói không với thực phẩm bẩn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc mặc dù giá thành rẻ hơn, và đặc biệt coi đó giống như một trong những đạo đức kinh doanh, dĩ nhiên nhà hàng đó đã tạo ra sự khác biệt với các nhà hàng thông thường khác về mặt chất lượng sản phẩm. Hay việc cung cấp các khóa học từ các trường uy tín tại Hàn Quốc, không bán học viên… của một trung tâm hỗ trợ du học cũng tạo nên sự khác biệt về mặt hình ảnh cho trung tâm đó. Như vậy có thể nói rằng việc duy trì những nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh góp phần không nhỏ trong việc duy trì lợi ích của các doanh nghiệp.
Tuân thủ những đạo đức trong kinh doanh không những làm tăng giá trị hình ảnh mà nó còn làm tăng giá trị thương mại của doanh nghiệp. Nghĩa là song song với việc đầu tư về nhân lực, trang thiết bị máy móc hay nhà xưởng, doanh nghiệp tập trung thêm vào các giá trị về đạo đức trong nghề, nghĩa vụ đối với xã hội và môi trường, hay quyền lợi của công nhân viên.
Ngày nay, các doanh nghiệp đều cố gắng thể hiện họ là những doanh nghiệp có trách nhiệm, vì cộng đồng và có đóng góp cho xã hội. Điều này giúp doanh nghiệp tạo được lòng tin trong mắt người tiêu dùng, cùng với việc tập trung vào chất lượng sản phẩm. Làm việc và kinh doanh có tâm hay nói cách khác kinh doanh nhân văn đạo đức thể hiện với người tiêu dùng doanh nghiệp là cá nhân gương mẫu và từ đó hàng hóa sản phẩm của họ cũng là những mặt hàng có chất lượng tốt, thu hút người tiêu dùng. Bởi xét cho cùng mục đích cuối cùng của kinh doanh không chỉ là lợi nhuận ròng hay doanh thu, mà nó còn là sự đem lại những gì cho xã hội. Ví dụ như việc duy trì một hình ảnh bệnh viện hết lòng vì người bệnh, đề cao y đức, dịch vụ đa dạng sẽ thu hút được bệnh nhân hơn, hay việc xây dựng những dự án vì nhà sách cộng đồng, ngày hội đọc sách của nhà xuất bản giúp nâng tầm hình ảnh của nhà xuất bản, từ đó tăng lượt view, lượt đọc của độc giả với các đầu sách. Rõ ràng chúng ta cần công nhận rằng, kinh doanh có đạo đức hiển nhiên giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài và vững vàng, hơn nữa còn đem lại những giá trị về nhân văn cho xã hội.
2. Nguyên tắc trong đạo đức kinh doanh?
Đề cập tới những đạo đức trong kinh doanh thường tập trung đến nội hàm của khái niệm, vậy để kinh doanh có đạo đức cần những nguyên tắc gì? Đầu tiên, một trong số đó là nguyên tắc “trung thực”. Trung thực ở đây không chỉ là trung thực khi doanh nghiệp đưa thông tin ra với đại chúng nhằm PR, quảng cáo rằng chúng tôi dùng thực phẩm sạch, hàng hóa của chúng tôi đạt chất lượng….mà đằng sau đó là sự trung thực khi không có khách hàng là người kiểm chứng, người theo dõi.
Xem thêm: Việc làm tiếp thị - quảng cáo
Sự trung thực được thể hiện qua trước hết là chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đưa ra có đồng nhất với cam kết về chất lượng ban đầu hay không hay nhà sản xuất có đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn….Ví dụ, một công ty sữa marketing cho một dòng sữa không đường mới, trước đó công ty cam kết đó là nguồn sữa hữu cơ và hoàn toàn đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, khi sản phẩm ra ngoài thị trường và đến tay người tiêu dùng nếu nếu sản phẩm thực sự đủ những cam kết trước đó, chúng ta có thể coi đây là một sự tuân thủ đạo đức trong kinh doanh.
Việc giữ đạo đức trong kinh doanh còn được thể hiện ở cách doanh nghiệp cư xử như thế nào khi xảy ra biến cố trong công việc. Một doanh nghiệp nếu không cẩn thận vi phạm quy tắc và bị ảnh hưởng lớn tới kế hoạch sắp tới, khai báo trung thực hay tìm cách giấu những sai phạm trước pháp luật và công chúng cũng đủ để đánh giá doanh nghiệp có đạo đức trong kinh doanh không.
Thêm một minh chứng nữa cho việc trung thực là sự thể hiện đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp đó là việc trung thực với chính đối tác và bạn hàng của mình. Bên cạnh khách hàng là đối tượng tương tác quan trọng nhất của doanh nghiệp thì bạn hàng cũng là đối tượng tương tác quan trọng không kém của doanh nghiệp. Sự hợp tác cần dựa trên cơ sở chung thực, nếu như doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho bạn hàng hay cố tình khai khống đơn hàng và chất lượng của lô hàng đó liệu rằng doanh nghiệp có cơ hội hợp tác vào lần sau.
Xem thêm: Mô hình kinh doanh Canvas
Để thực hiện được nguyên tắc “trung thực” thì chính bản thân chủ các doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược, giữ được tính liêm khiết trong chính cá nhân họ hay nói cách khác đó cũng chính là nguyên tắc thứ hai trong đạo đức kinh doanh. Sự liêm khiết ở đây được hiểu theo nghĩa đó là các cá nhân kinh doanh chính trực, tuân thủ các giá trị đạo đức xã hội, và các nguyên tắc đạo đức cá nhân.
Một vài quan điểm phản bác rằng, việc tuân thủ các nguyên tắc cá nhân của họ chưa hẳn đã là sự liêm khiết và phù hợp với các đạo đức kinh doanh; điều này chưa hẳn đã không đúng bởi trong xã hội có rất nhiều cá nhân là chủ doanh nghiệp vẫn bất chấp và đặt lợi nhuận lên trên hết, và ở hoàn cảnh này lợi nhuận là nguyên tắc kinh doanh đạo đức của người đó.
Tuy vậy, chúng ta không thể xem nhẹ những cá nhân này và những người tuân thủ nguyên tắc đạo đức sống đúng trong lĩnh vực kinh doanh. Sự liêm khiết của họ có thể thể hiện ở nguyên tắc không làm việc xấu, từ bi hỉ xả. Họ cho việc tạo ra các hàng hóa, dịch vụ không tốt đến người tiêu dùng là một hành động xấu và trái với ý niệm của họ. Hay liêm khiết ở đây còn là việc ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Bởi vậy, tổng hợp lại chúng ta thấy rằng liêm khiết đóng vai trò không kém gì đức tính trung thực trong việc duy trì các nguyên tắc đạo đức kinh doanh.
Mặc dù có những đặc thù riêng nhưng đạo đức trong kinh doanh đóng vai định hướng, dẫn dắt các doanh nghiệp có hướng đi đứng đắn và lâu dài, đặc biệt nó giống như kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hy vọng rằng thông qua work247.vn bạn đọc có thể hiểu đạo đức kinh doanh là gì.
4060 0