Hướng dẫn cách viết đơn xin thực tập ngành Luật chuẩn chỉnh
Theo dõi work247 tạiThực tập là một quá trình mà bất cứ sinh viên nào cũng cần trải qua. Thực tập là điều kiện cần thiết cho sinh viên ngành Luật có thể hoàn thành chương trình đào tạo ở trường học, có thể tốt nghiệp và nhận bằng cử nhân Luật. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa biết cách viết đơn xin thực tập ngành Luật ra sao? Cùng work247.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đơn xin thực tập ngành Luật và những điều bạn cần biết?
1.1. Lưu ý khi viết đơn xin thực tập ngành Luật
Thực tập luôn là hành trang dành cho sinh viên trước khi bước vào đời. Do đó, khi chọn được nơi thực tập phù hợp, bạn sẽ tích lũy được những kinh nghiệm thực tế. Vậy viết đơn xin thực tập ngành Luật cần có những lưu ý gì? Cùng work247.vn tìm hiểu nhé!
1.1.1. Lưu ý hình thức đơn xin thực tập ngành Luật
Những nhà tuyển dụng thường đánh giá ứng viên thông qua những đơn xin thực tập được gửi đến. Họ sẽ thường có thiện cảm với những ứng viên viết đơn xin thực tập cẩn thận, rõ ràng và trang nhã. Học ngành Luật, bạn lại càng cẩn thận hơn nữa về hình thức của lá đơn xin thực tập. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy dễ chịu khi ứng viên chuẩn bị một đơn xin thực tập ngành Luật chỉn chu, nghiêm túc và tôn trọng đối với cơ hội thực tập này.
Đơn xin thực tập ngành Luật cũng giống như đơn xin việc, bạn cần cẩn thận trong khi viết, tránh các lỗi sai cơ bản như chính tả, màu sắc, lỗi font chữ, căn lề, căn dòng và ngữ pháp trong câu. Bạn cũng có thể soạn thảo theo mẫu đơn xin thực tập có sẵn.
1.1.2. Mục tiêu nghề nghiệp cần được chú trọng
Bạn đừng nghĩ đơn xin thực tập là không cần quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp và không cần quan tâm đến tương lai. Thực chất mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin thực tập ngành Luật của bạn thuyết phục chính là lý do bạn được chọn thực tập.
Mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng sẽ giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng. Mục tiêu nghề nghiệp ngoài thể hiện các mong muốn học hỏi, làm việc, cải thiện bản thân của sinh viên ngành Luật còn thể hiện được mục tiêu chung của công ty. Ví dụ như cải thiện hiệu quả công việc, đóng góp cho công ty ngày càng phát triển,… thể hiện những cống hiến mà bạn có thể làm được cho công ty.
1.1.3. Nêu những thành tích nổi bật đạt được
Đơn xin thực tập ngành Luật bạn có thể nêu những thành tích nổi bật mà bạn đã đạt được ở trường như thành tích trong câu lạc bộ, tổ chức các chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo,… Hoạt động ngoại khóa giúp cơ quan thực tập đánh giá được tính cách của bạn.
Nếu bạn đã từng đi làm thêm hoặc từng thực tập 1 lần tại các cơ quan liên quan đến ngành Luật, bạn có thể nêu những kinh nghiệm và vị trí của mình ở những nơi đã từng thực tập và làm việc. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao những thành tích và kinh nghiệm của bạn.
1.1.4. Kỹ năng là cần thiết
Ba tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá bạn là trình độ, kỹ năng và thái độ cho dù là nhân viên thực tập hay chính thức. Vì vậy những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng. Những kỹ năng mà sinh viên ngành Luật cần có như: Kỹ năng thuyết phục và đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm,…
Khi bạn chỉ ra được những kỹ năng nổi bật của bản thân, cơ quan thực tập sẽ đánh giá cao bạn. Cho dù kinh nghiệm bạn chưa thực sự nổi bật thì những kỹ năng của bạn cũng đã “hạ gục” được nhà tuyển dụng.
Xem thêm: [CV ngành luật] Hướng dẫn tạo CV xin việc ngành luật ấn tượng
1.2. Hướng dẫn cách viết đơn xin thực tập ngành Luật
Đơn xin thực tập ngành Luật cần có 3 phần cơ bản như mở đầu lá đơn, nội dung lá đơn và kết thúc lá đơn.
1.2.1. Mở đầu đơn xin thực tập ngành Luật
Mở đầu đơn xin thực tập cho sinh viên ngành Luật có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên lá đơn thực tập và ảnh cá nhân.
Nếu bạn viết đơn xin thực tập bằng tay thì cần viết quốc hiệu in hoa và căn giữa. Tiêu ngữ mỗi cụm từ bạn cần viết cách nhau bởi dấu gạch ngang như “Độc lập – Tự do – hạnh phúc”.
Tên lá đơn xin thực tập bạn cần viết in hoa và viết nổi bật ở đầu lá đơn.
Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn trong quá trình viết phần mở đầu, bạn có thể xin các mẫu đơn thực tập có sẵn.
Phần ảnh cá nhân bạn cần chụp rõ ràng và chính diện khuôn mặt. Ảnh thực tập ngành Luật nên bạn cần nghiêm túc và chỉn chu từ quần áo đến đầu tóc.
1.2.2. Phần nội dung đơn xin thực tập ngành Luật
Phần “kính gửi” bạn điền tên cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị bạn xin vào thực tập.
Họ tên: Bạn điền họ tên đầy đủ theo giấy khai sinh của bạn.
Sinh viên trường: Bạn ghi rõ tên trường học mà bạn đang theo học. Ví dụ: Trường Đại học Luật Hà Nội.
Khoa: Bạn ghi rõ khoa mà mình học.
Ngành học: Giống như khoa, bạn cần specific chuyên ngành mà bạn đang theo học.
Hệ đào tạo: Bạn ghi hệ đào tạo của bạn như chính quy, liên thông hoặc tại chức,…
Số điện thoại liên hệ: Bạn ghi số điện thoại mà bạn hay sử dụng để cơ quan, đơn vị thực tập có thể liên hệ được cho bạn.
Lý do: Bạn nêu lý do xin thực tập tại cơ quan. Ví dụ: Tôi làm đơn này để xin thực tập tại cơ quan và làm nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Đề tài thực tập: Bạn cần ghi đầy đủ và chính xác tên đề tài mà mình muốn thực tập tại công ty, cơ quan, đơn vị. Bạn nên lựa chọn để tài phù hợp và liên quan đến ngành Luật mà bạn theo học, cũng như liên kết với đơn vị mà bạn xin thực tập.
Thời gian thực tập: Bạn ghi thời gian thực tập mà trường học bạn quy định. Ví dụ trong 8 tuần từ ngày…đến ngày… Ghi cụ thể ngày tháng năm bắt đầu cho đến ngày tháng năm kết thúc.
Đơn vị xin thực tập: Ghi rõ tên phòng ban, hoặc chi nhánh mà bạn xin thực tập.
Nội dung cam kết: Bạn cam kết các nội dung mà bạn sẽ đảm bảo thực hiện như chấp hành các quy định, chủ trương do đơn vị thực tập đưa ra; Tuân thủ nội quy, quy chế hoạt động, bảo mật thông tin và đảm bảo an toàn cho tài sản của đơn vị; Bồi thường các tổn thất do bản thân gây ra nếu có; Cam kết chịu trách nhiệm trước những nội dung đã khai.
1.2.3. Phần cuối đơn xin thực tập ngành Luật
Phần cuối bạn thể hiện mong muốn của mình đối với vị trí thực tập tại cơ quan, đơn vị. Bạn ghi rõ ngày tháng năm và ký, ghi rõ họ tên của mình.
Sau khi viết đơn xin thực tập ngành Luật xong, bạn cần xin xác nhận của khoa quản lý sinh viên nơi bạn thực tập.
Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành Luật - Pháp lý chuẩn nhất!
2. Một số lưu ý khi chọn công ty thực tập ngành Luật
2.1. Đúng chuyên ngành
Lưu ý quan trọng nhất đối với các bạn sinh viên ngành Luật là cần tìm công ty thực tập phù hợp với chuyên ngành mà mình đang theo học và muốn theo đuổi lâu dài. Bạn cần quan tâm đến chất lượng và kết quả thực tập khi bạn thực sự muốn theo đuổi ngành Luật.
Thực tập giúp bạn làm quen dần với môi trường công việc và ngành nghề mà bạn chọn và theo học suốt quãng đời sinh viên. Có thể mới đầu bạn cảm thấy ngành học của mình không thú vị, tuy nhiên bạn cần trải nghiệm và thử sức xem mình có thực sự phù hợp hay không. Vì vậy, bạn cần chọn đúng chuyên ngành mà bạn muốn thực tập.
2.2. Xác định có chứng nhận sau thực tập
Một số nơi thực tập sẽ không có giấy chứng nhận và chữ ký của cơ quan mà bạn thực tập. Do đó, bạn cần thỏa thuận, tìm hiểu kỹ trước cơ quan, đơn vị mà bạn dự định thực tập trước khi đưa ra quyết định. Trường đại học nào hầu như cũng đều cần chữ ký, giấy và dấu xác nhận đã thực tập tại các cơ quan mà sinh viên thực tập.
2.3. Cố gắng thể hiện năng lực
Khi đi phỏng vấn tại đơn vị mà bạn định thực tập, bạn cần chứng minh được năng lực của bản thân mình. Bạn hãy thể hiện hết những kỹ năng mềm và những kiến thức mà mình có. Khi bạn thể hiện tốt, cơ hội được thực tập ở các tập đoàn lớn là một điều dễ dàng. Vì vậy, ngoài trình độ của bản thân, bạn cần chứng tỏ được những kỹ năng liên quan đến ngành Luật của mình.
Trên đây là một số lưu ý về và cách viết đơn xin thực tập ngành Luật, cũng như những lưu ý bạn cần biết khi đi xin thực tập tại đơn vị, cơ quan liên quan đến ngành Luật. Chúc bạn may mắn!
1602 0