Full stack là gì? Những điều thú vị liên quan đến full stack
Theo dõi work247 tạiFull stack là gì nhỉ? Một thuật ngữ mà không phải ai cũng biết hay bất kì chuyên ngành nào có thể sử dụng thuật ngữ này? Vập nó thường xuất hiện ở đâu? Bạn có tò mò về full stack là gì không? Bạn có muốn cùng tôi tìm hiểu về full stack không? Nếu có, hãy đọc bài biết dưới đây nhé.
1. Khái niệm Full stack là gì?
Chắc hẳn khi mới bước chân vào giới công nghệ, hay nói cách khác là bước chân vào giới lập trình bạn đã nghe qua "Full stack", "Lập trình viên Full stack".
Lập trình viên Full stack là Lập trình viên Web Full stack hoặc có thể là một Kỹ sư làm việc với cả Frontend và Backend của các website hoặc các ứng dụng phần mềm. Nói ngắn gọn là Lập trình viên Full stack là người có thể bao tất công việc từ A đến Z của một dự án Website, bao gồm tất cả các công việc của frontend và backend đều phải trong tầm kiểm soát.
Nếu như Frontend là một công trình, dự án xây dựng thiết kế về mảng phong thủy của căn nhà thì fullstack là người kiểm soát, điều chỉnh và thay đổi các thông số của căn hộ sao cho phù hợp nhất.
Người làm Full stack là người có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến cả cơ sở dữ liệu, xây dựng các website dàng cho người dùng hoặc thậm chí làm việc luôn với cả khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch Dự án để phù hợp với yêu cầu của khách hàng đưa ra. Điều này đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của full stack là rất lớn, còn là một người rất đa di năng, có tầm nhìn bao quát và hiểu biết sâu rộng các kĩ thuật phần mềm và phần cứng.
Nếu bạn đang nuôi giấc mơ để trở thành một lập trình viên full stack thì bạn phải xác định phải học rất nhiều phương diện, bạn cần trau dồi nhiều kinh nghiệm bởi người làm fullstack không chỉ phải hiểu biết về forntend và backend mà còn cần biết thêm cả về: Git (Version Control System), API, Security, Testing, Thuật toán, Cấu trúc dữ liệu, Thiết kế... Họ dự kiến sẽ làm việc trên cả client cũng như phía server và hiểu những gì đang xảy ra khi phát triển một ứng dụng.
Xem thêm: Việc làm full stack developer
1.1. Tại sao cần lập trình viên full stack
Để nêu ra lý do cần đến một lập trình viên fullstack thì không thể kể hết, tôi xin nêu một vài lí do nổi bật như sau:
+ Lập trình viên fullstack giúp dữ liệu phần mềm chạy mượt mà và trơ tru hơn
+ Lập trình viên fullstack có thể hỗ trợ tất cả các thành viên trong team, giảm thời gian và chi phí
+ Xử lý mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công việc
+ Tiến độ công việc và chi phí, thời gian công ty giảm bớt
Từ những lí do trên cho thấy lập trình viên Fullstack vô cùng quan trọng
Xem thêm: CV Full Stack Developer – Bí quyết thành công trong tầm tay
1.2. Cần làm gì để trở thành lập trình viên fullstack?
Nhắc đến lập trình viên fullstack người ta đã nghĩ ngay tới một người mà có khả năng xử lí mọi mảng trong thế giới phần mềm. Muốn trở thành một một Fullstack bạn phải biết rất nhiều các kiếnthức phần mềm khác nhau:
* Kiến thức Frontend
Frontend là phần mềm tương tác với người dùng lập trình viên, frontend chịu trách nhiệm tạo ra các giao diện phù hợp cho một trang web và những trải nghiệm thực tế của người dùng thông qua tất cả những thứ họ thấy, trải nghiệm bao gồm fom chữ, màu sắc là một sự kết hợp của phần mềm HTML, CSS, và JavaScript được điều khiển bởi trình duyệt máy tính của bạn thông qua forntend.
Ngoài việc thông thạo các ngôn ngữ đó, các lập trình viên frontend nên làm quen ứng dụng Bootstrap, Foundation, Backbone và EmberJS, để đảm bảo nội dung luôn hiển thị tốt trên mọi thiết bị khác nhau, và truy cập vào các phần mềm jQuery và LESS, đóng gói code vào trong một ứng dụng, giúp tiết kiệm thời gian và hữu dụng hơn.
* Kiến thức backend
Trong phần kiến thức backend cần nắm thì được chia làm hai phần:
Thứ nhất, về phần ngôn ngữ phát triển , để khiến cho máy chủ, ứng dụng và các cơ sở dữ liệu có thể giao tiếp với nhau. Lập trình viên Full stack nên tìm hiểu và biết ít nhất một trông số những ngôn ngữ lập trình phía máy chủ như Java, PHP, Python, Ruby, ...
Đa phần các trang wed dạng World Wide Web đều sử dụng PHP đây là ngôn ngữ sử dụng thông dụng hơn bất kỳ danh sách các ngôn ngữ lập trình phổ biến nào. PHP sở hữu một lượng lớn nguồn mở rất tích cực và có thể hoạt động liên tục trên nhiều nền tảng ứng dụng lớn trên UNIX, Mac và Windows.
Đối với JAVA được mệnh danh là chàng trai đa năng. Được cài đặt phát triển trên phần mềm wed, destop, android.
Còn nhiều ngôn ngữ thông dụng khác cùng tìm hiểu trên work247.vn nhé
Thứ hai, Database and cache: Kiến thức về các công nghệ DBMS thay đổi và khác nhau và hơn hết nhu cầu quan trọng khác của lập trình viên Full stack (như MySQL, MongoDB, Oracle, SQLServer). Kiến thức về các cơ chế lưu trữ thông tin.
* Kiến thức thiết kế cơ bản
Để hoàn thiện bản thân khi trở thành một fullstack chuyên nghiệp, kiến thức thiết kế vô cùng hữu dụng và cần trau dồi học hỏi. Khi tạo ra một wedside cho khách hàng phải đảm bảo chất lượng, thông tin và chất lượng hiển thị, từ đó mới cho thấy thiết kế của bạn thành công.
* Kiến thức server
Lập trình viên Full stack còn phải có kiến thức thực tế với việc xử lý các máy chủ Apache hoặc nginx. Và một nền tảng trong việc quản trị máy chủ.
* Version control system (VCS)
Một hệ thống kiểm soát phiên bản (VCS) cho phép các Lập trình viên Full stack sự thay đổi trong hoạt động mã nguồn của ứng dụng.
Xem thêm: Việc làm IT cho sinh viên mới ra trường? Kênh tìm việc hấp dẫn?
1.3. Lập trình viên Full stack là làm gì?
Một người có trình độ đa di năng trong thế giới phần mềm công nghệ,đòi hỏi phải cs kiến thức sâu rộng trong ngành lập trình. Chắc hẳn công việc cũng không đơn giản, dưới đây sẽ tóm gọn những công việc một fullstack phải làm:
Tóm tắt nội dung yêu cầu của người dùng và tổng thể kiến trúc và triển khai trên hệ thống.
Quản lý, điều chỉnh dự án và phối hợp cùng khách hàng
Viết code Backend bằng các ngôn ngữ lập trình Java, PHP / Ruby, Python
Viết code Frontend với HTML và JavaScript được tối ưu hóa
Hiểu và sửa các lỗi liên quan đến cơ sở dữ liệu
Viết mã kiểm tra thử nghiệm để xác nhận các ứng dụng gây hại cho khách hàng
Giám sát hiệu suất, hiệu quả của các ứng dụng và cơ sở hạ tầng web
Khắc phục sự cố ứng dụng web chính xác, phù hợp, tối ưu
2. Cơ hội việc làm của lập trình viên fullstack
Với như cầu về công nghệ 4.0 hiện nay thì đây là một ngành nghề cơ hội việc làm dồi dào và đa dạng. Nhiều bạn trẻ chuyên ngành fullstack đang trên giảng đường đại học đã tự tạo cho mình những trang wed và sinh lợi nhuận. Hiện nay, hầu như các cửa hàng, công ty đều thuê các fullstack để tiếp cận, khám phá và tạo ra các ứng dùng cho mình, các công ty startup, các dự án mới đều khát những fullstack để mang lại những cái mới cho mình.
Hơn thế nữa, công nghệ hóa toàn cầu, tự động hóa cùng với sự phát triển của thế giới phẳng sẽ mang các nhà lập trình viên của chúng ta vươn xa tầm quốc tế, nên có rất nhiều đặc quyền khác nhau cùng với những lựa chọn hấp dẫn chứ không riêng gì lương cao. Các công ty cần đến những fullstack luôn đưa ra nhữung điều kiện làm việc chất lượng, hỗ trợ cũng như những hoạt động cụ thể đem lại những lợi ích thiết thực, kinh nghiệm cho các lập trình viên học hỏi và phát triển. Đổi lại với những điều đó, fullstack phải đem lại lợi ích và phát triển doanh nghiệp.
Cơ hội việc làm cùng mức lương hấp dẫn luôn giành cho những người biết làm tận dụng cơ hội và tài năng, chuyên nghiệp.
Xem thêm: Việc làm IT phần mềm
Tổng kết lại, Một người lập trình giỏi trong tất cả mọi mảng, lập trình viên “ba đầu sáu tay” là câu trả lời cho câu hỏi Full stack là gì? Bạn đã cảm thấy thú vị với full stack chưa nào.
1040 0