Tìm hiểu chi tiết công việc của giám sát xây dựng
Theo dõi work247 tạiGiám sát xây dựng chắc hẳn là một khái niệm rất quen thuộc đối với ngành xây dựng. Vậy một giám sát xây dựng có vai trò gì trong các công trình xây dựng? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết, cụ thể các công việc của giám sát xây dựng nhé.
1. Khái niệm giám sát xây dựng là gì?
Giám sát xây dựng hay còn gọi là giám sát công trình là những người có trách nhiệm quan sát các quá trình xây dựng, thi công ở các công trường xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng, khối lượng được tuân đúng thủ quy định, thiết kếBan đầu, các tiêu chuẩn về chất lượng xây dựng hiện đang áp dụng cũng như việc đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Việc giám sát xây dựng sẽ lấy hoạt động của các hạng mục công trình xây dựng làm đối lượng, lấy pháp luật, chính sách hay các quy định về xây dựng làm tiêu chuẩn để xây dựng được công trình đạt yêu cầu và đúng tiến độ được bàn giao. Giám sát xây dựng giúp ngăn ngừa các sự cố về hư hỏng, sai xót trong thi công của các công trình xây dựng. Người làm giám sát xây dựng phải là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng, am hiểu về các công trình cũng như thi công công trình.
2. Công việc của giám sát xây dựng
2.1. Giám sát công trình thi công
- Người làm giám sát xây dựng sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ như theo dõi, đánh giá, kiểm tra quá trình thi công tại công trường, sau đó sẽ cập nhập tình hình vào cho quản lý và lưu lại thông tin trong sổ theo dõi của mình. Người làm giám sát phải luôn thường xuyên có mặt tại công trường để sát sao nhất với công việc của mình; thực hiện kiểm tra, đánh giá từng hạng mục để nắm bắt rõ nhất về chất lượng của công trình.
- Giám sát công trình cũng phải lưu ý kiểm tra, đôn đốc công nhân làm đúng tiến độ được giao và đảm bảo được cả chất lượng khi thi công. Bởi công nhân xây dựng sẽ là những người tác động trực tiếp đến kết quả cũng như chất lượng của một công trình, vì vậy những người làm giám sát phải quan tâm đến các đối tượng này để tránh xảy ra những sai sót.
- Giám sát công trình cũng là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành nên nghiệp vụ cũng vững vàng hơn nhiều. Vì vậy, người làm giám sát phải là người truyền đạt nghiệp vụ, kỹ năng cho các kỹ sư, công nhân để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của công trình. Người giám sát phải phân tích dự án để đáp ứng các thông số kỹ thuật về thiết kế, ngân sách dự án,... Bên cạnh đó, giám sát cũng là người phụ trách về chấm công cho người lao động, theo dõi tình hình đi làm của công nhân để đảm bảo cho tiến độ công việc.
- Nếu trong giám sát phát hiện ra các vi phạm, sai phạm về an toàn lao động hoặc chất lượng thi công thì người làm giám sát có quyền được đình chỉ thi công công trình sau đó tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục, báo lại với cấp trên để được xử lý nhanh chóng.
- Sau mỗi hạng mục được hoàn thành, giám sát xây dựng có nhiệm vụ phối hợp cùng các bên liên quan để nghiệm thu công trình và thực hiện theo đúng quy trình đã quy định về nghiệm thu.
2.2. Theo dõi và quản lý công trình xây dựng
- Giám sát công trình phải thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến tiến độ của từng hạng mục trong mỗi công trình cho cấp quản lý để đảm bảo đúng tiến độ bàn giao công trình.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra quá trình thi công của từng nhà thầu đối với mỗi hạng mục được bàn giao để đảm các hạng mục chính luôn được hài hòa và thống nhất với nhau, không có hạng mục nào bị lệch với quỹ đạo của công trình.
- Giám sát xây dựng cần phải luôn sát sao với công trình để kịp thời, nhanh chóng phát hiện các lỗi liên quan đến hồ sơ thi công, tổ chức thi công để báo ngay với bộ phận có trách nhiệm xử lý.
- Hướng dẫn thi công cho các đội thi công và nhà thầu phụ theo đúng quy định. Bên cạnh đó cũng phải có nhiệm vụ kiểm tra các đối tượng trên có thực hiện theo quy định hay không.
- Xác nhận và cập nhật những khối lượng công việc đã được hoàn thành với quản lý phụ trách, đánh giá tiến độ của công trình để đưa ra những phương án đốc thúc tiến độ cho kịp thời.
- Người giám sát cũng có trách nhiệm tham gia và đánh giá các tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật của các dự án đã được phân công cụ thể.
Ngoài ra, người làm giám sát xây dựng cũng sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ tổng quát như lập và quản lý hồ sơ liên quan đến chất lượng công trình xây dựng mà mình trực tiếp quản lý; lập và theo sát việc thanh toán với các chủ đầu tư, nhà thầu chính, nhà thầu phụ, các đội thi công hoặc các bên cung cấp, phân phối nguyên vật liệu; sau mỗi phần công việc người giám sát cần tổng kết lại và làm báo cáo gửi lên cho cấp trên kiểm tra và đánh giá.
Xem thêm: Việc làm xây dựng
3. Yêu cầu cần có để trở thành giám sát xây dựng
Để có thể trở thành một giám sát xây dựng ở các công trình xây dựng hiện nay, bạn cần phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Về độ tuổi, giới tính: Người làm sát xây dựng thường ưu tiên nam giới để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi.
- Bằng cấp: Về chuyên môn thì người làm giám sát phải có đầy đủ bằng cấp chuyên ngành có liên quan đến xây dựng, thi công, kỹ sư,… cụ thể là Xây dựng dân dụng, Quản lý xây dựng. Người giam sát phải có kiến thức, am hiểu về ngành xây dựng, về thi công xây dựng và luật lao động, luật xây dựng là một lợi thế.
- Kinh nghiệm: Người giám sát xây dựng thường sẽ được yêu cầu có ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở các vị trí như quản lý thi công, giám sát xây dựng, giám sát công trình,… hoặc có vị trí tương đương liên quan.
- Về các kỹ năng làm việc:
Trước tiên một người làm giám sát xây dựng cần phải có kỹ năng tin học và ngoại ngữ tốt. Bởi đây là một công việc phải thường xuyên tiếp xúc với các số liệu, báo cáo nên tin học sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc. Với một nghề phải làm việc với rất nhiều các nhà thầu, đối tác trong và ngoài nước thì khả năng ngoại ngữ chính là một thế mạnh cần có.
Kỹ năng lãnh đạo, triển khai và giám sát các công trình là một điều kiện cần có ở những người làm nghề giám sát xây dựng. Để có thể đánh giá đúng về các công trình xây dựng thì bạn phải là một người có kỹ năng triển khai và giám sát thực tế tốt.
Tiếp đến là kỹ năng xử lý công việc và sắp xếp công việc. Với một nghề có nhiều công việc, nhiệm vụ khác nhau như giám sát xây dựng thì việc phải sắp xếp và xử lý công việc sao cho hiệu quả chính là yếu tố quan trọng nhất của người giám sát.
Giám sát xây dựng còn cần phải có sự chủ động trong công việc, truyền đạt và giao tiếp tốt để xử lý các công việc cũng phân bổ, hướng dẫn công việc cho các tổ đội thi công làm việc hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó người giám sát cũng phải là một người có trách nhiệm trong công việc và khả năng làm việc đội nhóm tốt. Với một khối lượng công việc không hề nhỏ, người giám sát sẽ luôn phải có trách nhiệm sát sao, chỉnh chu trong từng phần công việc để đảm bảo mỗi công việc đều mang lại hiệu quả cao.
4. Quy trình giám sát xây dựng
4.1. Kiểm tra, khảo sát lại công trình
Đây là bước đầu tiên và không thể thiếu trong quá trình giám sát xây dựng. Không phải bất kỳ công trình xây dựng vào cũng có thể dễ dàng xây mới lên hoặc sửa chữa. Trước khi bắt tay vào tháo rỡ, xây công trình thì cần phải kiểm tra đánh giá tình trạng của công trình ấy thật chi tiết.
Thông thường, sẽ có một đội chuyên đánh giá tình trạng của công trình. Sau đó, đội sẽ báo lại cho người giám sát và tiến hành kiểm tra để đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu đủ điều kiện xây dựng và phá rỡ thì giám sát viên mới cho phép tiếp tục dự án. Đánh giá sai về tình trạng công trình có thể gây nên rất nhiều nguy hiểm. Vì vậy nên không được bỏ sót hoặc thực hiện đánh giá một cách qua loa.
Bên cạnh đánh giá tình hình dự án, người giám sát cũng phải kiểm soát xem công trình đã đủ điều kiện để thi công chưa. Một số những thứ cần đáp ứng trước khi khởi công công trình đó là đã lấy được giấy phép xây dựng chưa? Bản vẽ thiết kế công trình đã hoàn thiện chưa? Xác nhận của chủ đầu tư thế nào?... Những vẫn đề này đều cần phải kiểm tra thật kỹ và hoàn thành trước khi công trình khởi công.
Trong trường hợp công trình đã khởi công xây dựng nhưng lại bị thiếu bất kỳ một loại giấy tờ nào thì sẽ rất rắc rối. Tiến độ sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời cũng có thêm thiệt hại về mặt tài sản, thậm chí là ngưng thi công. Kiểm soát mọi thứ trước khi bắt tay vào làm sẽ giúp giám sát viên có thể chủ động nắm bắt tình hình. Nếu như có bất kỳ một thay đổi hoặc thiếu xót nào thì vẫn có thể thay đổi và bổ sung kịp thời.
Một trong những yếu tố khác mà giám sát xây dựng phải để ý đó chính là đảm bảo an toàn cho trong và ngoài khu vực thi công. Cần phải xây dựng rào chắn, hàng rào bảo hộ, hệ thống đèn báo hiệu thi công, phân bố người đứng cảnh báo…
4.2. Kiểm tra chất lượng của nguyên liệu thi công
Nguyên liệu thi công là một trong những phần không kém quan trọng với công trình. Nguyên liệu phải tốt thì công trình mới đạt được chất lượng cao. Ngược lại, nguyên liệu kém chất lượng không những gây kém hiệu quả mà thời gian dài thi công và sử dụng có thể gây ra sự mất an toàn, không bền, lỗ, thiệt cho chủ đầu tư.
Bất kỳ vấn đề gì xảy ra với nguyên liệu cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng. Hậu quả nghiêm trọng còn có thể dẫn tới việc phải chịu các trách nhiệm trước pháp luật.
4.3. Lên kế hoạch và bắt đầu triển khai quá trình giám sát thi công
Sau khi đã kiểm tra đầy đủ về điều kiện thi công thì giám sát thi công sẽ bắt đầu lên kế hoạch cho quá trình giám sát thi công của mình. Bản kế hoạch này cần phải được đề ra một cách rõ ràng, chi tiết để chủ đầu tư và các bên liên quan có thể xem xét. Giám sát thi công sẽ phải họp với các bên liên quan để đưa ra một bản kế hoạch phù hợp nhất.
Những yếu tố góp phần trong việc xây dựng bản kế hoạch đó là hồ sơ thiết kế, tiến độ thi công cũng như các quy định về mặt kỹ thuật. Một bản kế hoạch tốt cần phải đáp ứng được việc xây dựng đúng tiến độ, đúng quy trình, không sai sót kỹ thuật.
4.4. Rà soát lại bản thiết kế thi công
Mặc dù trước đó đã kiểm tra bản thiết kế thi công nhưng sau khi lên kế hoạch, giám sát thi công vẫn cần phải rà soát lại bản thiết kế một lần nữa. Lần này họ phải rà soát thật kỹ để xem trong bản thiết kế có bất kỳ lỗi sai, bất hợp lý nào không. Nếu có phải đề nghị nhà thiết kế xem xét và sửa chữa lại gấp.
4.5. Tiến hành giám sát các hạng mục xây dựng riêng lẻ
Từng hạng mục sẽ dần dần được tiến hành. Giám sát xây dựng phải theo dõi sát sao sự vận hành của từng hạng mục một. Họ phải đảm bảo việc tất cả những gì được xây dựng lên cần phải đúng với những gì bản thiết kế đã vẽ. Tất cả các số liệu phải được chính xác đến mức tối đa nhất.
Việc giám sát từng hạng mục sẽ cho phép giám sát xây dựng có thể theo dõi tình hình một cách chi tiết hơn. Nếu như có vấn đề gì thì có thể trực tiếp xử lý mà không gây ảnh hưởng quá nhiều đến các hạng mục khác.
4.6. Đảm bảo tiến độ thi công diễn ra kịp thời
Đây là công việc chiếm nhiều thời gian nhất của các giám sát thi công. Trong suốt thời gian công trình được xây dựng thì các giám sát thi công phải liên tục bám sát và theo dõi. Quá trình xây dựng càng dài thì họ càng phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn. Thông thường một công trình sẽ diễn ra trong ít nhất một vài tháng, chính vì vậy mà những người giám sát phải hoạt động rất vất vả.
Áp lực của các giám sát viên đó chính là phải đảm bảo công trình đi đúng tiến độ. Muốn làm được điều ý thì họ phải liên tục đôn đốc các bộ phận, hạng mục hoàn thành công việc của mình. Hạn chế đến mức tối đa việc công trình bị kéo dài để giảm thiểu chi phí. Trong khi đó, các giám sát viên cũng cần phải nghiên cứu những cách để rút ngắn tiến độ của công trình lại.
4.7. Kiểm soát chặt chẽ giá thành
Giá thành ở đây chính là giá thành của nguyên vật liệu. Giá nguyên vật liệu có thể thay đổi so với thời điểm đầu dự án. Giám sát công trình phải bám sát các chi phí này để kịp thời thông báo lại cho chủ đầu tư giải quyết. Ngoài ra, nếu như có sự chênh lệch về giá cả lúc ban đầu và sau một thời gian thi công thì phải lập bản báo cáo gửi cho chủ đầu tư để tính toán lại các vấn đề về chi phí.
Báo cáo sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về tình hình xây dựng cũng như chi phí hiện nay. Từ đó họ có thể kịp thời xoay sở và giải quyết các vấn đề tài chính.
4.8. Lập báo cáo định kỳ về quá trình thi công
Quá trình thi công sẽ được chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau. Cứ mỗi giai đoạn qua đi, chủ đầu tư đều sẽ yêu cầu giám sát xây dựng phải lập báo cáo tổng quan để họ có thể theo dõ tiến trình xây dựng. Trong báo cáo này, giám sát xây dựng có thể trình bày lên các đề xuất và ý kiến cá nhân, đóng góp với chủ đầu tư về các vấn đề cần giải quyết.
4.9. Nghiệm thu công trình
Bước cuối cùng trong quy trình giám sát thi công đó là nghiệm thu lại toàn bộ công trình. Nhà thầu sẽ chính thức hoàn thành các bước kiểm tra cuối cùng, sau đó trao lại quyền sở hữu cho chủ đầu tư. Nghiệm thu sẽ dựa trên các yêu cầu về mặt chất lượng. Nếu có bất kỳ điểm gì chưa hợp lý thì chủ thầu sẽ phải chịu trách nhiệm.
Thông thường, việc nghiệm thu sẽ được thực hiện bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền dưới sự chứng kiến của hai bên là chủ thầu xây dựng và chủ đầu tư. Quá trình nghiệm thu sẽ được ghi lại trong biên bản nghiệm thu, được đóng dấu và xác nhận.
Mong rằng sau bài viết trên các bạn sẽ nắm được những thông tin cơ bản về giám sát xây dựng và quy trình giám sát xây dựng. Đây là một trong những công việc có mức lương khá cao và được nhiều bạn trẻ chú ý đến. Các bạn trẻ hãy tìm hiểu thật kỹ về ngành nghề này để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
1643 0