Học kiểm toán ra làm gì? Biết để có “lựa chọn đầu đời” chính xác

Theo dõi work247 tại
Cát Tường tác giả work247.vn Tác giả: Cát Tường

Đã rất lâu về trước, “kiểm toán” ra đời cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Tuy nhiên,  tại Việt Nam, kiểm toán mới chỉ được nhắc đến vào những năm đầu tiên của thập niên 90. Thế nhưng, không để mình yếu thế, theo thời gian, kiểm toán “vươn mình” lên trở thành một trong những nghề “hot” nhất tại Việt Nam hiện nay. Đây là thông tin đáng mừng cho hai đối tượng là tân sinh viên và cựu sinh viên chuẩn bị ra trường học chuyên ngành kiểm toán yên tâm về cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Vậy học kiểm toán ra làm gì, bạn biết chưa? Hãy cùng Work247.vn tìm hiểu về ngành kiểm toán để tìm kiếm cho bản thân một nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu sự nghiệp mà bạn mong muốn qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé! 

Việc làm kế toán - kiểm toán

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hiểu biết đầu đời “ngành kiểm toán là gì?”

1.1. Kiểm toán là gì? 

kiểm toán là gì - học kiểm toán ra làm gì

Kế toán kiểm toán là hai lĩnh vực đi liền với nhau, vậy nên để hiểu kiểm toán là gì, trước tiên chúng ta nên hiểu đôi chút về kế toán kiểm toán là gì? Trong hoạt động của mọi tổ chức, doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến tài chính rất nhạy cảm mà nếu không có người quản lý, đơn vị kinh doanh sẽ không kiểm soát được việc chi tiêu, luân chuyển dòng tiền dẫn đến những hệ lụy không thể lường trước. Vậy nên sự xuất hiện của bộ phận kế toán doanh nghiệp là điều cần thiết, thay doanh nghiệp quản lý hiệu quả các hoạt động liên quan đến tài chính từ đó cung cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính. 

Song hành cùng kế toán doanh nghiệp không thể thiếu đi sự hiện diện của kiểm toán doanh nghiệp. Theo cách hiểu truyền thống, khái niệm kiểm toán là kiểm tra lại các hoạt động của kế toán bao gồm việc rà soát lại các thông tin từ chứng từ kế toán đến tổng hợp cân đối kế toán. Còn theo quan điểm hiện đại, kiểm toán là quá trình thu thập  và đánh giá bằng chứng về những thông tin có thể định hướng của một tổ chức được kiểm toán để xác định rõ và lập báo cáo kiểm toán về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với những chuẩn mực đã được thiết lập, được thực hiện bởi những chuyên gia độc lập có thẩm quyền và đủ trình độ. Vậy báo cáo kiểm toán là gì? Cũng giống như báo cáo tài chính được lập sau khi các kiểm toán viên đã hoàn thành công việc nhưng báo cáo kiểm toán có nội dung bao gồm các ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán. 

Tham khảo: Đơn xin việc kế toán Tiếng Anh 

1.2. Kiểm toán viên là gì? Các công việc của kiểm toán viên

kiểm toán viên - học kiểm toán ra làm gì

Sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất mọi hoạt động kế toán, kiểm toán viên bắt đầu công việc của mình. Vậy họ là ai? Ngành kiểm toán làm gì? Nghề kiểm toán là gì? Và kiểm toán là ngành gì?... Đây là những câu hỏi mà công cụ tìm kiếm Google nhận được có lượt tìm kiếm cao riêng đối với ngành kiểm toán. 

Kiểm toán viên cũng là một kế toán viên nhưng là những người kế toán có bằng cấp được chỉ định để kiểm tra tính chính xác của các tài khoản và báo cáo tài chính mà một công ty đưa ra . Đó là công việc chính của một kiểm toán viên và đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi “kiểm toán báo cáo tài chính là gì?”. Để hành nghề kiểm toán viên, lao động không chỉ có bằng cấp hệ Đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc các chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính mà còn phải được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính chẳng hạn như chứng chỉ CPA. Sinh viên kiểm toán đã biết chứng chỉ CPA là gì chưa?  CPA có nghĩa là Certified Public Accountants tức là các kiểm toán viên công chúng được cấp phép. Chứng chỉ CPA tại Việt Nam là một chứng chỉ hành nghề, bạn chỉ được hành nghề kiểm toán viên khi bạn sở hữu chứng chỉ CPA Việt Nam còn khi chưa được cấp chứng chỉ bạn vẫn chỉ là một trợ lý kiểm toán viên. Bên cạnh đó, là kiểm toán viên bạn phải tuân theo yêu cầu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, liêm chính, đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên tức là có thể làm việc độc lập,… 

Việc làm kiểm toán tại Hà Nội

công việc kiểm toán -  học kiểm toán ra làm gì

Kiểm toán viên nhìn chung có trình độ làm việc gần giống với kế toán nhưng lại khác ở chỗ kiểm toán thì hạch toán chi tiêu, kiểm tra kế toán về tính trung thực và hộ lý của các báo cáo tài chính đó. Vậy kiểm toán là làm gì? Công việc của kiểm toán viên là phát hiện các sai sót và gian lận trong các hoạt động tài chính sau khi kế toán đã thực hiện nhằm đảm bảo tính trung thực, chính xác nhất. Cụ thể các công việc kiểm toán bao gồm: 

- Lập kế hoạch kiểm toán

- Xây dựng chương trình kiểm toán 

- Thu thập thông tin bằng phương pháp kiểm toán như kiểm kê, điều tra, kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic và trắc nghiệm kiểm toán,… 

- Ghi chép lại những sai sót cụ thể từng con số, sự kiện,… để làm bằng chứng cho việc đưa ra kết luận kiểm toán

- Lập báo cáo kiểm toán trong đó đưa ra những kết luận về báo cáo tài chính của đơn vị kiểm tra

- Kiểm toán công nghệ thông tin là việc kiểm soát các quản lý điều khiển bên trong các công trình hạ tầng xã hội Công nghệ thông tin 

Với những công việc tương đối phức tạp cần tính chính xác cao như thế đòi hỏi kiểm toán viên ngoài kiến thức kiểm toán căn bản còn phải nhạy bén với những con số, có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, ghi chép sổ sách rõ ràng, cẩn thận,… Ngoài ra còn cần các kỹ năng phục vụ quá trình làm việc với đối tác đó là kỹ năng giao tiếp, trình bày cũng như thuyết trình các vấn đề với đối tác,… 

Đọc thêm: Thẻ kho là gì ? Cách làm việc với thẻ kho trong nghiệp vụ kế toán

2. Giải đáp một số thắc mắc cơ bản về nghề kiểm toán

2.1. Ngành kiểm toán thi khối nào? Ngành kiểm toán học trường nào? 

học kiểm toán ra làm gì - thi khối nào

Kiểm toán là ngành nghề “hot” trong nhiều năm gần đây và theo dự đoán trong tương lai việc làm kế toán vẫn luôn được duy trì cần nguồn nhân lực cao mà không có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây là ngành nghề được liệt vào danh sách an toàn dành cho sinh viên sẽ, đang và đã học kiểm toán yên tâm về con đường sự nghiệp sau này. Có rất nhiều minh chứng thuyết phục bạn chọn theo học chuyên ngành kiểm toán, chẳng hạn: 

- Cơ hội việc làm kiểm toán rất lớn 

- Mức lương khởi điểm hấp dẫn 

- Tính ổn định cao 

- Có cơ hội được khẳng định bản thân

Chỉ với những lý do trên đây, bạn có hào hứng trở thành một kiểm toán viên trong tương lai chưa? Hãy kiếm cho mình một việc làm kiểm toán sau khi đạt đủ các yêu cầu để hành nghề kế toán như đã nêu trên đây để phát triển sự nghiệp của bản thân nhé! Nhưng trước tiên nếu là tân sinh viên chuẩn bị khăn gói quả mướp lên Đại học bạn cần biết ngành kiểm toán nên học trường nào? Học kiểm toán ở đâu mới tốt? Trên địa bàn Hà Nội tập hợp hầu hết các trường đại học hàng đầu cả nước vậy nên không khó để tìm địa chỉ học kiểm toán chất lượng, tác giả của Work247.vn có thể cho bạn một số gợi ý địa điểm học kiểm toán cho sinh viên miền Bắc như:

- Học viện tài chính 

- Trường Đại học Ngoại Thương 

- Đại học Kinh tế Quốc dân 

- Học viện Ngân hàng 

- Đại học Thương mại 

- Trường Đại học Công đoàn

học kiểm toán ra làm gì - trường nào?

Trường đào tạo kiểm toán tại miền Trung:

- Đại học Tài chính – Kế toán 

- Đại học Kinh tế - Đại học Huế 

- Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 

- Đại học Kinh tế Nghệ An 

Trường đào tại kiểm toán khu vực miền nam 

- Đại học Mở TP.HCM

- Đại học Kinh tế TP.HCM 

- Đại học Ngân hàng TP.HCM 

- Đại học Cần Thơ 

Hầu hết các trường thuộc các khu vực đều tuyển sinh dựa trên điểm số của thí sinh các khối A và khối D. Đây là các khối thi môn tự nhiên đảm bảo kiến thức, trình độ để sinh viên có thể học tốt các môn kiểm toán trên Đại học. Còn nếu sinh viên muốn nâng cao trình độ hoặc có điều kiện giả về kinh tế bạn có thể tham gia vào chương trình đào tạo Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (CMA) để có bằng kiểm toán quốc tế không cần hỏi có nên học CMA hay không? 

Đọc thêm: Hồ sơ kiểm toán

2.2. Học kiểm toán ra làm gì? Ngành kiểm toán có dễ xin việc không? 

học kiểm toán ra làm gì

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kiểm toán sở hữu tấm bằng Đại học với vốn kiến thức lý thuyết chuyên sâu nhưng dù ngành kiểm toán có tạo cơ hội việc làm nhiều tới đâu, có đang cần nhân lực như thế nào thì các doanh nghiệp cũng không thể chọn bừa ứng viên lập đầy chỗ thiếu. Bởi công việc kiểm toán đặt ra yêu cầu về nhân sự rất cao vì thế nếu bạn đảm bảo mọi yêu cầu về cả trình độ, kỹ năng, phẩm chất,… đảm bảo rất dễ xin việc kiểm toán trong thời buổi “khát” nhân sự kiểm toán như hiện nay. 

Học kiểm toán bạn có thể làm việc ở các vị trí trong hầu hết các doanh nghiệp như: Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng với vị trí kiểm toán ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… hoặc làm việc trong các trong các các công ty kiểm toán độc lập, các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cơ quan quản lý tài chính nhà nước – nơi tập hợp các chuyên gia kiểm toán đầu ngành chẳng hạn công ty TNHH kiểm toán quốc gia VIA,… 

Việc làm tài chính

học kiểm toán ra làm gì? dễ xin việc không

Một công ty kiểm toán lớn nức tiếng trên toàn cầu có mặt tại 142 quốc gia trong đó có Việt Nam đó là Công ty TNHH Deloitte Việt Nam. Deloitte là gì? Deloitte hay còn được biết tới với cái tên đầy đủ là Deloitte Touche Tohmatsu – hãng kiểm toán lớn mang tầm cỡ quốc tế. Deloitte có mặt tại Việt Nam với danh xưng là Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam có tiền thân là Công ty Kiểm toán Việt Nam – VACO. Tại đây, môi trường làm việc rất tốt, là cơ hội để bạn phát triển bản thân nhưng trước hết để đủ điều kiện làm việc tại đây bạn phải chuẩn bị cho bản thân vốn kiến thức đầy đủ, kỹ năng làm việc chuyên sâu cùng nhiều yêu cầu khắt khe khác được đặt ra bởi Công ty. 

Ứng viên kiểm toán khi xin việc phải tìm hiểu thông tin doanh nghiệp thật cẩn thận, phòng trường hợp nộp hồ sơ vào công ty ma. Công ty ma là gì? Là những công ty tồn tại trên giấy tờ những thực tế lại không hề có bất cứ hoạt động kinh doanh nào với mục đích là để gian lận về thuế. Khi bạn đã lỡ làm việc trong các công ty ma thành lập với mục đích bất chính thì nên dừng lại trước khi quá muộn. 

2.3. Có các loại kiểm toán nào? 

học kiểm toán ra làm gì - các loại kiểm toán

Trong ngành kiểm toán có rất nhiều loại kiểm toán tùy theo từng cách phân loại kiểm toán khác nhau. Nhưng hiện nay cách phân loại theo chủ thể kiểm toán phổ biến hơn cả. Theo đó kiểm toán được chia thành 03 loại như sau: 

- Kiểm toán nhà nước là gì? Là hệ thống bộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện kiểm toán tài sản của nhà nước. Chủ thể thực hiện công việc kiểm toán là các kiểm toán viên nhà nước kiểm tra hoạt động kế toán của các đơn vị là tổ chức cá nhân có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Chức năng của kiểm toán nhà nước là kiểm toán về việc tiến hành quy trình quản lý, bảo vệ sử dụng ngân sách và tài sản công ở các đơn vị. 

- Kiểm toán độc lập là gì? Là tổ chức bộ máy của các kiểm toán viên chuyên nghiệp hành nghề kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng. Chủ thể thực hiện công việc kiểm toán là kiểm toán viên độc lập thực hiện kiểm tra kế toán tại các doanh nghiệp có nhu cầu tiến hành kiểm toán. Chức năng của kiểm toán độc lập là tiến hành cung cấp các dịch vụ theo thỏa thuận với khách hàng. 

- Kiểm toán nội bộ là gì? Khái niệm kiểm toán nội bộ là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi đơn vị phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. Chủ thể thực hiện công việc kiểm toán ở đây là kiểm toán viên nội bộ  kiểm tra hoạt động kiểm toán trong các đơn vị bộ phận trực thuộc doanh nghiệp. Chức năng của kiểm toán nội bộ là thực hiện hoạt động kiểm toán trong doanh nghiệp và giải quyết các mối quan hệ với các cơ quan ngoại kiểm. 

Việc làm kiểm toán tại Hồ Chí Minh

3. Thông tin sinh viên cần biết về ngành kế toán kiểm toán là gì?

3.1. Hé lộ đặc điểm của nghề kiểm toán 

học kiểm toán ra làm gì - đặc điểm của kế toán
Nhãn

- Thực hiện các công việc kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước và cả kiểm toán độc lập với cùng chung một mục đích là phân tích, kiểm tra số liệu, nghiệp vụ trên báo cáo tài chính. 

- Phạm vi của kiểm toán rất rộng bao gồm: kiểm toán về thông tin, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng

- Làm nghề kiểm toán phải đảm bảo được tính độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ đơn vị được kiểm toán và nguồn số liệu nào. Từ đó mới có thể đưa ra những đánh giá trung thực, khách quan với những tài liệu được kiểm toán. 

mục tiêu kiểm toán - học kiểm toán ra làm gì

3.2. Theo bạn mục tiêu kiểm toán là gì? 

Nếu mục tiêu của kế toán là cung cấp thông tin thích hợp giúp người sử dụng ra quyết định tốt hơn thì để tạo niềm tin vào báo cáo tài chính do đơn vị cung cấp cần tới một hoạt động gối sau là kiểm toán, cụ thể mục tiêu là: 

- Đảm bảo báo cáo tài chính không còn sai sót do gian lận hay nhầm lẫn

- Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 

- Giúp ban lãnh đạo ra quyết định chính xác, phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp 

3.3. Tìm hiểu chức năng của kiểm toán

- Chức năng xác minh nhằm đảm bảo tính trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài chính trước khi nó đến tay người sử dụng kết quả kiểm toán.

- Chức năng bày tỏ ý kiến là đưa ra nhận xét của kiểm toán viên về tính tính trung thực, mức độ hợp lý của các thông tin tài chính trong báo cáo tài chính từ những dẫn chứng xác thực được thu thập trong quá trình kiểm tra

3.4. Nắm vững phương pháp kiểm toán cơ bản

các phương pháp kiểm toán - học kiểm toán ra làm gì

- Phương pháp kiểm toán cân đối: Là phương pháp kiểm tra dựa trên các cân đối kế toán và các cân đối khác 

- Phương pháp kiểm toán đối chiếu: Gồm có đối chiếu trực tiếp và đối chiếu logic, hai phương pháp này thường được kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình kiểm toán. 

- Phương pháp kiểm kê: Là kiểm tra hiện vật các loại tài sản nhằm thu thập các thông tin về số lượng, giá trị của tài sản đó. 

- Phương pháp điều tra: Là phương pháp mà kiểm toán viên tiếp cận đối tượng kiểm toán nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin cần thiết về tình hình, thực trạng của một số vụ việc 

- Phương pháp trắc nghiệm kiểm toán: Là phương pháp tái diễn các hoạt động hay nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua để tiến hành các phép thử nhằm xác định một cách khách quan chất lượng công việc, mức độ chi phí,…

- Phương pháp chọn mẫu kiểm toán: Là chọn ra ngẫu nhiên một đối tượng kiểm toán để tiến hành các thao tác nghiệp vụ kiểm tra tính chính xác, trung thực từ những thông tin của đối tượng 

 - Phương pháp phân tích: Là phương pháp nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các số liệu, thông tin từ đối tượng kiểm toán bằng việc tư duy logic nhằm đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý của các thông tin

Đọc thêm: Thủ tục phân tích trong kiểm toán

3.5. Đối tượng kiểm toán

- Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Là hoạt động do kiểm toán viên độc lập thực hiện cho ra sản phẩm là các báo cáo kiểm toán theo hình thức từ ngữ chung được quy định theo chuẩn mực kiểm toán nhằm đánh giá tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính phục vụ nhu cầu sử dụng của nhiều người

- Kiểm toán hoạt động là gì? Là đối tượng kiểm toán của kiểm toán viên nội bộ hoặc đối tượng kiểm toán theo yêu cầu của ban giám đốc dành cho kiểm toán viên nhà nước và kiểm toán viên độc lập. Mục đích kiểm toán hoạt động là nhằm đánh giá hiệu quả, hiệu năng và tính kinh tế của các hoạt động được kiểm tra từ đó đề xuất phương pháp cải tiến. 

- Kiểm toán tuân thủ là gì? Là đối tượng thường xuyên của kiểm toán nhà nước nhằm đánh giá mức độ chấp hành luật pháp hay một văn bản, hay một quy định nào đó cho đơn vị. 

Tìm việc là tài chính tại Hà Nội

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về ngành kiểm toán mà Work247.vn qua quá trình tìm hiểu đã “chắt lọc” được những nội dung đặc trưng nhất cung cấp tới độc giả. Hy vọng câu hỏi “học kiểm toán ra làm gì?” của độc giả đến đây đã được Work247.vn giải quyết gọn gàng. Mong rằng từ những chia sẻ trên độc giả sẽ có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân và nhu cầu của xã hội. Hãy luôn đồng hành cùng Work247.vn để nhận thông tin tuyển dụng việc làm kiểm toán trên khắp các tỉnh thành cả nước nhé! Chúc các bạn ngày mới thật nhiều niềm vui!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2339 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT