Tìm hiểu thủ tục phân tích trong kiểm toán và các ứng dụng
Theo dõi work247 tạiĐối với kiểm toán viên, việc thực hiện các thủ tục phân tích là vô cùng quan trọng. Bước này nhằm thu thập và tìm kiếm các bằng chứng một cách nhanh chóng nhất. Giúp tối thiểu hóa thời gian cũng như chi phí kiểm toán. Làm thế nào để đảm bảo các thủ tục hợp pháp và không bị thiếu sót? Các thủ tục hiện nay có phát huy hết tác dụng của nó hay không? Cùng work247.vn giải đáp tất cả thông tin về các thủ tục phân tích trong kiểm toán nhé.
1. Tổng quan về thủ tục phân tích trong kiểm toán
1.1. Thủ tục phân tích trong kiểm toán là gì?
Trong tất cả các lĩnh vực cần kiểm toán, kiểm toán viên là người sẽ thực hiện việc làm liên quan đến thu thập bằng chứng và đánh giá. Có rất nhiều thủ tục cần phải thực hiện trong đó thủ tục phân tích là một trong nhiều thủ tục không thể thiếu mỗi khi thực hiện kiểm toán.
Các thủ tục trong kiểm toán cần kết hợp với nhau để có kết quả tốt nhất. Một số loại thủ tục có thể kể đến như thủ tục phỏng vấn, các thủ tục kiểm tra và xác nhận, thủ tục quan sát, thủ tục tính toán hay thủ tục thực hiện lại và thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích thường gọi tắt là AP. Đây là loại thủ tục giúp kiểm toán viên có thể giảm thời gian cũng như chi phí thực hiện nhất.
Cụ thể thì thủ tục phân tích trong kiểm toán AP bao gồm những công việc sau:
- Công việc đánh giá các thông tin tài chính từ mẫu báo cáo tài chính thông qua phân tích mối liên quan giữa các loại dữ liệu, điển hình là dữ liệu tài chính và phi tài chính.
- Công việc kiểm tra sự chênh lệch, thay đổi hay biến động của các mối quan hệ không rõ ràng nhất quán giữa thông tin thực tế với tài liệu hoặc các giá trị dự kiến. Bên cạnh đó kiểm tra sự liên kết giữa các thông tin khác.
Từ đây, bạn đọc có thể thấy rằng, thủ tục phân tích vừa để kiểm tra, phân tích, xác định, đánh giá vừa là một thử nghiệm nhỏ nhằm so sánh sự hiệu quả giữa thủ tục với các kiểm toán chi tiết. Tuy thủ tục phân tích giúp tối thiểu hóa thời gian và chi phí, song không vì vậy mà giảm tính chính xác của kết quả. Ngược lại, thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên phát hiện được những rủi ro và sự sai lệch về dữ liệu trong các báo cáo, đặc biệt là báo cáo tài chính.
Thủ tục phân tích trong kiểm toán có vai trò quan trọng. Thực tế, hiện nay, đây được coi là thủ tục hiện đại nhất. Các kiểm toán viên hầu như đang được đào tạo phân tích theo các phương pháp quốc tế. Các công ty, doanh nghiệp cũng đẩy mạnh và tiếp thu các phương pháp kỹ thuật này.
Xem thêm: [Giải mã] những vấn đề xoay quanh hồ sơ kiểm toán bạn cần biết!
1.2. Có những phương pháp phân tích kiểm toán nào?
Thủ tục phân tích theo tiêu chuẩn, quy định Việt Nam đặt ra gồm bốn loại chính. Đó là phân tích theo xu hướng, phân tích theo tỷ suất, phân tích về tính hợp lý hay còn gọi là phân tích dự báo, cuối cùng là phân tích sự hồi quy.
1.3. Thực hiện các thủ tục phân tích trong kiểm toán theo trình tự nào?
Theo tìm hiểu và tổng hợp, khi thực hiện các thủ tục phân tích, các kiểm toán viên cần thực hiện theo một quy trình đã được đặt ra. Điều này giúp kiểm toán viên không bỏ sót bất kỳ bước nào, tránh gây sai lầm và thiếu sót thông tin dữ liệu trong quá trình thu thập và đánh giá. Không những vậy, quy trình thực hiện các thủ tục phân tích cũng mang lại hiệu quả làm việc cao hơn. Work247.vn đưa ra quy trình cơ bản để thực hiện các thủ tục phân tích dưới đây, bạn đọc nên tham khảo:
Bước đầu tiên là lập kế hoạch. Đây là bước cần thiết trong mọi quy trình không chỉ riêng quy trình thực hiện các thủ tục phân tích. Trong bước này, hãy đặt ra mục tiêu cụ thể cho thủ tục phân tích.
Bước thứ hai là lựa chọn. Kiểm toán viên cần xác định trường hợp cụ thể hay lĩnh vực cụ thể mà mình sắp kiểm toán để lựa chọn thủ tục phân tích cho thích hợp. Chẳng hạn như các thủ tục phân tích trong kiểm toán hàng hóa tồn kho khác với các thủ tục phân tích trong kiểm toán nợ, vay vốn.
Xem thêm: Học kiểm toán ra làm gì? Biết để có “lựa chọn đầu đời” chính xác
Bước thứ ba, kiểm toán viên sẽ dự đoán hay ước tính giá trị lý thuyết cũng như thực tế. Kết quả sau khi đi kiểm toán sẽ được phân tích và so sánh với giá trị đã dự đoán. Nếu không có bước này, kiểm toán viên chắc hẳn sẽ rất bối rối khi thu thập bằng chứng về mà không có dữ liệu để so sánh và đánh giá.
Bước thứ tư là phân tích. Sau khi so sánh, kiểm toán viên cần thực hiện phân tích để tìm ra nguyên nhân, giải thích cho các sự chênh lệch và biến đổi. Đây là công việc quan trọng nhất khi thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán.
Bước cuối cùng là kiểm tra lại các thông tin đã phân tích và đánh giá trong quá trình kiểm toán. Các kiểm toán viên sau khi phân tích xong số liệu và đưa ra kết quả cần xem xét hay kiểm tra lại những thay đổi khi kiểm toán. Cuối cùng đưa ra kết luận về báo cáo tài chính của công ty hay doanh nghiệp đó.
2. Các thủ tục phân tích trong kiểm toán áp dụng vào giai đoạn nào?
Vậy thủ tục phân tích trong kiểm toán nên áp dụng ở giai đoạn ban đầu của cuộc kiểm toán hay giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán? Thủ tục phân tích được áp dụng ở ba giai đoạn trong kiểm toán: giai đoạn ban đầu hay còn gọi là giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn cuối cùng - giai đoạn xem xét tổng thể lại.
Xem thêm: Việc làm kiểm toán viên
2.1. Thủ tục phân tích trong giai đoạn đầu lập kế hoạch
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ phân tích và tìm hiểu thông tin về khách hàng như ngành nghề, khả năng hoạt động của công ty/doanh nghiệp. Từ đó dự đoán các sai phạm có thể có trong báo cáo tài chính của công ty đó. Thủ tục phân tích trong giai đoạn đầu lập kế hoạch bao gồm:
- Thu thập các thông tin tài chính liên quan
- Thực hiện so sánh các thông tin dựa vào các phương pháp phân tích như phân tích theo tỷ suất, phân tích xu hướng, so sánh các giá trị, sự chênh lệch dòng tiền,...
- Thực hiện đánh giá kết quả so sánh.
2.2. Thủ tục phân tích khi các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên cần thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn này để thu thập được các bằng chứng “sống” cũng như các dữ liệu liên quan để so sánh số dư, dòng tiền, các thông tin thu thập được từ giai đoạn đầu. Trong quá trình này, kiểm toán viên có thể giảm bớt các nghiệp vụ nhưng vẫn kiểm tra được chi tiết thông tin cũng như xác định được các sai phạm có thể xảy ra. Các thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện này bao gồm:
- Xây dựng mô hình của các sự biến động
- Thực hiện xem xét độ tin cậy và độc lập của các bằng chứng, thông tin
- Tiếp tục thực hiện so sánh và ước tính các giá trị
- Thực hiện phân tích và đánh giá số liệu thu được thông qua kết quả so sánh.
- Xác định và xem xét các sai phạm có thể có trong báo cáo tài chính của công ty
Đọc thêm: Mô tả công việc kiểm toán độc lập
2.3. Thủ tục phân tích khi thực hiện kiểm toán trong giai đoạn cuối
Việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn cuối giúp các kiểm toán viên tránh khả năng vẫn tồn tại sai phạm. Ngoài ra, thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn này cũng giúp kiểm toán viên một lần nữa rà soát lại các thông số trình bày trên báo cáo. Các thủ tục phân tích được đề cập đến như sau:
- Tiếp tục thu thập lại thông tin từ các báo cáo đã điều chỉnh
- Thực hiện phân tích kết quả báo cáo một cách chi tiết, phân tích hoạt động kinh doanh và các dấu hiệu liên quan khác.
Ngoài ra, các bạn nên tìm hiểu thêm về mức độ tin cậy, các yếu tố ảnh hưởng đến thủ tục phân tích trong kiểm toán hay các lỗi thường gặp trong khi thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán. Hy vọng từ bài viết của work247.vn, các bạn có thêm hiểu biết về trình tự thực hiện cũng như các thủ tục phân tích cần thiết trong từng giai đoạn cụ thể.
3228 0