Kinh doanh dịch vụ là gì? Các loại hình thức và sản phẩm dịch vụ

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 11-05-2024

Kinh doanh luôn được biết đến là một hình thức để tạo thu nhập hiện nay không chỉ với mỗi cá nhân mà với cả doanh nghiệp, công ty hay tổ chức. Vậy nên với tất cả các loại mặt hàng, từ sản phẩm gia dụng, thực phẩm, may mặc, … cho đến những sản phẩm không sờ được tân tay như dịch vụ, du lịch cũng được áp dụng kinh doanh khá hấp dẫn. Đặc biệt trong đó kinh doanh dịch vụ luôn được đánh giá là có bước đi đồng điệu cùng sự phát triển của xã hội. Nghĩa là con người, xã hội càng tiên tiến, hiện đại thì kinh doanh dịch vụ lại càng có nhiều điều kiện và cơ hội “sinh sôi”. Vậy kinh doanh dịch vụ là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc Làm Kinh Doanh

1. Tổng quan về kinh doanh dịch vụ 

1.1. Kinh doanh dịch vụ là gì?

Kinh doanh dịch vụ là gì?
Kinh doanh dịch vụ là gì?

Kinh doanh dịch vụ là một lĩnh vực kinh doanh nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ các sản phẩm dịch vụ cho con người. Trong đó dịch vụ được hiểu là một loại hàng hóa phi vật chất, loại hàng hóa dịch vụ này có thể trao đổi và quy đổi thành tiền thông qua việc làm thuê, phụ giúp các nhu cầu sinh hoạt, đời sống hàng ngày của con người. Kinh doanh dịch vụ hướng đến việc kinh doanh sức lao động và trí tuệ của con người cho nên nó còn được người ta gọi bằng một cái tên khác là kinh doanh chất xám và sức lực. Hiểu một cách khác thì hoạt động kinh doanh này cũng là một hoạt động sản xuất công nghiệp xong lại là công nghiệp không khói và có thể không phụ thuộc đến tự nhiên và gây hại cho môi trường một cách trực tiếp. 

Xem thêm: Việc làm dịch vụ

1.2. Nguồn gốc phát sinh của kinh doanh dịch vụ 

Người ta cho rằng kinh doanh dịch vụ là một lĩnh vực khá mới so nó song hành cùng nhu cầu phát triển của xã hội và con người. Song đây lại là một nghịch lý khi mà nhu cầu sinh hoạt, đời sống của con người có từ khi cộng đồng con người hình thành. Chúng ta được chứng kiến những nghề khá phổ biến có từ thời phong kiến như bà mối với công việc là kết nối, gán ghép giữa một người nam và người nữ theo yêu cầu của gia chủ. Khi công cuộc mai mối thành công thì bà mối sẽ nhận được tiền công. Đây chính xác là một biểu hiện của kinh doanh dịch vụ mà chúng ta không hề để ý tới. Cho đến nay thì các loại hình kinh doanh dịch vụ cũng đa dạng hơn, chủ yếu xuất phát từ việc con người có cuộc sống khá giả hơn, họ đòi hỏi nhiều hơn về nhu cầu vui chơi, giải trí, sinh hoạt. Từ đó mà tất thảy kinh doanh dịch vụ phải có mặt để giải quyết những nhu cầu đó, cũng như tận dụng để kiếm lợi nhuận cho mình. 

1.3. Lợi thế của kinh doanh dịch vụ hiện nay

Lợi thế của kinh doanh dịch vụ hiện nay
Lợi thế của kinh doanh dịch vụ hiện nay

Ở tình hình hiện nay, số lượng các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ khá nhiều. Chính bởi vậy sức cạnh tranh trong ngành kinh doanh này cũng tăng lên. Tuy nhiên vô hình chung, sự cạnh tranh đó cũng tạo ra áp lực khiến cho kinh doanh dịch vụ càng ngày càng cải thiện về chất lượng hơn, thỏa mãn được nhu cầu của con người.

Ở Việt Nam, kinh doanh dịch vụ có được những lợi thế nhất định đặc biệt từ nền kinh tế mở cửa của nước nhà. Kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, khiến cho người tiêu dùng biết đến nhiều hơn về các loại dịch vụ khác nhau, từ đó tạo ra sự đa dạng trong ngành công nghiệp "không khói" này. Bên cạnh đó thì kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam cũng có được hậu thuẫn từ số lượng dân cư đông đúc, dẫn đến nhu cầu nhiều hơn, kinh doanh dịch vụ cũng có nhiều nguồn thu hơn. 

Tìm việc làm nhanh

2. Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ 

So với những lĩnh vực kinh doanh khác, kinh doanh dịch vụ có những đặc điểm chuyên biệt mà không hề giống với tất cả. Chủ yếu là do loại sản phẩm mà nó kinh doanh có sự đặc biệt hơn. Cụ thể đó là những đặc điểm sau:

2.1. Sản phẩm vô hình, không thể lưu trữ

Sản phẩm vô hình, không thể lưu trữ
Sản phẩm vô hình, không thể lưu trữ

Như đã nói từ phần định nghĩa, kinh doanh dịch vụ là một hoạt động trao đổi mua bán loại sản phẩm không “sờ”, “ngửi” và nhìn thấy tận mắt. Vậy nên nó có tính vô hình. Đặc tính này đã dẫn đến một lý do vì sao mà kinh doanh dịch vụ lại không có cửa hàng bán hàng trực tiếp, hay nhân viên bán hàng mà thay vào đó là nhân viên kinh doanh, hay bộ phận tư vấn, văn phòng đại diện.

Sản phẩm mà kinh doanh dịch vụ mang đến hướng thẳng vào đối tượng khách hàng. Nó không thể đưa đến tay trực tiếp khách hàng hay khách hàng có thể view trước khi sử dụng cho nên bắt buộc người làm kinh doanh lĩnh vực này phải có những chiến lược về khách hàng, xây dựng data khách hàng tốt hơn hẳn các loại mặt hàng kinh doanh khác. Bên cạnh đó thì tính vô hình cũng ảnh hưởng đến một đặc tính khác của sản phẩm dịch vụ đó là không thể lưu trữ, cho nên nó hoàn toàn không có tình trạng hàng tồn kho và cần đến đội ngũ vận chuyển. 

2.2. Quy chuẩn đánh giá chất lượng luôn thay đổi

Đặc tính thứ hai của kinh doanh dịch vụ đã tạo nên sự khác biệt về loại hình kinh doanh đó chính là khả năng khó đánh giá chất lượng. Nếu như các sản phẩm may mặc người ta có thể đánh giá nó tốt hay không phụ thuộc vào chất liệu, kiểu dáng thì kinh doanh dịch vụ gần như không có một tiêu chí cụ thể nào. Điều này xuất phát từ việc mối quan hệ mật thiết giữa dịch vụ và nhu cầu con người.

Trong khi nhu cầu ấy thì luôn thay đổi theo thời gian và có sự khác biệt giữa từng đối tượng thì đương nhiên quy chuẩn để đánh giá chất lượng dịch vụ cũng không cố định. Ở thời điểm này, dịch vụ này có tốt, được yêu thích sử dụng, thế nhưng ở thời điểm 10 năm sau thì có thể dịch vụ đó chưa chắc đã còn tồn tại. Vậy nên đặc điểm này đã yêu cầu người làm kinh doanh dịch vụ phải luôn có sự thay đổi và chuyển biến tích cực theo xu thế của thời đại. 

2.3. Giá thành dịch vụ không cố định 

Giá thành dịch vụ không cố định
Giá thành dịch vụ không cố định 

Bởi vì không có nguyên liệu hay vật liệu sản xuất cho nên định giá về dịch vụ không thể cố định và niêm yết. Mặt khác, giá thành sản phẩm kinh doanh dịch vụ sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như: thời gian làm và độ khó chuyên môn, ngoài ra còn những chi phí phát sinh khác trong quá trình thực hiện dịch vụ.

Vậy nên giá thành cũng luôn xao động và khác nhau tùy thuộc vào mức độ dịch vụ, thời điểm làm hay mức độ cạnh tranh dịch vụ lúc bây giờ. Ví dụ điển hình nhất đó là kinh doanh dịch vụ chụp ảnh cưới. Ở những thời điểm thời tiết đẹp trong năm, nhiều người lựa chọn sử dụng dịch vụ này thì rõ ràng giá thành cũng sẽ cao hơn so với những thời điểm “ế ẩm” khác. Hay ở những tỉnh thành, vùng quê, dịch vụ chụp ảnh cưới có thể “tự biên tự diễn” giá dịch vụ do không có đối thủ cạnh tranh, song ở thành phố thì có thể ưu đãi sẽ nhiều hơn bởi sức cạnh tranh nhau mạnh mẽ. 

Xem thêm: Quản lý chất lượng dịch vụ là gì và quy trình thực hiện

3. Một số loại hình kinh doanh dịch vụ phổ biến hiện nay 

Với những đặc điểm nêu trên kinh doanh dịch vụ  sẽ có nhiều loại hình đa dạng. Song ở mỗi nơi, thị trường người tiêu dùng sẽ khác nhau do điều kiện kinh tế, hay tập quán, văn hóa của từng quốc gia khác nhau. Vậy nên có thể một số dịch vụ sẽ có thể mạnh nhiều hơn để phát triển ở quốc gia này, nhưng lại “chậm tiến” ở quốc gia khác. Kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam cũng tương tự vậy. Chủ yếu Việt Nam sẽ phát triển được mạnh mẽ 4 loại hình sau:

3.1. Dịch vụ làm đẹp và chăm sóc sức khỏe 

Dịch vụ làm đẹp và chăm sóc sức khỏe
Dịch vụ làm đẹp và chăm sóc sức khỏe 

Thứ nhất đó là kinh doanh về dịch vụ làm đẹp hay chăm sóc sức khỏe. Ở đây có thể kể đến một số dịch vụ điển hình như:

Các dịch vụ này đa số hướng đến đối tượng là phụ nữ, vốn để kinh doanh có thể để mua các loại máy móc, đồ nghề cho việc làm dịch vụ làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Các bạn có thể lựa chọn kinh doanh các loại hình này theo cá nhân hoặc theo tổ chức, doanh nghiệp, công ty. 

3.2. Dịch vụ viễn thông 

Thứ hai, một loại hình kinh doanh dịch vụ khác cũng được chú trọng đó là dịch vụ viễn thông. Viễn thông là cách để người ta có thể liên lạc với nhau cũng như sử dụng internet, truyền hình cáp để tiếp cận với thông tin.

Vậy nên kinh doanh dịch vụ viễn thông có thể hướng đến cả đối tượng khách hàng là cá nhân, gia đình, công ty, doanh nghiệp (bao gồm cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân). Kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm các công việc như:

Hiện nay loại hình kinh doanh này thường có sức cạnh tranh không quá mạnh mẽ do ở thị trường Việt Nam chỉ có một số tập đoàn, công ty đếm được như: VNPT, Viettel, FPT, EVNtelecom, Vinaphone, … 

Xem thêm: Dịch vụ tài chính là gì? Tìm hiểu các ngành dịch vụ tài chính

3.3. Dịch vụ văn phòng 

Dịch vụ văn phòng
Dịch vụ văn phòng 

Thứ ba, đáp ứng nhu cầu của số lượng lớn các doanh nghiệp mọc lên hiện nay đó chính là loại hình kinh doanh dịch vụ văn phòng. Nó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và nhân lực ở những công việc đơn giản, từ đó có thể tập trung vào công việc chuyên môn nhiều hơn. Vì thế mà kinh doanh dịch vụ văn phòng đang khá là phát triển hiện nay. Các loại dịch vụ văn phòng phổ biến hiện nay, gồm có:

Để làm được kinh doanh dịch vụ văn phòng, các bạn cần phải tạo được sự uy tín về chất lượng cũng như kinh nghiệm về chuyên môn. Loại hình này cần số lượng nhân lực lớn cho nên các công ty đang hoạt động trong ngành này thường xuyên tuyển dụng rất nhiều. 

Ngoài ra còn rất nhiều hình thức kinh doanh dịch vụ khác đang nở rộ ở Việt Nam như dịch vụ vui chơi, giải trí, dịch vụ truyền thông - báo chí, dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ thương mại, dịch vụ công, … Ở mỗi loại hình dịch vụ sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng mà bắt buộc người làm kinh doanh phải luôn lường được. 

Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích nhất về kinh doanh dịch vụ là gì và những hiểu biết xung quanh. Hy vọng rằng chúng ta đã giúp bạn có thêm những lựa chọn hay kinh nghiệm trong việc xác định định hướng kinh doanh dịch vụ trong tương lai của bạn.  

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3118 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT