Những kinh nghiệm quản lý shop quần áo để đạt hiệu quả cao nhất
Theo dõi work247 tạiTrên những con phố, những nẻo đường, ở bất cứ đâu bạn cũng có thể nhìn thấy những shop quần áo từ những bộ đồ của trẻ sơ sinh, quần áo những lớp trẻ, mẹ bầu, đến những người lớn tuổi. Nhu cầu không thiếu nhưng lượng cung ngày một nhiều hơn cũng khiến cho thị trường ngày càng cạnh tranh hơn. Để giúp cho cửa hàng có thể duy trì hoạt động hiệu quả, phần lớn là nhờ đến khả năng quản lý, kiểm soát của cửa hàng. Vì vậy mà work247.vn sẽ giúp bạn có một số kinh nghiệm quản lý shop quần áo ngay sau đây.
1. Kinh nghiệm quản lý shop quần áo để đạt hiệu quả
1.1. Việc quản lý có vai trò quan trọng như thế nào?
Ngày nay, khi các bạn đi đâu cũng có thể thấy những cửa hàng quần áo được mọc lên, thậm chí nhiều nơi còn hình thành cả khu phố chỉ buôn bán quần áo. Thị trường thời trang nói chung ngày càng trở nên bão hòa hơn trên thị trường, mặc dù nhiều mẫu mã, sản phẩm đa dạng nhưng với nhiều sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn đến những sản phẩm bán ngoài chợ cũng rất nhiều. Sản phẩm của ngành thời trang là những món đồ thiết yếu mà người nào cũng cần dùng đến, chính vì thế đây là một ngành vẫn hết sức cạnh tranh.
Nhiều bạn trẻ bây giờ có thể vừa học, vừa kinh doanh thời trang, cũng có nhiều bạn tự đứng lên lập riêng cho mình một cửa hàng….Tuy nhiên, không phải cửa hàng thời trang nào được lập ra cũng đều có thành công. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự thành bại của các shop quần áo, nhưng có đến 60 - 70 % ảnh hưởng từ cách quản lý shop quần áo.
Như vậy có thể thấy rằng, cách quản lý là phần rất quan trọng để hoạt động kinh doanh shop quần áo được diễn ra một cách trơn tru. Vậy phải quản lý như thế nào là tốt nhất? Hãy theo dõi tiếp bài viết dưới đây của work247.
Xem thêm: Bí quyết mở cửa hàng quần áo trẻ em giúp bạn thu lời cao
1.2. Một số kinh nghiệm quản lý shop quần áo
1.2.1. Quản lý kho hàng
Để có sản phẩm bán ra cung ứng đầy đủ cho nhu cầu của thị trường thì cửa hàng luôn phải có sẵn các hàng hóa. Việc bày bán tất cả các sản phẩm gần như là điều khó có thể làm được, vì thế mà mỗi cửa hàng đều dành một phần diện tích để chứa các sản phẩm chưa được trưng bày đó. Để kiểm soát lượng hàng hóa tăng hay giảm như thế nào cần đến sự kiểm soát chặt chẽ của nhân viên quản lý.
Để việc kiểm kê một cách có khoa học, cũng cần phải có sự sắp xếp sản phẩm theo khu vực, từng đặc điểm của sản phẩm để dễ tìm kiếm và kiểm tra. Dù ít hay nhiều sản phẩm cũng cần có sự ngăn nắp, gọn gàng trong kho. Việc kiểm tra cũng nên được diễn ra định kỳ, có thể là theo ngày, tháng, tùy theo sự sắp xếp phù hợp với tình hình thực tế của cửa hàng. Công việc này sẽ giúp cửa hàng kiểm tra chặt chẽ sản phẩm, lượng bán ra, lượng nhập vào, để từ đó có cơ sở đưa ra một số các chương trình kích cầu như giảm giá, khuyến mại….
1.2.2. Quản lý sản phẩm
Bên cạnh việc quản lý kho hàng, thì cũng cần có sự quan tâm chi tiết đến từng sản phẩm. Dựa vào những đơn mua hàng, số lượng sản phẩm còn dư…. có thể xác định được xu hướng thời trang của thị trường để đưa phương án phù hợp đáp ứng nhu cầu. Việc tập trung phát triển một số sản phẩm được nhiều người lựa chọn có khả năng thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận. Một số sản phẩm không được nhiều người lựa chọn, dẫn đến tồn hàng nhiều có thể loại bỏ trong danh mục sản phẩm.
Ngoài ra, từ việc phân tích các đặc điểm của những sản phẩm đó, có thể tìm ra những nguyên nhân có thể khiến khách hàng không mua, từ đó, cửa hàng có thể hạn chế nhập vào những lô hàng tương tự…
1.2.3. Quản lý nhân viên
Nhân viên là bộ phận quan trọng trong mọi hoạt động của cửa hàng, từ việc nhập kho, tiếp xúc với khách hàng, nhận tiền vào,..... Để mọi hoạt động đó được diễn ra hoàn chỉnh nhất, cần có sự kiểm tra, đánh giá, nhận xét cho nhân viên, theo dõi hiệu suất làm việc của từng nhân viên để đưa ra những chính sách liên quan đến nhân viên cho phù hợp.
1.2.4. Quản lý khách hàng
Người ta thường nói “khách hàng là thượng đế” nhưng không phải là làm tất cả những cái yêu cầu đưa ra của họ vì đôi khi cửa hàng sẽ không thể đáp ứng được những việc ngoài phạm vi của cửa hàng. Mà thay vào đó, cần làm cho khách hàng cảm thấy rằng họ là thượng đế. Việc quan tâm đến chi tiết từng khách hàng cũng là cách khiến cho họ cảm thấy được gần gũi hơn. Cửa hàng cũng cần có được những thông tin cơ bản của khách hàng để có thể chăm sóc, phân nhóm, quản lý và đưa ra những chiến lược cho từng nhóm đối tượng.
1.2.5. Quản lý tài chính
Chắc chắn những hoạt động kinh doanh buôn bán ở đâu cũng cần có sự kiểm kê tài chính, vì nhìn vào đó, người làm mới biết được họ đang thu được lãi hay lỗ. Để có thể quản lý tài chính của một cửa hàng, cũng cần đến sự kiểm tra chặt chẽ từ các dòng tiền ra, vào. Với sự phát triển của công nghệ ngày một hiện đại hơn, có rất nhiều công cụ có thể hỗ trợ cho việc thống kê tài chính, chẳng hạn như một phần mềm rất phổ biến là Excel. Đây là công cụ hiệu quả cho việc thống kê kế toán, ngoài ra nó có thể có ích trong việc quản lý công việc nói chung của shop.
Xem thêm: Mách bạn bí quyết trang trí shop quần áo "hớp hồn khách hàng"
2. Tích lũy kinh nghiệm quản lý bằng cách nào?
2.1. Tích lũy từ những diễn đàn
Với những sự phát triển ngày một tiên tiến hơn của khoa học, công nghệ, những cuộc trao đổi thảo luận, hay những diễn đàn có thể diễn ra rất thành công nhờ Internet. Bạn có thể tham gia vào các group, theo dõi các kênh uy tín về kinh doanh, quản lý để tham khảo và học hỏi kinh nghiệm.
Ngoài ra, có rất nhiều chương trình hội thảo, các diễn đàn online chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về kinh doanh, quản lý được mở ra công khai cho phép mọi người quan tâm có thể xem trực tiếp và tham gia thảo luận.
2.2. Tích lũy từ người có kinh nghiệm trong lĩnh vực
Người có kinh nghiệm là những người họ đã đi trước mình, có thể là những người thân, bạn bè của bạn đã từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hoặc cũng có thể là những người đã thành công xây dựng những thương hiệu nổi tiếng. Họ là những người đã có những trải nghiệm thực tế, với nhiều góc nhìn khác nhau, họ sẽ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau từ mỗi góc độ của họ. Vì thế, bạn có thể tham khảo được nhiều kiến thức khác nhau để có cái nhìn tổng thể hơn.
2.3. Học hỏi từ khách hàng
Khách hàng chính là người có nhu cầu và họ là người mang lại doanh thu cho cửa hàng. Vì thế những cảm nhận, những lời đánh giá nhận xét khách hàng là cơ sở dữ liệu rất hữu ích cho việc nâng cao phát triển cửa hàng.
Họ sẽ cho chúng ta biết được rằng, họ đang cần gì, những sản phẩm này ưu điểm, nhược điểm gì, họ đã hài lòng với những dịch vụ tư vấn hay chăm sóc của cửa hàng hay chưa,….. Để có được những thông tin này, cửa hàng cần quan tâm đẩy mạnh việc tương tác với khách hàng, kết nối với họ có thể qua những tin nhắn, email, những bình luận trên kênh mạng xã hội….để từ đó nắm bắt tâm lý khách hàng, người quản lý sẽ đưa ra những biện pháp, phương án để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Vậy là work247.vn đã bật mí cho bạn những kinh nghiệm quản lý shop quần áo sao cho hiệu quả nhất rồi. Hy vọng rằng với những thông tin đó, bạn có thể quản lý tốt không chỉ riêng shop quần áo mà còn có thể quản lý tốt các công việc khác trong cuộc sống.
300 0