Kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp khôn khéo nơi công sở
Theo dõi work247 tạiĐể có thể làm việc một cách chuyên nghiệp hơn thì chắc chắn bạn phải trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp một cách khéo léo nhất. Đây là môi trường bạn hàng ngày phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều người tương ứng tại các vị trí khác nhau. Do vậy, việc giao tiếp ứng xử thế nào với các đồng nghiệp để đạt hiệu quả công việc một cách cao nhất mà lại thể hiện được văn hóa doanh nghiệp thì các bạn hãy xem bài viết dưới đây nhé!
1. Ứng xử với cấp trên một cách khéo léo
Khi bắt đầu làm việc tại công ty nào đó thì trước hết bạn đầu cần phải học cách ứng xử với cấp trên của mình. Trong mọi tình huống xảy ra bạn phải giữ được độ bình tĩnh, tự tin và khéo léo để xử lý tình huống với sếp của mình, nhất là khi trình bày một vấn đề liên quan đến công việc.
Nếu trong quá trình làm việc, bạn gặp vấn đề ảnh hưởng tới quyền lợi hoặc bất đồng quan điểm với sếp hoặc đồng nghiệp thì bạn nên sử dụng những từ ngữ trang nhã nhất có thể. Không nên sử dụng những ngôn từ để khiến người đối diện cảm giác mình đang bị nói kháy, nói móc,… điều đó khiến sếp hoặc đồng nghiệp của bạn cảm thấy không được tôn trọng và sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ sau này.
Do vậy, để tránh xảy ra mâu thuẫn thì bạn cứ thẳng thắn bày tỏ những quan điểm cá nhân và góp ý cho công việc nhưng hay tránh sử dụng những ngôn từ khiếm nhã, thiếu tôn trọng người đối diện.
Xem thêm: Cách ứng xử với cấp trên khôn khéo đúng chuẩn nơi công sở
2. Tôn trọng đồng nghiệp trong công ty
Đồng nghiệp sẽ là những người gắn bó nhiều nhất với các bạn trong khoảng thời gian làm việc, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ứng xử với đồng nghiệp một cách khôn ngoan. Để thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp thì đầu tiên phải xây dựng trên cơ sở tôn trọng và giữ đúng chừng mực.
Tránh tình trạng ganh đua trong công ty thì bạn không nên coi mình là người giỏi hơn đồng nghiệp và lấn át các ý kiến của họ. Ngược lại bạn cũng không nên quá tự ti về bản thân và so đo những thành tích và kỹ năng làm việc với họ vì sẽ khiến bạn dễ chán nản và không thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Hãy tạo mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, họ sẽ là những người hỗ trợ trong quá trình làm việc của bạn một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, thường xuyên nói chuyện và chia sẻ những vấn đề trong công việc để khi xảy ra những khúc mắc thì có thể kịp thời giải quyết.
Xem thêm: Việc làm hành chính văn phòng
3. Tạo mối quan hệ gắn kết với cấp dưới
Để là một nhà quản lý hay lãnh đạo giỏi thì việc các bạn giao tiếp với đồng nghiệp của mình là cấp dưới cực kì quan trọng. Bởi họ chính là những cánh tay phải hỗ trợ cho bạn trong những công việc của công ty.
Đừng bao giờ tỏ ra mình là người quản lý, điều hành họ thì bạn có quyền quát tháo và nói những từ ngữ khiến họ cảm thấy không được tôn trọng. Ai cũng có quyền bình đẳng con người, do vậy họ sẽ không chấp nhận làm ở một nơi có người sếp thiếu tôn trọng họ. Hãy để cho đồng nghiệp của mình thấy rằng bạn là một người sếp có tầm nhìn xa, chu đáo và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên trong quá trình làm việc.
Xem thêm: Mách bạn cách báo cáo công việc cho sếp gây ấn tượng tuyệt đối
4. Không nên nói chuyện quá nhiều trong giờ làm việc
Vẫn biết môi trường làm việc mà không được giao tiếp thì sẽ rất có thể gây chán khi chỉ cho nhân viên. Tuy nhiên, các bạn có thể nói chuyện vào những giờ nghỉ ngơi hay trao đổi những vấn đề liên quan đến công việc hàng ngày.
Hãy giữ cho mình độ chuyên nghiệp nhất có thể vì trong giờ làm việc mà ngồi buôn chuyện với đồng nghiệp thì khó có thể chuyên tâm làm việc và tăng độ hiệu quả. Mà không có vị sếp nào muốn thuê nhân viên của mình về chỉ để nói chuyện cả ngày. Hầu hết các công ty đều có quy định này những không phải ai cũng tự ý thức thực hiện theo. Do vậy, bạn hãy là người tự giác trong quá trình làm việc để tạo được năng suất làm việc tốt nhất.
5. Tin tưởng và hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc
Hãy thử tưởng tượng bạn đang nhận một dự án công ty giao có độ khó cao và phải làm theo một nhóm mà bạn lại không yên tâm giao công việc cho họ mà tự ôm hết vào người. Điều đó khiến bạn phải đảm nhiệm một khối lượng công việc khá là lớn và càng về sau thì dễ xảy ra mâu thuẫn nếu dự án đó không thuận lợi hay bạn quá mệt mỏi khi phải làm một mình. Hay việc bạn thường xuyên kiểm tra công việc theo một cách quá đà để đảm bảo mọi thứ đi đúng theo như kế hoạch sẽ khiến đồng nghiệp của bạn cảm thấy không được thoải mái và cũng làm mất nhiều thời gian của bạn nữa.
Thay vì nghi ngờ kỹ năng làm việc của đồng nghiệp thì bạn hãy thử gửi gắm sự tin tưởng của bạn vào họ và hỗ trợ họ trong công việc. Rất có thể đồng nghiệp của bạn sẽ khiến bạn bất ngờ vì những tiềm năng ẩn mà bạn chưa có thể biết đó.
Xem thêm: Việc làm nhân viên văn thư
6. Tuân theo nguyên tắc tranh luận
Chắn hẳn chúng ta ai cũng từng một lần tranh luận với đồng nghiệp của mình trong quá trình làm việc. Đôi khi chúng ta cũng phải hạ cái tôi xuống để có thể giữ mối quan hệ hòa thuận trong công việc. Vậy làm thể nào để có thể giải quyết những vấn đề tranh luận với đồng nghiệp?
Đầu tiên chúng ta phải xác định rõ trước khi tranh luận là để cùng đồng nghiệp tìm ra hướng giải quyết hay chỉ muốn giành chiến thắng cho bản thân mình. Đương nhiên là khi xảy ra tranh cãi ai cũng muốn nghiêng phần thắng về mình nhưng nếu cuộc tranh luận đó mà bạn sai thì rất dễ khiến gây thù hằn hoặc thậm chí là có thể khiến công việc đổ vỡ. Do vậy, bạn cần xác định rõ mục đích của cuộc tranh luận này và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết chung.
Một số nguyên tắc được đề ra để tránh việc tranh luận đi sai hướng như sau:
- Đừng cố gượng ép đồng nghiệp của mình phải thay đổi suy nghĩ vì mỗi người có một quan điểm riêng.
- Biết lắng nghe những ý kiến của đồng nghiệp và đồng thời đưa ra những ý kiến của mình để làm sáng tỏ vấn đề.
- Giữ một thái độ bình tình, tỉnh táo và không mang những cảm xúc tiêu cực đi vào cuộc tranh luận.
- Không chen ngang, ngắt lời đồng nghiệp khi họ đang nói điều đó là rất bất lịch sự và thiếu tôn trọng họ
- Chỉ ra những nét tương đồng về ý nghĩ giữ hai bên để giữ dễ dàng thuyết phục đối phương hơn.
- Tùy theo từng trường hợp mà hãy nhân nhượng, giảng hòa với đối phương trước nếu không tìm được hướng giải quyết chung.
7. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp
Thông thường bạn sẽ phải tiếp xúc với đồng nghiệp 8 tiếng trên một ngày. Do vậy, đồng nghiệp cũng như là ngôi nhà thứ hai của bạn nên việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp là rất cần thiết cho trong chỉ công việc mà còn trong đời sống hàng ngày của bạn.
Khi giao tiếp với đồng nghiệp thì bạn nên thể hiện sự chân thành, tránh tâng bốc, nịnh nọt hoặc thể hiện tài năng thái quá để gây được thiện cảm. Không một đồng nghiệp vào thích việc bạn tâng bốc, xu nịnh mà không đúng với những gì thực tế xảy ra. Có thể họ không nói trước mặt bạn những có thể họ sẽ đánh giá trong đầu bạn là một người không đáng tin tưởng để chơi. Ngoài ra, ai cũng có quyền tự do ngôn luận vì vậy bạn hãy tôn trọng ý kiến cá nhân của mỗi người và lắng nghe họ một cách cởi mở.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của mình về kỹ năng giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp một cách khéo léo và hiệu quả. Mong rằng bạn sẽ nắm vững những kỹ năng này để có thể vận dụng một cách tốt nhất trong việc tạo những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp của mình tại môi trường công sở.
2132 0