“Lý do nghỉ việc trong CV” – cách ghi hoàn hảo nhất cho bạn
Theo dõi work247 tạiLý do nghỉ việc ở công ty cũ của bạn là gì? đó là câu hỏi phổ biến mà nhà tuyển dụng sử dụng rất nhiều trong các cuộc phỏng vấn ứng viên. Nhưng, thực chất ứng viên đã phải thể hiện lý do nghỉ việc trong CV mà không cần đợi đến buổi “ra mắt” trực tiếp nhà tuyển dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách viết lý do nghỉ việc trong CV ấn tượng nhất trong bài viết sau.
Việc viết nội dung như thế nào để trả lời cho câu hỏi ngầm này mới là điều quan trọng. Nó là một phần làm nên một bản CV tỏa sáng. Mỗi người có một lý do riêng, và làm thế nào để trình bày lý do đó cho nhà tuyển dụng một cách khéo léo trong mẫu CV chuyên nghiệp, vừa không bị thô lại có thể khiến nhà tuyển dụng bị thuyết phục?
1. Có nhất thiết phải trình bày lý do nghỉ việc trong CV hay không?
Việc viết CV đã được cho là một thử thách đối với ứng viên khi phải đảm bảo trau chuốt và “đúng, trúng” ý với nhà tuyển dụng, nhưng việc phải đưa lý do nghỉ việc vào trong bản CV xin việc lại càng gây “khó dễ” cho người viết CV. Thông thường, các bạn sẽ không cần phải trình bày nội dung này trong CV xin việc mà sẽ trả lời nếu được bước tiếp vào vòng phỏng vấn bởi vì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi với nội dung này. Nhưng một số lại yêu cầu ứng viên phải trả lời điều đó ngay từ bước nộp CV, có nghĩa là trình bày nội dung lý do nghỉ việc ở công ty cũ vào trong CV xin việc. Thậm chí khi không được yêu cầu mà bạn muốn thì vẫn có thể thêm phần đó vào CV của mình để tạo dấu ấn riêng.
Nhưng trước khi đưa nội dung này vào CV thì bạn cần phải xem xét kỹ. Nếu như đó là lý do chính đáng không gây ra ảnh hưởng cho kế hoạch xin việc của bạn thì có thể thoải mái thêm. Bằng không hãy làm điều ngược lại.
2. Nên để phần lý do nghỉ việc ở đâu trong CV xin việc?
Có rất nhiều vị trí để cho chúng ta xây dựng một nội dung bất kỳ nào đó trong mẫu CV online. Và với mục lý do nghỉ việc, bạn cũng có thể để đâu tùy ý. Tất nhiên rồi, CV trong tay bạn và bạn có thể toàn quyền quyết định, còn kết quả ra sao thì nhà tuyển dụng lại là người vén màn. Thế nên, dù có tự do trong việc lựa chọn vị trí cho nội dung này thì hãy khéo thuận theo người giữ mái chèo.
Theo đa số ý kiến của các chuyên gia về CV cũng như các nhà tuyển dụng khuyên thì phần lý do nghỉ việc ở công ty cũ nên được đặt chung trong mục nội dung Kinh nghiệm việc làm. Vì sao Kinh nghiệm việc làm lại là lựa chọn được nhiều người hài lòng nhất?
Đó là bởi vì bản thân mục Kinh nghiệm việc làm trong cấu trúc bố cục của CV xin việc đã nắm giữ một vai trò hết sức quan trọng giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đưa ra đánh giá năng lực của ứng. Tại đây, các bạn sẽ liệt kê các công việc từng đảm nhận tại các công ty từng làm kèo theo các nguồn dữ liệu như thời gian làm việc, tên đơn vị làm việc, chức vụ đảm nhận. Vậy thì rất thích hợp để trình bày ngay lý do nghỉ việc ở phía dưới
3. Khi viết lý do nghỉ việc ở công ty cũ cần lưu ý những gì?
Mặc dù chỉ là một phần nhỏ trong CV bằng tiếng Anh hay CV tiếng Việt, có thể có hoặc không. Nhưng nếu như đã quyết định liều lĩnh để tỏa sáng khi quyết định đưa yếu tố này vào CV xin việc của mình thì các bạn cần hết sức khéo léo để không tạo nên những ấn tượng không tốt trong cái nhìn của nhà tuyển dụng.
Một vài gợi ý dưới đây như lời nhắc nhở các bạn cẩn trọng trong cách trình bày lý do nghỉ việc trong CV xin việc.
3.1. Trình bày ngắn gọn
Nếu tinh thần chung của CV xin việc là súc tích, ngắn gọn thì không lẽ phần lý do nghỉ việc lại phải được viết dài dòng, lan man đúng không nào. Nên cũng tương tự như những nội dung khác, khi nêu ký do nghỉ việc hãy nêu thật ngắn gọn bạn nhé.
Tôi biết có rất nhiều người do không biết cách nên đã trình bày lý do một cách dài dòng bằng cách diễn đạt đan xen hàng loạt các cảm xúc. Liệu rằng khi viết về những lý do “mùi mẫn” ấy bạn mong muốn nhà tuyển dụng có thể cùng bạn đồng cảm hay chăng? Thật không may cho những bản CV như vậy. Không một nhà tuyển dụng nào có thể tin tưởng vào những gì bạn diễn tả với riêng phần lý do bởi lẽ họ đang đứng cùng chiến tuyến với công ty cũ của bạn.
Ngắn gọn, đủ hiểu là được và như thế bạn đang không đặt nặng vấn đề nghỉ việc, điều bạn hướng tới là tương lai, là sự cống hiến cho công ty đang ứng tuyển. Việc đưa lý do nghỉ việc vào CV chỉ như một phần nội dung nhỏ giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn mà thôi.
3.2. Lý do nghỉ việc trung thực
Không dài dòng đồng nghĩa với việc chúng ta cần chọn lọc lý do xin nghỉ một cách khéo léo. Có nghĩa là nếu như bạn làm điều gì đó không được tốt đẹp, mắc phải sai lầm khiến bị mất việc thì sẽ hạn chế đưa chúng vào CV. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ phải nói không đúng về vấn đề nghỉ việc.
Tiêu chí nêu lý do nghỉ việc ở công ty cũ chính là lòng trung thực. Khi bạn có thể chắc chắn bản thân trung thực thì hãy thêm phần này vào lưu ý khi viết CV gửi cho nhà tuyển dụng.
3.3. Hạn chế tối đa những lý do xấu nghiêng về phía công ty cũ
Bên cạnh tiêu chí trung thực thì việc tránh đưa ra các lý do bất lợi cho công ty cũ cũng là điều không nên. Có thể ở phương diện của bạn, bạn muốn nhà tuyển dụng hiểu và cảm thông được cho những bất công, những áp lực mà công ty cũ đem tới thế nhưng ở phương diện nhà tuyển dụng thì họ lại nhìn nhận vấn đề theo cách khác.
Nhiều người hồn nhiên đưa ra các lý do như công ty A đã không trả lương xứng đáng cho họ, công ty A có mối trường làm việc không tốt, công việc có nhiều áp lực, hay lý do bị sếp chèn ép nên phải nghỉ việc,…tất cả đừng nên xuất hiện trong CV ngay cả khi những lý do đó là sự thật.
Khi đứng ở cương vị là nhà tuyển dụng, họ có thể suy nghĩ dần về một tương lai bị bạn “bóc phốt” như vậy khi giữa bạn và họ không còn hợp tác. Đương nhiên chẳng ai muốn tuyển một người có thể gây ảnh hưởng đến uy tín cho họ như vậy.
3.4. Chú ý lỗi chính tả
Thực chất việc chúng ta mắc hay không mắc lỗi chính tả không mấy liên quan đến việc lý do nghỉ việc có giúp CV tỏa sáng hay không, chỉ đơn giản là vì trong tổng thể mẫu CV ấn tượng, tuyệt nhiên bạn không được mắc lỗi chính tả.
Khi đưa phần lý do nghỉ việc ở công ty cũ vào trong CV thì sẽ thu hút nhà tuyển dụng càng chú ý nhiều hơn để đọc bản CV của bạn, nên họ có thể dễ dàng “soi” CV xin việc mà bắt lỗi bạn đấy nhé.
4. Nên ghi những lý do nghỉ việc nào vào CV để thuyết phục nhà tuyển dụng?
Thực chất có vô vàn nguyên nhân thôi thúc một cá nhân chuyển việc, nhảy việc. Hầu hết thiên về sự chán ghét công việc, cảm giác ngột ngạt với những quy củ của công ty hoặc sự bất đồng về văn hóa công ty. Một lá đơn xin thôi việc là điều nhanh chóng được tiến hành. Thậm chí một số khác không cần phải sử dụng đến lá đơn ấy khi rơi vào hoàn cảnh bị công ty cho nghỉ việc. Vậy phải làm thế nào để trình bày khéo léo các lý do “không thiện cảm” này vào trong CV.
Tất nhiên trong câu chuyện này chẳng thể nào “nói toạc móng heo” được đâu nhé. Hơn hết tất cả, một sự ứng biến khéo léo, một cách hành văn lắng đọng, dung dị và ngắn gọn mới là điều cần thiết để bạn vượt qua thử thách nội dung này một cách xuất sắc.
Dù cho bạn rời khỏi công ty vì điều gì đi chăng nữa thì đi cũng đã đi rồi, đừng để nó gây ra ảnh hưởng cho tương lai sự nghiệp sau này của bạn chỉ vì thiếu đi sự khéo léo trong cách dụng văn. Vậy nhanh chóng sử dụng một vài mẹo nhỏ sau đây để lấy lòng nhà tuyển dụng thôi nào.
4.1. Hiểu rõ vì sao bạn nên đưa phần lý do nghỉ việc vào CV
Đương nhiên khi làm gì chúng ta cũng cần phải có lý do. Hơn thế, với mục mà không đòi hỏi nhất thiết phải có trong CV thì việc tìm hiểu lý do gì mà khiến bạn quyết định làm điều đó lại càng quan trọng.
Phải biết chắc chắn rằng đưa vào nguyên nhân nghỉ việc ở công ty cũ có thể là thứ vũ khí lợi hại giúp CV của bạn thu hút hơn thì hãy làm. Dựa vào điều này cùng với cách nhìn nhận vấn đề tương tự như khi tìm lý do vì sao nhà tuyển dụng thường hỏi nó trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ biết nên đưa hay không đưa và nếu đưa lý do vào CV thì nên giữ ở giới hạn nào.
Khi muốn tìm hiểu lý do ứng viên vì sao nghỉ việc ở công ty cũ, nhà tuyển dụng chắc chắn muốn tìm hiểu ở chiều sâu hơn nữa về ứng viên. Qua các lý do nghỉ việc họ sẽ biết được người ứng viên mà mình đối diện và rất có thể trong tương lai sẽ trở thành đồng nghiệp có phải là sự lựa chọn phù hợp, hoặc một điều quan trọng hơn, họ muốn kiểm chứng mức độ thành thật của bạn.
Đừng tự đưa mình vào bẫy nếu như bạn thiếu sự thành thật và không biết làm sao để nói cho nhà tuyển dụng biết vì sao nghỉ việc ở công ty cũ bạn nhé.
4.2. Trình bày đúng trọng tâm
Hãy để mọi lý do không tốt đi theo dĩ vãng, giữ lại những gì tích cực nhất cho tinh thần của mình. Nên hãy viết những câu như:
- Tôi không muốn nghỉ việc ở công ty cũ thế nhưng tôi lại muốn khám phá công ty của bạn nhiều hơn.
- Tôi yêu thích quãng thời gian làm việc ở công ty cũ nhưng từ sâu trong thâm tâm lại muốn đi tìm nhiều thử thách mới cho bản thân
- Vị trí tuyển dụng của công ty đang rất phù hợp với kinh nghiệm, nguyện vọng mà tôi có.
- Tôi nằm trong diện bị cắt giảm biên chế: với lý do này, nó không được hoan nghênh thế nhưng thực chất nếu nó là sự thật thì hãy đưa vào CV để đảm bảo sự thành thật.
Như vậy, với những chia sẻ trên đây, tôi nghĩ đã đủ để bạn hiểu vì sao cần viết lý do nghỉ việc trong CV và viết chúng như thế nào. Hãy luôn tự tin vào chính mình, tự khắc bạn biết đâu là giới hạn. Chúc cho bản CV của bạn sẽ là tấm vé đưa bạn tiến đến gần hơn với công việc mơ ước.
9942 0