Ngành chăn nuôi ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp
Theo dõi work247 tạiNgành chăn nuôi là một ngành học có lẽ không còn quá xa lạ gì. Tuy nhiên để tìm hiểu kỹ càng về ngành này thì không phải ai cũng hiểu hết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành học chăn nuôi, cơ hội phát triển trong công việc sau này.
1. Thực trạng Ngành học chăn nuôi Việt Nam hiện nay
Việt Nam với xuất thân từ một nền nông nghiệp, chắc chắn rằng không còn ai xa lại với chăn nuôi. Ngành chăn nuôi là một chuyên ngành đi sâu nghiên cứu về chăn nuôi theo hướng nông nghiệp hiện đại. Qua kiến thức của ngành làm tiền để cho việc phát triển chăn nuôi để sản xuất với số lượng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi là ngành cung cấp thực phẩm cho cuộc sống con người, một ngành rất quan trọng với sự sống.
Ngành chăn nuôi đã từng là một ngành học “hot’ trước đây, do xu hướng chuyển dịch của nền kinh tế khiến nhiều bạn chuyển hướng sang chọn ngành kinh tế, dịch vụ, thương mại,.. Tùy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn là một ngành học quan trọng, thông qua đào tạo để mang đến những đội ngũ nhân lực phục vụ cho ngành thiết yếu, và sự sống của cong người.
2. Ngành chăn nuôi học gì?
Theo chân vào con đường chuyên nghiệp để trở thành một kỹ sư chăn nuôi bạn sẽ bắt đầu bằng những kiến thức cơ bản cho đến các kiến thức chuyên ngành. Thông qua chương trình đào tạo của trường bạn sẽ thu nhận được các kiến thức về chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi gia cầm, kỹ thuật vệ sinh chăn nuôi, hóa sinh động vật, giống vật nuôi, dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, di truyền động vật, sinh lý động vật,.. nhiều các môn học chuyên ngành khác giúp bạn có những kiến thức bổ ích và phục vụ tốt nhất cho công việc sau khi ra trường.
Trong chương trình học tại trường đại học vào chuyên ngành chăn nuôi bạn còn có được về tay các kỹ năng trong hoạt động tổ chức sản xuất, các kỹ năng để nghiên cứu ứng dụng khoa học và chăn nuôi và trong sản xuất, các kỹ năng về khảo sát khả năng thích nghi các các giống vật nuôi, giúp bạn có các kỹ năng để nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật mới vào chăn nuôi; kỹ thuật về nghiên cứu cải tiến các giống vật nuôi bản đại để tạo sản phẩm tốt, chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng cao, hiệu quả kinh tế tốt,… rất nhiều các kỹ năng sẽ được học và đào tạo đang chờ bạn khám phá và tiếp thu khi đến với ngành học này.
Là học sinh cấp 3 khi tìm hiểu về ngành để chọn lựa, đâu chỉ là các thông tin ở trên, điều các bạn muốn biết đó là ngành bạn chọn học ở đâu thì tốt, khối xét tuyển nào thì phù hợp và điểm chuẩn vào trường như thế nào. Để có được định hướng cho bạn, phần tiếp theo của bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn đầy đủ và chi tiết.
Xem thêm: Ngành Nông học ra làm gì và mức lương đạt được là bao nhiêu?
3. Trường đào tạo ngành chăn nuôi
Khi tìm hiểu về ngành học, đặc biệt là ngành chăn nuôi bạn luôn muốn biết được ngành học này có thể theo học tại trường đại học nào trong cả nước. Để giúp các bạn có được tổng quan nhất về các trường đào tạo ngành học này thì sau đây sẽ là danh sách các trường để bạn có thể lựa chọn:
- Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Trường Đại học Lâm nghiệp
- Trường Đại học Nông lâm của Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Hùng Vương
- Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Trường Đại học Hải Dương
- Trường Đại học Tân Trào
- Trường Đại học Tây Bắc
- Trường Đại học Hồng Đức
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Nông lâm của Đại học Huế
- Trường Đại học Tây Nguyên
- Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Lâm nghiệp Đồng Nai
- Trường Đại học Bạc Liêu
- Trường Đại học Trà Vinh
- Trường Đại học An Giang
- Trường Đại học Cần Thơ
Trước nhiều sự lựa chọn về trường đại học đào tạo với ngành chăn nuôi thì có một số cái tên ở 3 miền Bắc – Trung – Nam bạn có thể lựa chọn trong top đầu là Đại học Lâm nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông lâm Huế, đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh. Để lựa chọn được một trường phù hợp hãy tìm hiểu kỹ về trường với chuyên ngành chăn nuôi này để tìm thấy cho mình một ngôi trường đào tạo như ý.
Xem thêm: Tìm việc làm kỹ sư chăn nuôi
4. Ngành chăn nuôi thi khối gì?
Đứng trước danh sách các trường, khi tìm hiểu ngành chăn nuôi để theo học, điều các bạn cần quan tâm đó là ngành bạn chọn tuyển sinh đầu vào cho các khối thi như thế nào? Các khối thi bạn có thể lựa chọn cho mình phù hợp nhất với ngành là:
- Tuyển sinh khối A00 gồm toán học, hóa học, vật lý.
- Tuyển sinh khối A02 gồm toán học, sinh học, vật lý.
- Tuyển sinh khối A16 gồm khoa học tự nhiên, toán học ngữ văn.
- Tuyển sinh khối B00 gồm sinh học, toán học, hóa học.
- Tuyển sinh khối D08 gồm sinh học, tiếng Anh, toán học.
- Tuyển sinh khối D90 gồm khoa học tự nhiên, tiếng Anh, toán học.
Với các khối tuyển sinh như trên, bạn đã chọn được khối thi phù hợp nhất với năng lực của mình hay chưa? Nếu đã lựa chọn được khối thi phù hợp, điều tiếp theo bạn cần biết là điểm chuẩn xét tuyển vào trường với ngành.
5. Điểm chuẩn xét tuyển
Với một ngành không “hot” điểm chuẩn xét tuyển vào trường ở mức trung bình khá phù hợp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Tùy thuộc vào lựa chọn trường đại học theo ngành chăn nuôi mà điểm chuẩn tuyển sinh của các trường cũng có sự khác nhau. các trường top đầu của ngành đào tạo này sẽ có điểm xét tuyển vào cao hơn các trường ít nổi.
Ngành chăn nuôi năm 2024 vừa qua có điểm chuẩn xét tuyển vào ngành tương đối thấp, phù hợp với năng lực của nhiều bạn học sinh. Điền chuẩn vào trường giao động từ 14 điểm – 19 điểm, tùy thuộc vào các trường đại học bạn chọn sẽ có điểm số tuyển sinh khác nhau. Đặc biệt có một số trường còn xét tuyển theo phương thức xét học bạ song song với điểm từ kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
Cơ hội để vào trường không quá khó, bạn chỉ cần lực chọn được trường phù hợp với bản thân thì những điểm thi dưới 20 điểm cho các khối thi bên trên “thừa sức” chọn với rất nhiều trường cho ngành học chăn nuôi bạn muốn theo đuổi.
Xem thêm: Việc làm chăn nuôi thú y tại Hồ Chí Minh
6. Có nên học ngành chăn nuôi?
Rất nhiều bạn lo lắng về định hướng nghề nghiệp tương lai sau khi chọn ngành hoặc trước khi chọn ngành học. Để giúp bạn giảm bớt gánh nặng về chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi trong tay, cơ hội việc làm đến với bạn đa dạng và hấp dẫn như sau:
6.1. Cơ hội việc làm cho kỹ sư chăn nuôi
Triển vọng của nghề sau khi tốt nghiệp rất đa dạng, các cơ hội làm việc tại các môi trường khác nhau bạn có thể lựa chọn bao gồm:
Thứ nhất, cơ hội làm việc tại các cục nghiên cứu, các viên nghiên cứu về chăn nuôi. Làm việc tại các trung tâm khuyến nông ở địa phương hoặc các phòng nông nghiệp. Làm việc tại các trạm thú y, chi cục thú ý cũng sẽ là cơ hội rộng mở đối với các bạn sinh viên sau tốt nghiệp.
Thứ hai, làm việc tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi; các công ty kinh doanh trong lĩnh vực thuốc thú y. Hoặc làm việc tại các trang trại chăn nuôi lớn, sản xuất theo hướng công nghiệp hiện đại.
Thứ ba, cơ hội làm việc tại các phòng thí nghiệm thú y, các phòng nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Làm việc tại các khu bảo tồn động vật hoang dã, vườn thú. Làm nghiên cứu tại các trung tâm chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi thú y,..
Thứ tư, cơ hội trở thành giảng viên dạy học trên mục giảng của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước với ngành chăn nuôi. Đây sẽ là cơ hội cho các bạn có chuyên môn sâu, kỹ năng thực tế và khả năng sư phạm khi ứng tuyển vào các vị trí công việc này.
Trước các cơ hội việc làm hấp dẫn ở trên cho bạn. Bạn cần chuẩn bị cho mình một hành trang tốt nhất trước khi bước vào nghề ngay từ khi theo học tại trường. Không ngừng học tập, tiếp thu các kiến thức mới sẽ giúp bạn có được những cơ hội việc làm hấp dẫn và mức thu nhập tốt cho bản thân với nghề.
6.2. Một số vị trí công việc tuyển dụng ngành chăn nuôi
Gợi ý cho bạn một số vị trí công việc trong ngành chăn nuôi hiện nay tuyển dụng nhiều. Bạn có thể tham khảo và lấy đó làm gợi ý cho việc làm khi tìm kiếm công việc sau tốt nghiệp ngành chăn nuôi của bản thân.
6.2.1. Nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi là vị trí công việc được các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi tuyển dụng. Với vị trí công việc bạn, bạn cần thực hiện các công việc như một nhân viên kinh doanh thông thường. Thực hiện việc bán hàng và tiếp thị các sản phẩm thức ăn của công ty đến các khách hàng, các trang trại chăn nuôi khác nhau,..
Vị trí công việc này có thể cho bạn một mức thu nhập hấp dẫn nếu như hiệu quả kinh doanh trong công việc của bạn tốt. Trung bình mức thu nhập bạn có thể đạt được rời vào khoảng 7 triệu – 10 triệu đồng/tháng. Năng lực kinh doanh tốt, mức thu nhập của bạn sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều. Đây cũng sẽ là cơ hội với các bạn đam mê và yêu thích kinh doanh nên lựa chọn và thử sức.
6.2.2. Nhân viên kỹ thuật trại chăn nuôi
Công việc bạn có thể tìm kiếm và được tuyển dụng nhiều hiện này cho bản thân là nhân viên kỹ thuật chăn nuôi. Khi ứng tuyển và vào làm việc tại vị trí này bạn sẽ thực hiện các kỹ thuật chăn nuôi kèm với các kỹ thuật liên quan đến thú ý. Công việc của bạn cần thực hiện đó là lên quy trình chăn nuôi để tạo năng xuất tốt nhất, áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, triển khai việc nhân giống, tổ chức việc phòng bệnh, chữa bệnh và các công tác về thú ý trong chăn nuôi tại nơi làm việc.
Nhân viên kỹ thuật trang trại chăn nuôi thường có mức thu nhập rất hấp dẫn cho các bạn. tùy thuộc vào nơi làm việc khác nhau mà bạn có thể nhận được mức thu nhập khác nhau. Trung bình trên thị trường hiện nay, mức thu nhập của nhân viên kỹ thuật trại chăn nuôi rời vào khoảng 10 triệu – 15 triệu đồng/tháng.
6.2.3. Kỹ sư chăn nuôi
Kỹ sư chăn nuôi là công việc đúng với ngành học bạn được đào tạo ở trường, đây cũng là vị trí công việc bạn có thể tìm kiếm ở rất nhiều các môi trường làm việc khác nhau từ trang trại, cho đến các phòng nghiên cứu. Một kỹ sư chăn nuôi cần thực hiện các công việc chuyên môn về chăn nuôi, thực hiện việc di truyền giống cho vật nuôi, đưa ra chế độ dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi phù hợp, thực hiện các kỹ thuật trong chăn nuôi để đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất,..
Một kỹ sư chăn nuôi hiện nay có thể nhận được mức thu nhập trung bình vào khoảng 8 triệu – 12 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào môi trường làm việc của họ mà mức thu nhập sẽ cao thấp khác nhau.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc học Ngành Nuôi trồng thủy sản ra làm gì?
7. Đâu sẽ là những tố chất đưa bạn cùng ngành chăn nuôi phát triển
Bạn có biết tố chất sẽ cùng bạn đồng hành với ngành chăn nuôi phát triển là gì không? Để có được cho mình con đường đi tốt nhất, mỗi cá nhân khi chọn học ngành chăn nuôi và theo nghề cần phải có các tố chất như sau:
Thứ nhất, bạn là người yêu thích động vật, nhìn, tiếp xúc với chúng là niềm vui mỗi ngày của bạn.
Thứ hai, bạn có kiến thức và luôn tìm hiểu về lối sống, thói quen của các loại động vật, gia súc, gia cầm khác nhau như thế nào.
Thứ ba, không ngừng học tập, trau dồi kỹ năng về nghiên cứu và khoa học áp dụng trong việc chăn nuôi.
Thứ tư, bạn có khả năng làm việc tốt, tư duy sáng tạo và kết hợp với các đồng nghiệp của mình. Đặc biệt là lên kế hoạch trong quá trình chăn nuôi để đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.
Thứ năm, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề. Đặc biệt khi học chăn nuôi, bạn nên học thêm các kiến thức về thú ý sẽ khiến bạn có được các cơ hội việc làm hấp dẫn hơn rất nhiều.
Hy vọng với chia sẻ ngành chăn nuôi ra làm gì trong bài viết này sẽ cho bạn những định hướng tốt nhất về ngành học và nghề nghiệp của bản thân.
2807 0