Ngành Giáo dục Tiểu học ra làm gì? Những cơ hội nào đang chờ đợi?

Theo dõi work247 tại
Trần Ngọc Chân tác giả work247.vn Tác giả: Trần Ngọc Chân

Ngành Giáo dục Tiểu học đã trở thành một ngành quá quen thuộc với bạn ngày nay. Tuy nhiên, học ngành này chỉ đơn thuần là làm giáo viên? Bản chất về ngành Giáo dục Tiểu học bạn đã hiểu rõ? Việc học ngành Giáo dục Tiểu học ra làm gì bạn đã biết chưa? Để giải đáp được những thắc mắc trên thì bạn hãy tìm hiểu cùng Work247.vn nhé!

Việc làm giáo dục - đào tạo

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Những thông tin cơ bản về ngành Giáo dục Tiểu học

Giáo dục Tiểu học hiện nay được coi là một trong những nghề cao quý. Bởi lẽ đây là một ngành thuộc lĩnh vực giáo dục, giáo dục ở đây không chỉ đơn giản là kiến thức mà còn là giáo dục về đạo đức, nhân phẩm. Hay có thể nói, nghề giáo dục chính là nghề trồng người. Thông qua công tác giáo dục, những người làm nghề này sẽ đào tạo nên những thế hệ tương lai của đất nước. Mà thế hệ đó phải được trang bị đầy đủ về kiến thức cũng như nhân cách tốt đẹp và biết được các giá trị đạo đức để có thể xây dựng và phát triển đất nước. Đây chính điều quan trọng mà giáo dục phải thực hiện được.

1.1. Ngành Giáo dục Tiểu học được định nghĩa như thế nào?

Ngành Giáo dục Tiểu học hay còn gọi là Sư phạm Tiểu học (trong tiếng anh là Primary Education), đây là một thuật ngữ được dùng trong chuyên ngành giáo dục. Ngành học này chính là chỉ một giai đoạn trong quá trình giáo dục một con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành. Giáo dục Tiểu học được coi là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tiếp thu tri thức phục vụ trong việc học tập (bắt đầu sau khi học mẫu giáo và trước khi bước vào bậc THCS), độ tuổi của giáo dục Tiểu học bắt đầu trong khoảng từ 5 - 6 tuổi (lớp 1) và kết thúc vào độ tuổi 10 – 11 tuổi thùy theo từng nước.

Ngành giáo dục tiểu học là gì?
Ngành giáo dục tiểu học là gì?

Giáo dục Tiểu học chính là cấp bậc bắt buộc và quan trọng. Bới đây sẽ là lúc trẻ bắt đầu hình thành nhân cách cũng như tiếp thu các tri thức để tạo nên năng lực về trí tuệ và thể chất của bản thân. Hơn hết Giáo dục Tiểu học được phổ cập tại tất cả các địa phương, khu vực trên cả nước. Tuy sẽ có chất lượng khác nhau, nhưng nhìn chung ở mỗi cơ sở, Giáo dục Tiểu học đều đã cung cấp được những kiến thức cơ bản, cần thiết cho học sinh theo đúng chương trình đào tạo của Bộ giáo dục.

Nói tóm lại, ngành Giáo dục Tiểu học là chuyên ngành sẽ đào tạo ra các cử nhân sư phạm bậc Tiểu học và thông qua đó nhằm đáp ứng được các nhu cầu của ngành giáo dục Tiểu học hiện nay. Trong tình hình đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc cấp thiết quan trọng với ngành Giáo dục Tiểu học chính là nâng cao chuyên môn và kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của các sinh viên theo học ngành này.

Việc làm giáo dục - đào tạo tại Hà Nội

1.2. Sứ mệnh của ngành Giáo dục Tiểu học

Khác với Giáo dục Mầm non chủ yếu là quản lý các bé và dạy trẻ nhận biết thế giới xung quanh một cách cơ bản thì Giáo dục Tiểu học được coi là nền tảng kiến thức sau này cho trẻ học tập lên những bậc cao hơn, tiếp xúc với các vấn đề mang tính vĩ mô hơn.

Do đó, mục tiêu của ngành Giáo dục Tiểu học là đào tạo ra các cử nhân chuyên ngành Giáo dục Tiểu học có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức để có thể trở thành một người truyền đạt tri thức và hiểu biết cho học sinh.

Sinh viên theo học ngành Giáo dục Tiểu học sẽ được trang bị những kiến thức liên quan đến việc giảng dạy các môn học sau này. Ngoài những kiến thức chuyên môn như Toán, Tiếng Việt,… thì sinh viên sẽ học các kiến thức mang tính lý luận chính trị, nâng cao hiểu biết và các kiến thức về kinh tế - văn hóa – xã hội, các nét đặc trưng trong phong tục tập quán từng vùng miền và những sự thay đổi mới trong ngành giáo dục nói chung.

Bên cạnh đó là các kỹ năng phục vụ cho công việc như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, lên kế hoạch, quản lý hồ sơ, đánh giá kết quả học tập, tổ chức lớp học,…. Thông qua đó, sinh viên sẽ phát triển được đầy đủ các phẩm chất cũng như các kỹ năng cần thiết để có thể trở thành một nhà giáo trong tương lai.

Sứ mệnh của ngành
Sứ mệnh của ngành

2.     Chương trình đào tạo của ngành Giáo dục Tiểu học

Về chương trình đào tạo của ngành Giáo dục Tiểu học sẽ gồm 2 khối kiến thức chính là: Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên ngành.

Khối kiến thức giáo dục đại cương là phần kiến thức bắt buộc chung cho tất cả các bạn sinh viên khi đặt chân vào cánh cửa đại học. Ở phần kiến thức này sinh viên sẽ được trang bị kiến thức lý luận chính trị, tư tưởng và đường lối của Đảng,…. Qua đó, hình thành nên được tư duy logic, những hiểu biết về kinh tế, xã hội của đất nước. Thêm vào đó là nhận thức được các sự thay đổi mang tính tích cực và sự hạn chế cần khắc phục trong nền giáo dục cũng như các vấn đề liên quan khác.

Khối kiến thức chuyên ngành: Đây là khối kiến thức gồm các môn học giúp sinh viên tiếp thu các tri thức về chuyên ngành mà mình theo học. Thông qua việc tiếp thu tri thức đó sinh viên sẽ có nền tảng kiến thức vững vàng hơn, và có thể học lên nâng cao sau này. Bên cạnh đó là các môn học giúp cho việc giảng dạy sau này. Các môn này sẽ cung cấp các kỹ năng cần thiết cho sinh viên khi đứng trên bục giảng.

Xem thêm: Nhận biết 9 tình huống sư phạm tiểu học và cách giải quyết

3. Khối thi và điểm chuẩn của ngành Giáo dục Tiểu học

Hiện nay ngành Giáo dục Tiểu học là một ngành thu hút rất lớn với sinh viên. Ước tính hàng năm có hàng trăm sinh viên đăng ký ngành này ở các trường Đại học. Vì vậy, việc nắm bắt các thông tin liên quan đến ngành này đặc biệt là tổ hợp môn thi và điểm chuẩn với các bạn sinh viên là rất cần thiết. Thông qua đó, các bạn sẽ xác định được khối thi, những môn mà mình theo học để có được lựa chọn phù hợp nhất.

3.1. Khối thi và tổ hợp môn thi

Mã ngành của Giáo dục Tiểu học là: 7140202

Khối thi
Khối thi

Khối thi và tổ hợp môn thi:

- Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học

- Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

- Khối D01: Toán, Văn, Anh

- Khối D02: Toán, Văn, Tiếng Nga

- Khối D03: Toán, Văn, Tiếng Pháp

3.2. Điểm chuẩn của ngành

Mức điểm chuẩn của ngành Giáo dục Tiểu học sẽ thay đổi theo từng năm. Điểm này sẽ phụ thuộc vào chất lượng thi của thí sinh theo từng khối thi. Nhìn chung, mức điểm chuẩn sẽ dao động trong khoảng từ 18 – 25 điểm, tùy theo từng ngành. Điểm xét tuyển sẽ dựa vào điểm của kỳ thi THPT Quốc gia.

Việc làm giáo dục - đào tạo tại Hồ Chí Minh

4. Những trường nào đào tạo chuyên ngành Giáo dục Tiểu học?

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo về ngành này. Do đây là ngành thu hút được nhiều sinh viên hàng năm và nhu cầu tuyển dụng cũng khá nhiều. Bên cạnh đó, những người làm nghề giáo viên rất được xã hội coi trọng và yêu quý.

Một số trường đào tạo về ngành Giáo dục Tiểu học có thể kể đến như:

-Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

-Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

- Trường ĐH Sư phạm Huế

Các trường đào tạo
Các trường đào tạo

-Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

-Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng

-Trường ĐH Sư phạm Đồng Nai,…

Còn rất rất nhiều trường đại học khác đào tạo về chuyên ngành này. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo sẽ có sự khác biệt. Do đó, hãy lựa chọn được ngôi trường phù hợp với năng lực của bản thân để có thể đạt kết quả học tập và rèn luyện tốt nhất cho mình.

Xem thêm: Khám phá những nhiệm vụ của giáo viên tiểu học bạn cần biết

5. Những cơ hội nào cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học?

Với những sinh viên theo học ngành Giáo dục Tiểu học thì sẽ có những cơ hội việc làm liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu và quản lý là chính. Những công việc có thể kể đến như:

- Giáo viên tại trường Tiểu học ở các địa phương và khu vực trên cả nước. Do cấp Tiểu học là bậc giáo dục phổ cập vì vậy luôn luôn cần một nguồn nhân lực dồi dào. Vì thế, việc trở thành giáo viên là lựa chọn của rất nhiều bạn hiện nay. Bên cạnh đó, có rất nhiều trường tư thục và trường Quốc tế được mở ra, vì vậy bạn cũng có thể làm việc tại các cơ sở giáo dục này.

-Trở thành Nghiên cứu viên tại các trung tâm và viện nghiên cứu liên quan đến phát triển giáo dục.

- Làm cán bộ Quản lý tại các cơ quan quản lý giáo dục ở các cấp.

- Làm chuyên viên tại các tổ chức phi chính phủ về giáo dục

- Có thể học lên cao hơn ví dụ như Thạc sĩ, Tiến sĩ,…về Giáo dục Tiểu học. Từ đó có thể làm ở các bộ phận cao trong khối giáo dục hoặc trở thành cán bộ cốt cán sau này.

Công việc của ngành Giáo dục Tiểu học tuy không quá đa dạng nhưng số lượng tuyển dụng của mỗi công việc lại rất lớn. Vì vậy, ngành này luôn thu hút được sự chú ý của sinh viên. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những ngành được coi là có công việc ổn định, không bấp bênh do đó, ngành Giáo dục Tiểu học luôn rất được ưu tiên không chỉ với sinh viên mà cr các bậc phụ huynh.

Cơ hội nghề ngiệp và mức lương
Cơ hội nghề ngiệp và mức lương

Mức lương của ngành nghề này cũng là điều mà nhiều bạn muốn biết nhất. Nếu bạn làm giáo viên tại các trường công lập theo biên chế của Nhà nước thì mức lương sẽ được hưởng theo quy định hiện nay. Lương của giáo viên sẽ phụ thuộc vào tuổi nghề cũng như năng lực và bằng cấp của bạn.

Còn nếu bạn giảm dạy tại các trường dân lập, tư thục hoặc quốc tế thì mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 5 – 15 triệu đồng. Lương mà bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào vị trí bạn đảm nhận, năng lực chuyên môn của bản thân cũng như kinh nghiệm giảng dạy.

Ở các công việc khác thì mức lương cũng sẽ tùy thuộc vào nơi bạn làm việc và trình độ của bản thân bạn. Nhưng nhìn chung, lương của công việc các ngành này tương đối ổn.

6. Tố chất cần có để trở thành sinh viên của ngành Giáo dục Tiểu học

Ngành Giáo dục Tiểu học là một ngành quan trọng trong hệ thống giáo dục nước ta. Hiện nay, ngành này đang trong quá trình có những sự thay đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Do đó, để trở thành một giáo viên tương lai thì bạn cần có một số tố chất nhất định.

-Yếu tố đầu tiên là yêu trẻ. Đây là công việc giảng dạy, vì thế bạn sẽ phải tiếp xúc và làm việc trực tiếp với trẻ. Do vậy cần có tình cảm với trẻ thì mới có thể làm tốt cũng như gắn bó với công việc này. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải biết tôn trọng và chăm sóc cho trẻ. Bởi tiểu học nên trẻ vẫn còn khá bé, vì thế vẫn có một số việc cần đến sự trợ giúp của giáo viên. Ngoài ra, trẻ cũng có những suy nghĩ và ý kiến riêng của mình. Vì vậy cần biết lắng nghe, tôn trọng những ý kiến của trẻ.

- Tiếp theo chính là sự tâm huyết với nghề và yêu nghề. Do giảng dạy tại cấp bậc Tiểu học, ở độ tuổi này trẻ vẫn còn nhận thức thấp về nề nếp cũng như các quy định trong lớp học. Vì thế, có thể xảy ra một số trường hợp vượt ngoài chức trách cũng như nhiệm vụ của giáo viên. Tuy vậy, giáo viên đứng lớp vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan này. Vì thế cần có sự yêu nghề giáo và tâm huyết với nghề thì bạn mới có thể làm nó lâu dài.

- Sự chăm chỉ, kiên nhẫn và chịu được áp lực trong công việc. Không chỉ chăm chỉ trong việc soạn bài, giáo án mà còn phải chăm chỉ trong việc tìm tòi, đổi mới các phương pháp giảng dạy nhằm mục đích nâng cao nhận thức tiếp thu kiến thức của trẻ cũng như giúp trẻ hiểu bài nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn. Sự kiên nhẫn không bao giờ là không cần thiết. Không chỉ kiên nhẫn với trẻ mà còn kiên nhẫn với chính mình và công việc của mình. Đôi khi giáo viên cũng phải chịu những áp lực công việc khá cao vì vậy, bạn cần có cho mình một tinh thần minh mẫn và sức khỏe tốt để có thể vượt qua khó khăn.

Những tố chất cần có
Những tố chất cần có

- Có tinh thần trách nhiệm, đạo đức tốt và lối sống lành mạnh. Là người trực tiếp giảng dạy và truyền đạt tri thức, nên mỗi người  thầy giáo khi đứng trên bục giảng đều sẽ là những tấm gương cho học sinh noi theo. Vì vậy, giáo viên cần phải có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, biết hạn chế các điều không tốt để qua đó là bài học đối với trẻ. Qua đó giúp trẻ hình thành nên nhận thức biết phân biệt điều tốt, xấu những việc nên làm và không nên làm.

- Có ý thức tự rèn luyện bản thân và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Sự nghiệp học hành là vô bờ bến, vì vậy, mỗi ngày trôi qua lại có thêm những điều mới để ta học tập. Do vậy, trở thành giáo viên bạn phải tự ý thức cũng như chủ động trong việc học tập nâng cao trình độ của mình. Nếu không thay đổi và vươn lên thì bạn sẽ rất dễ trở nên lạc hậu và tụt lại phía sau.

Ngành Giáo dục Tiểu học tuy mang tính chất Giáo dục nhưng nó cũng ẩn chứa trong mình những điều thú vị và những trải nghiệm tuyệt vời. Và tuyệt vời hơn nếu mỗi người thầy giáo, cô giáo sau này đều sẽ đào tạo nên những thế hệ tài năng cho đất nước. Và nếu bạn yêu thích trẻ nhỏ và công việc giảng dạy thì hãy mạnh dạn đăng ký ngay ngành này thôi. Biết đâu công việc này sinh ra là dành cho bạn nhỉ?

Mong rằng bài viết đã thỏa mãn được những thắc mắc của bạn về ngành Giáo dục Tiểu học là gì? Sinh viên học ngành Giáo dục Tiểu học ra làm gì? Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm hiểu biết về ngành học này qua đó có được sự định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem9418 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT