Bạn đã biết học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông ra làm gì?
Theo dõi work247 tạiNgành Kỹ thuật điện tử - viễn thông là một phần không thể thiếu trong sự phát triển. Mọi lĩnh vực của cuộc sống để thành công đều có sự góp mặt của ngành nghề này. Chính vì vậy mà ngành nghề này hiện đang rất hút nhân lực với nhiều cơ hội hấp dẫn. Nếu bạn yêu thích ngành nghề này có thể tham khảo thông tin bên dưới đây để hiểu hơn về ngành và có những quyết định đúng khi lựa chọn trường theo học, biết được học xong mình sẽ được làm gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao.
1. Tổng quan về ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông
Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông bạn có thể hiểu theo cách đơn giản đó chính là ngành mà sử dụng các công nghệ, kỹ thuật để tạo nên các thiết bị vệ tinh, thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi… với mục đích là xây dựng nên một mạng lưới liên lạc toàn thế giới, giúp mọi người có thể trao đổi thông tin được với nhau.
Sau khi tham gia đào tạo và tốt nghiệp ngành này ứng viên sẽ trở thành những người kỹ sư có trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng của ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông, nắm bắt được những hoạt động của mạng truyền thông hiện đại. Với trương trình đào tạo của các trường sẽ giúp ứng viên có được những kiến thức sâu rộng và tiên tiến nhất để có thể làm tốt công việc sau khi tốt nghiệp. Ngoài những kiến thức chuyên ngành thì sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống trong quá trình làm việc. Các kiến thức về tin học văn phòng và tiếng anh cũng được các trường coi trọng đào tạo.
Xem thêm: Việc làm điện tử viễn thông tại Hà Nội
2. Thông tin cần biết khi thi tuyển vào ngành
Dưới đây chắc chắn là phần thông tin được nhiều bạn mong chờ nhất, tất cả những thông tin bạn cần chuẩn bị và tìm hiểu thật kỹ trước khi theo học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông.
2.1. Khối tổ chức xét tuyển ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông
Đầu tiên khi muốn theo học và thi tuyển vào ngành này bạn cần phải biết được ngành này tổ chức và xét tuyển những môn nào và có mã ngành là bao nhiêu. Đây là những kiến thức đầu tiên bạn cần có.
Mã ngành của ngành này là: 7520207 hoặc một số trường sẽ dùng 7510302
Ngành xét tuyển tổ hợp các môn sau:
D01: Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn
D07: Hóa học, Tiếng Anh Toán,
D90: Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh, Toán
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Vật lý, Tiếng Anh, Toán
B00: Hóa học, Sinh học, Toán
C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý
C02: Hóa học, Sinh học, Ngữ văn
C04: Địa lý, Toán, Ngữ văn
2.2. Điểm xét tuyển vào ngành
Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông là một ngành khó và có áp lực công việc cao, chính vì vậy mà yêu cầu đầu vào của nhiều trường khá cao để đáp ứng được những tiêu chuẩn của ngành.
Danh sách các trường top đầu thường có số điểm dao động trong khoảng từ 20 đến 25 điểm, đây là điểm xét tuyển vào khoa. Nếu bạn tự tin với khả năng của bản thân có thể ứng tuyển vào các trường trên, còn nếu bạn có học lực kém hơn có thể thi tuyển vào những trường có mức điểm sàn thấp hơn từ 16 điểm. Hãy tham khảo kết quả điểm xét tuyển qua từng năm của trường bạn ứng tuyển để có được những lựa chọn phù hợp với sức của mình để có cơ hội trúng tuyển cao nhất.
2.3. Danh sách các trường đại học có đào tạo
Hiện nay có rất nhiều trường ở nước ta tham gia đào tạo, mang đến nhiều cơ hội cho các bạn học sinh được đi học. Nếu bạn đang có mong muốn theo học ngành này thì sau đây sẽ là danh sách các trường đại học bạn có thể tham khảo để ứng tuyển. Khi đăng ký dự thi vào các trường bạn cần lưu ý về vấn đề là điểm chuẩn của trường, địa điểm học tập, kinh phí học tập để có được những lựa chọn phù hợp với mình nhất. Thời gian đào tạo ngành này ở các trường đại học từ 4 đến 5 năm và kinh phí theo học cũng khác nhau chính vì vậy mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ để có lựa chọn phù hợp nhất với mình.
Khu vực miền Nam:
- Đại học Lạc Hồng
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở Phía Nam)
- Đại học Văn Hiến
- Học viện Hàng không Việt Nam
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam)
- Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Học viện Kỹ thuật mật mã
- Đại học Dân lập Phương Đông
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Trường Đại học Thái Nguyên
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
Khu vực miền Bắc:
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc)
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)
- Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Kinh Bắc
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Hàng hải
- Đại học Sao Đỏ
Khu vực miền Trung:
- Đại học Vinh
- Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Khoa học - Đại học Huế
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
2.4. Chương trình đào tạo của các ngành
Như những thông tin ở trên chúng ta thấy được ngành có được rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước tham gia đào tạo. Hầu hết các trường đều có chương trình đào tạo riêng của mình nhưng phải đảm bảo được yếu tố chất lượng, truyền đạt được đầy đủ nội dung và kiến thức cho học viên đảm bảo học viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng của ngành. Các trường sẽ đào tạo như sau.
Khi mới vào trường học viên sẽ được nhà trường đạo tạo các môn cơ sở, căn bản và kỹ năng mềm để có một nền tảng kiến thức nhất định, khi học đã học xong những môn cơ sở ứng viên được đăng ký học các môn chuyên ngành ở những năm 3 và 4, Những môn chuyên ngành này sẽ giúp cho ứng viên có thêm được kinh nghiệm và kỹ năng
Xem thêm: Ngành Kỹ thuật cơ điện tử: Là gì? Ra trường làm gì?
3. Bạn có biết học xong ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông ra làm gì?
Tiêu chí lựa chọn học ngành gì quan trọng nhất là đầu ra của ngành sẽ làm gì? Đây là mối quan tâm của hầu hết các học sinh trong giai đoạn chọn trường chính vì vậy mà bạn cần phải tìm hiểu những thông tin về ngành để trả lời được câu hỏi ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông ra làm gì? Học xong ngành này bạn sẽ có thể làm được những vị trí công việc sau đây.
Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng: Sau khi hoàn thành xong chương trình học của ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông bạn có những kỹ năng và kinh nghiệm để có thể đảm nhận công việc vận hành quản lý hệ thống mạng viễn thông.
Kỹ sư thiết kế chế tạo: Đây là công việc mơ ước của nhiều người với những công việc chính đó chính là hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ, hoặc làm công việc vận hành thiết bị y tế.
Chuyên viên thiết kế quy hoạch: Với công việc này bạn có thể ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp làm nhiệm vụ tối ưu mạng, đảm bảo hệ thống mạng của công ty.
Giám đốc kỹ thuật, trường bộ phận kỹ thuật tại các doanh nghiệp, viễn thông, truyền hình… và rất nhiều vị trí hấp dẫn khác mà bạn có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp ngành này.
Xem thêm: Lương kỹ sư điện tử hiện nay
4. Mức lương của ngành này có cao không
Không những dẫn đầu trong cơ hội nghề nghiệp mà ngành này có có mức thu nhập khá cao, Với rất nhiều vị trí trong ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông được xếp vào danh sách top có mức lương hấp dẫn.
Theo thống kê thì thu nhập trong ngành này có thể lên đến 2.000USD/ tháng với những ứng viên có kinh nghiệm, có năng lực và trình độ thì mức lương không dừng lại ở đó.
Nhưng để có mức lương khủng đó thì ban đầu ứng viên ngành này cũng đi từ mức lương 7 triệu đến 9 triệu đối với những bạn trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm. Sau đó mức lương sẽ tăng dần theo trình độ và kỹ năng. Mặt bằng chung thì ngành này có mức lương khá cao, chính điều này đã thu hút được rất đông học sinh muốn theo học.
5. Tố chất cần có khi theo học ngành này
Ở một ngành nghề bắt buộc luôn có những yêu cầu riêng và để thành công với ngành nghề đó bạn cũng cần phải có tố chất vậy tốt chất cần có khi theo học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông là gì hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây.
- Để thành công với ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông bạn cần phải có đam mê và yêu thích ngành nghề này, đam mê và yêu thích là yếu tố đầu tiên giúp bạn thành công.
- Khi đã có đam mê bạn cần chuẩn bị thêm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian, kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các bài toán kỹ thuật
- Ngoài ra bạn cần phải biết sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin
Đây là những yếu tố cần có để làm nên thành công của ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông.
Xem thêm: [Cập nhật] Bản mô tả công việc kỹ sư điện tử viễn thông mới nhất
6. Tìm việc ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông ở đâu?
Để tìm kiếm một việc làm của ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông là điều không quá khó, nhưng chúng cũng chưa bao giờ là việc làm dễ dàng đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa biết đến cách tìm việc trên work247.vn. Đây là trang web số một hiện nay với rất nhiều tin tuyển dụng của các công ty lớn trên cả nước. Chính vì vậy mà tìm kiếm việc làm tại đây sẽ mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội việc làm. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm thì hãy thực hiện ngày hướng dẫn sau đây.
Đầu tiên thì bạn cần phải truy cập vào trang work247.vn đây là việc làm đầu tiên bạn cần phải thực hiện khi tìm kiếm việc làm trên trang. Sau khi đã truy cập vào trang work247.vn thì công việc tiếp theo của bạn cho chính là chọn lĩnh vực và ngành nghề bạn đang tìm kiếm. Sau đó điền tỉnh thành mong muốn làm việc và click vào ô tìm kiếm là bạn có ngày thông tin tuyển dụng của ngành nghề mình đang tìm kiếm. Với cách làm vô cùng đơn giản bạn có thể thêm rất nhiều cơ hội việc làm.
Ngoài ra trên trang work247.vn còn có thêm một phần về mẫu CV xin việc của các ngành nghề, ứng viên tha hồ tìm kiếm để lựa chọn.
Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông để có những lựa chọn và hướng đi đúng nhất của ngành nghề mình. Chúc các bạn thành công và lựa chọn đúng ngành nghề mình yêu thích.
3177 0