[Cẩm nang học và xin việc] Ngành Kỹ thuật môi trường ra làm gì?

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 25-04-2024

Song song với hàng loạt các yếu tố phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa,... chính là sự tồn tại của một môi trường dễ bị tổn thương. Cả loài người đang gồng mình và nỗ lực hết sức trong cuộc chiến dành lại “Trái đất xanh”. Trong đó, ngành Kỹ thuật môi trường đang được hệ thống giáo dục các quốc gia quan tâm hơn cả. Ở Việt Nam, đây cũng là một ngành học hấp dẫn các bạn trẻ. Bạn có thực sự phù hợp với chuyên ngành này? Hay nếu bạn muốn tìm hiểu chính xác hơn những gì được học, được làm từ kiến thức của Kỹ thuật môi trường, hãy xem xét những nội dung của work247.vn nhé!

Việc làm môi trường - xử lý chất thải

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Kỹ thuật môi trường - Ngành học dẫn đầu xu hướng

Ngành học dẫn đầu xu hướng

Dịch bệnh, ô nhiễm, khí hậu nóng lên, sinh vật dần bị tuyệt chủng,... tất cả đã quy tụ về một mối nguy hiểm khó mà lường được trước - Vấn đề môi trường. Dường như khi nhắc đến việc bảo vệ môi trường, ai trong mỗi chúng ta cũng nhận thức được, đó không chỉ là vấn đề của một tập thể, mà còn là của mỗi cá nhân. Và khi bảo về môi trường giờ đây cũng không chỉ là nhiệm vụ của một đất nước, mà là của cả các quốc gia đang tồn tại và phát triển trên Trái đất này.

Đó cũng chính là tiền đề cho sự hình thành của hàng loạt những ngành học liên quan đến môi trường. Trong đó, Kỹ thuật môi trường được xem là một trong những ngành học có tầm ảnh hưởng và mang tính chủ đạo nhất. Kỹ thuật môi trường là ngành đề cập đến mọi hoạt động liên quan đến việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai các kỹ thuật, công nghệ hướng đến việc giảm thiểu trong ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, tiết kiệm, tái chế, thu gom, phân loại và xử lý các chất thải độc hại bằng nhiều giải pháp gắn liền với Hóa - Sinh và Vật lý.

Kỹ thuật môi trường cũng đề cập đến việc nghiên cứu và thiết lập những giải pháp phù hợp về cơ chế quản lý, giám sát, hướng đến bảo tồn, bảo vệ môi trường sống cho con người, phát triển song song với bảo vệ để mang tính bền vững.

Xem thêm: [Giải đáp] Quan trắc môi trường là gì? Công tác bảo vệ môi trường

2. Học được gì ở ngành Kỹ thuật môi trường?

Với vai trò và tầm quan trọng của Kỹ thuật môi trường trong xã hội ngày nay. Có thể nhận định đây là một trong những ngành học được các cơ quan, ban ngành giáo dục đào tạo nói riêng và Chính phủ nói chung rất quan tâm và thường xuyên được tạo điều kiện để phát triển. Minh chứng cho điều này, tại nước ta, đã có rất nhiều cơ sở giáo dục công lập, tư thực nhưng hầu hết là chính quy đang đưa Kỹ thuật môi trường vào chương trình giảng dạy của mình. Vậy tham gia vào ngành học này, bạn sẽ được học những gì?

Với ngành Kỹ thuật môi trường, sinh viên sẽ được tiếp cận với hệ thống kiến thức đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp, từ đại cương đến cơ sở ngành liên quan đến: Công cụ quản lý môi trường; phương pháp nhận định và đánh giá về nhưng tác nhân, tác động đến môi trường; kỹ năng, kỹ thuật thực hành về công nghệ môi trường; kỹ thuật thu gom, kỹ thuật phân loại và các phương pháp tái chế, tái sử dụng cũng như nắm vững các nguyên lý và vận dụng chúng trong việc xử lý những nguồn tài nguyên môi trường bị ô nhiễm.

chương trình giảng dạy

Bên cạnh những khối kiến thức thiên về mặt lý thuyết, sinh viên Kỹ thuật môi trường trong quá trình tham gia học tập, cũng được các cơ sở tập trung đào tạo về các kỹ năng, kỹ thuật thực hành nghề nghiệp, nhằm am hiểu và hỗ trợ cho các lựa chọn việc làm sau khi ra trường. Chẳng hạn như: Kỹ năng phát hiện, phân tích và dự báo những tác nhân và tác động về môi trường có thể đã và đang xảy ra. Đồng thời, sinh viên cũng được giảng dạy các kỹ thuật thiết kế, xây dựng, triển khai thi công, giám sát, bảo trì và sửa chữa các hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp nước. Am hiểu kiến thức về các loại chất, khí để biết cách phân loại và xử lý sao cho phù hợp.

Chương trình đào tạo chuyên ngành này có thể không giống nhau, vì hiện tại có khá nhiều cơ sở giáo dục đang “đảm nhiệm” trọng trách giảng dạy. Mặc dù vậy, mục tiêu của các chương trình đào tạo này đều cung cấp sinh viên những khối kiến thức chung, để sau khi ra trường, sinh viên vừa am hiểu chuyên môn, vừa biết kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Tương tự như các chuyên ngành khác, sinh viên một vài năm đầu vẫn được tiếp cận với khối kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm những học phần bắt buộc. Sau đó là đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, lúc này sinh viên sẽ được tiếp cận những học phần mang tính chuyên môn hơn.

Xem thêm: Việc làm môi trường - xử lý chất thải tại Hà Nội

3. Cơ hội việc làm của cử nhân Kỹ thuật môi trường

cơ hội việc làm

Thông qua quá trình tham khảo các chương trình đào tạo của Kỹ thuật môi trường, chúng ta cũng có thể thấy sinh viên được học rất nhiều, am hiểu rất nhiều từ kiến thức cứng cho đến kỹ năng mềm. Cùng với nhu cầu xã hội về các vấn đề môi trường ngày càng phức tạp và gia tăng, người học Kỹ thuật môi trường ngày nay càng có hơn nhiều cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường.

Không chỉ việc làm đa dạng, mà theo work247.vn tìm hiểu, những công việc liên quan đến chuyên ngành này hầu hết có mặt khắp mọi nơi, mang đến một nguồn thu nhập dồi dào và ổn định cho người tìm việc. Cụ thể, sinh viên Kỹ thuật môi trường có thể làm được việc gì sau khi ra trường? Hãy cùng khám phá phần nội dung bên dưới nhé!

Xem thêm: Ngành công nghệ sinh học ra làm gì?

3.1. Chuyên viên tại các đơn vị, cơ quan hành chính

Mặc dù xin được vào làm ở các đơn vị hành chính Nhà nước là khá khó khăn. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể có cơ hội làm việc dưới chức danh chuyên viên tại các đơn vị, cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương. Đây là những cơ quan chuyên trách về các công tác và đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường.

3.2. Cán bộ quản lý Nhà nước về môi trường

Cán bộ quản lý Nhà nước về môi trường

Phòng ban, sở ngành, hay thậm chí là cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường chính là những địa điểm làm việc lý tưởng, có đặc thù môi trường là Nhà nước dành cho sinh viên Kỹ thuật môi trường. Tại đây bạn có thể làm việc dưới chức danh cán bộ quản lý, được phân công vào nhiệm vụ liên quan đến chính sách công về môi trường và tài nguyên, hay tham gia vào công tác kiểm soát, phê duyệt và quản lý những hồ sơ công trình, dự án được cấp phép xây dựng và có hoạt động tác động trực tiếp đến môi trường.

3.3. Giảng viên Kỹ thuật môi trường tại nhiều cơ sở

Ở hai sự lựa chọn trên, có thể bạn sẽ khá e dè vì môi trường Nhà nước khó có thể đặt chân vào. Tuy nhiên, một sự lựa chọn khác hoàn hảo hơn cả cho những ai muốn theo chân nghề giáo dục sư phạm, đó chính là trở thành một giảng viên. Với một sinh viên Kỹ thuật môi trường tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc, năng nổ và nhanh nhẹn trong các hoạt động tại Khoa, Trường. Đặc biệt, đạt được nhiều thành tích trong các công tác học tập, nghiên cứu khoa học, đã từng tham gia thiết kế các dự án liên quan đến môi trường có ích cho cộng đồng,...

Hãy thử nộp hồ sơ ứng tuyển vào khoa Kỹ thuật môi trường nơi bạn được rèn luyện và học tập trước đó, hoặc ở những cơ sở khác có chuyên môn liên quan đang có nhu cầu về nhân sự ngành sư phạm nhé. Chắc chắn bạn sẽ được ưu tiên khi là sinh viên của khoa, bắt đầu với vị trí trợ giảng, cán bộ giảng dạy (tuy chưa đủ điều kiện để đứng lớp), bạn có thể nhanh chóng được tạo điều kiện học lên Thạc sĩ để xây dựng sự nghiệp giảng dạy của mình.

3.4. Kỹ sư môi trường

Kỹ sư môi trường

Cuối cùng, một ngã rẽ hoàn toàn tách biệt với những sự lựa chọn ban đầu, đó chính là trở thành một kỹ sư môi trường. Ở nhiều trường Đại học, Kỹ thuật môi trường có thể được đào tạo theo hệ kỹ sư, sau khi ra trường sẽ nhận được bằng kỹ sư Kỹ thuật môi trường. Nhìn chung, với tấm bằng này trong tay, bạn có thể chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội và làm việc ở nhiều doanh nghiệp, công ty cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về bảo vệ môi trường.

Hoặc cũng có thể làm việc dưới nhiều chức danh khác nhau ở các công trình xây dựng, các nhà máy, xí nghiệp ở khu công nghiệp, khu kinh tế. Chuyên phụ trách các mảng: phân tích và xử lý chất, nước thải; thiết kế và vận hành các hệ thống cấp thoát nước,...

Nếu yêu thích việc nghiên cứu về lĩnh vực này, sinh viên Kỹ thuật môi trường sau khi ra trường cũng có thể phát triển sự nghiệp học thuật của mình bằng cách xin vào làm chuyên viên nghiên cứu tại các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, hay các viện, trung tâm nghiên cứu về môi trường trong và ngoài nước.

Xem thêm: Sự kiện ngày môi trường thế giới là ngày nào? Ý nghĩa của ngày môi trường.

4. Thông tin tuyển sinh và đào tạo

Đến đây, khi đã nằm lòng những thông tin về ngành Kỹ thuật môi trường, bạn đã thực sự hứng thú và mong muốn theo học chuyên ngành này? Nếu có, hãy tham khảo những kiến thức hữu ích sau đây nhé!

4.1. Các trường đào tạo Kỹ thuật môi trường

Các trường đào tạo Kỹ thuật môi trường

+ Miền Bắc: ĐH Bách khoa Hà Nội; ĐH Giao thông vận tải; ĐH Khoa học tự nhiên; ĐH Nguyễn Trãi; ĐH Tài nguyên và Môi trường; ĐH Mỏ địa chất; ĐH Công nghệ GTVT; ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN); ĐH Hàng hải; ĐH Công nghiệp Hà Nội; ĐH Thủ đô Hà Nội; ĐH Điện lực; ĐH Xây dựng; ĐH Nông lâm Thái Nguyên; ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; ĐH Dân lập Hải Phòng; ĐH Đông Đô; ĐH Công nghiệp Việt Trì,...

+ Miền Trung: ĐH Bách khoa Đà Nẵng; ĐH Duy Tân; ĐH Nha Trang; Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị; ĐH Hồng Đức; ĐH Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng; ĐH Tây Nguyên.

+ Miền Nam: ĐH Bách khoa TP HCM; ĐH Giao thông vận tải; ĐH Tôn Đức Thắng; ĐH Công nghệ TP HCM; ĐH Hoa Sen; ĐH Công nghiệp TP HCM; ĐH Sài Gòn; ĐH Tài nguyên và Môi trường; ĐH Văn Lang; ĐH Cần Thờ; ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM; ĐH Công nghệ Đồng Nai; ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM; ĐH Trà Vinh,...

4.2. Điểm chuẩn và khối thi

A00, 01, 02; B00, 01, 02, 03, 04,; C01, 02, 08, 13; D01, 07, 08, 90 là những tổ hợp môn khối thi được các cơ sở giáo dục xét tuyển cho ngành Kỹ thuật môi trường. Với mức điểm chuẩn, còn tùy thuộc vào bạn học trường gì, thi vào năm nào,... Tất cả những yếu tố đó sẽ tác động một phần vào điểm chuẩn cho ngành này. Tuy nhiên, mức điểm chuẩn xét từ kết quả kỳ thi THPT Quốc gia vào khoảng từ 17 - 21 điểm bạn có thể tham khảo để đưa ra tiêu chí ôn thi cho mình nhé.

Xem thêm: Việc làm Nông - Lâm - Ngư nghiệp

5. Tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật môi trường

Tố chất phù hợp

Để trở thành một sinh viên Kỹ thuật môi trường, trước tiên bạn cần học tốt các môn học trong khối khoa học tự nhiên. Bên cạnh đó, người học ngành này cũng nên có một nhận thức sâu xa hơn về vấn đề môi trường, tài nguyên. Rèn luyện tốt những kỹ năng để hỗ trợ trong quá trình học tập cũng như làm việc trong tương lai như: Kỹ năng ngoại ngữ cơ bản, kỹ năng giao tiếp, xử lý và phân tích dữ liệu tốt, nhạy bén trong xử lý tình huống và phát hiện vấn đề,...

Nhìn chung, Kỹ thuật môi trường là ngành có thể gia tăng thu nhập khá khủng cho những ai biết chớp lấy thời cơ và không ngừng rèn luyện, nâng cao về chuyên môn của mình. Chọn ngành là một trong những bước ngoặt mà ai ai cũng phải đối diện một lần. Chính vì thế, hãy xem xét mọi khía cạnh có thể tác động đến quyết định của bạn. Từ năng lực hiện tại, đam mê cho đến những khía cạnh khách quan khác.

Work247.vn tin rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã đủ tự tin để chinh phục ngành Kỹ thuật môi trường!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2044 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT