Hỏi&Đáp: Cử nhân ngành Truyền thông đại chúng ra làm gì?

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 25-04-2024

Sự bùng nổ thông tin trong thế giới kỹ thuật số vô cùng hiện đại đã và đang giúp ngành Truyền thông đại chúng tiến gần hơn với xã hội. Mặc dù là ngành khá mới mẻ, tuy nhiên chuyên ngành này đang được nhiều thế hệ trẻ quan tâm. Bởi sự thú vị trong hệ thống kiến thức, cùng với cánh cửa việc làm sau khi ra trường khá rộng mở. Bài viết của work247.vn sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt những thông tin chính xác nhất xoay quanh ngành học này!

Việc làm truyền thông

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về Truyền thông đại chúng

Tổng quan về Truyền thông đại chúng

Hiểu đúng bản chất của Truyền thông đại chúng sẽ giúp bạn nắm bắt một cách chính xác hơn những gì mình học được ở ngành này, cũng như tìm kiếm các công việc liên quan sau khi ra trường.

1.1. Hiểu chính xác về Truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng đề cập đến một loạt các công nghệ truyền thông tiếp cận với đa dạng đối tượng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Nó có thể được định nghĩa là một quá trình tạo, gửi, nhận và phân tích thông tin với các đối tượng thông qua các phương tiện giao tiếp bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Đây là một lĩnh vực có phạm vi rộng vì không chỉ xem xét cách một thông điệp được tạo ra, mà còn xem xét đến phương tiện mà thông điệp được gửi đi như thế nào.

Các phương tiện truyền thông chúng ta có thể tiếp cận hàng ngày, chẳng hạn như in ấn, phương tiện kỹ thuật số, internet, đài phát thanh, truyền hình,... Truyền thông đại chúng có bản chất đa ngành, kết hợp với nhiều yếu tố và nhiều lĩnh vực liên quan.  

1.2. Đặc điểm của Truyền thông đại chúng

Nói về đặc trưng của Truyền thông đại chúng, nhiều sinh viên hiện nay vẫn còn khá mơ hồ. Mặc dù giống với các phương thức giao tiếp khác, tuy nhiên đặc trưng của nó có thể được tóm gọn ở một số điểm như sau:

Đặc điểm của Truyền thông đại chúng

+ Thứ nhất, số lượng khán giả lớn

+ Thứ hai, đa dạng các đối tượng hướng đến

+ Thứ ba, đối tượng khán giả phân tán (không cùng một khu vực địa lý)

+ Thứ tư, cá nhân hóa đối tượng khán giả

+ Thứ năm, thông điệp phổ biến

+ Thứ sáu, sử dụng phương tiện cơ học hoặc điện tử

+ Thứ bảy, tính phổ biến liên tục và nhanh chóng

+ Thứ tám, không có phản hồi trực tiếp

+ Thứ chín, sử dụng công nghệ hiện đại

+ Thứ mười, yêu cầu sự trợ giúp chuyên nghiệp (phóng viên, nhà báo, biên tập viên, phát thanh viên, thiết kế,...)

Tin tuyển dụng: Việc làm truyền thông tại Hà Nội

2. Ngành Truyền thông đại chúng trong hệ thống giáo dục Việt Nam

Truyền thông đại chúng đã đi vào hệ thống giáo dục của Việt Nam như thế nào? Với mục đích gì?

2.1. Mục tiêu đào tạo của ngành

Mục tiêu đào tạo của ngành

Như khái niệm khi nói về Truyền thông đại chúng, trong giáo dục, chuyên ngành này được thiết kế với mục đích trang bị cho các sinh viên kiến thức về cách truyền đạt thông tin qua các phương tiện đại chúng thông dụng như: báo, đài, tạp chí, internet,... đến kịp thời với nhiều phân loại về đối tượng, khắp các khu vực địa lý để đạt được mục đích của thông điệp được tạo ra ban đầu. Có tổng cộng 8 lĩnh vực trong phạm vi của Truyền thông đại chúng, bao gồm: Truyền hình, phát thanh, bản ghi điện tử, internet, báo in, sách, tạp chí và điện ảnh.

Ngày nay, các lĩnh vực Truyền thông đại chúng phổ biến nhất với chúng ta đó là internet, truyền hình, báo chí và phát thanh.

Các chuyên gia truyền thông đại chúng sử dụng kiến ​​thức của họ về các nguyên tắc tu từ và thực tiễn truyền thông chiến lược để phát triển, chia sẻ và đánh giá các thông điệp hiệu quả cho các đối tượng mục tiêu lớn. Các chiến lược này cho phép các chuyên gia quan hệ công chúng, nhà báo, phát thanh viên, nhà quảng cáo và nhà tiếp thị, nhà văn, biên tập viên nội dung, nhà thiết kế đồ họa, họa sĩ minh họa, quản lý phương tiện truyền thông và các chuyên gia truyền thông khác để tạo và đưa ra các kế hoạch truyền thông được tính toán  từ tin tức phát thanh đến các chiến dịch tiếp thị trực tuyến, gần như có mặt ở mọi ngành công nghiệp.

2.2. Chương trình đào tạo của ngành

Tham gia ngành học này, sinh viên sẽ được tiếp cận và giảng dạy những kiến thức về các phương tiện truyền thông, đặc trưng của từng loại phương tiện. Kỹ thuật giao tiếp từ cơ bản đến nâng cao, biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn nhiệm vụ liên quan đến ngành học. Từ đó, sinh viên có thể biết cách tổng hợp, phân tích, phân loại, đánh giá các thông tin từ hoạt động, dịch vụ hay các sự kiện, chương trình truyền thông.

Đây cũng là một ngành học mà trong đó, sinh viên sẽ học được cách tự xây dựng và lập các chiến lược, kế hoạch truyền thông, kỹ năng tổ chức và triển khai các sự kiện, kế hoạch truyền thông, thực hiện các ấn phẩm, chiến dịch truyền thông và quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này.

Chương trình đào tạo của ngành

Đồng thời, sinh viên ngành này cũng sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ thuật đa dạng để sử dụng cơ bản hoặc thành thạo các máy móc, trang thiết bị hỗ trợ cho các hoạt động của ngành, chẳng hạn như: máy ảnh, máy quay, phòng thu âm, phòng phát thanh, điều chỉnh ánh sáng,.... song song với kỹ năng sử dụng các công nghệ phần mềm hiện đại, nhằm phục vụ trong quá trình sáng tạo hình ảnh, chỉnh sửa và hiệu đính video, nội dung văn bản,... Cuối cùng, sinh viên cũng học được cách làm thế nào để phát huy tính thực tiễn, tính khả thi của các sản phẩm truyền thông, kỹ thuật công nghệ truyền thông về đa dạng các lĩnh vực từ doanh nghiệp đến giải trí.

Về các học phần được giảng dạy trong chương trình đào tạo Truyền thông đại chúng. Sinh viên sẽ được tiếp cận với đa dạng các khối kiến thức, từ đại cương cho đến giáo dục chuyên nghiệp, cơ sở ngành. Ngoài các học phần bắt buộc chuyên về truyền thông, sinh viên học chuyên ngành này còn phải trải qua khá nhiều học phần liên quan đến ngoại ngữ, chú trọng vào tiếng Anh và cả tiếng Trung. Điều này giúp họ có năng lực ngoại ngữ thành thạo sau khi ra trường, để có thể làm việc và tiếp cận thuận lợi với những thông tin truyền thông quốc tế.

Thực tập nghiệp vụ và thực tập tốt nghiệp cũng là hai trong số các học phần bắt buộc ở năm cuối của sinh viên Truyền thông đại chúng. Ngoài ra, sinh viên ngành này cũng có thể chọn học phần thực hiện khóa luận tốt nghiệp hoặc đăng ký các học phần thay thế.

Xem thêm: Ngành kinh doanh thương mại ra làm gì?

3. Cử nhân Truyền thông đại chúng và cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Sự đa dạng của các định dạng phương tiện truyền thông đại chúng và thực tiễn truyền thông cho phép sự sáng tạo và linh hoạt trong lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên ngành này. Các sinh viên có thể theo đuổi việc làm trong bất kỳ lĩnh vực nào, bao gồm tiếp thị và quảng cáo, giải trí, y tế, báo chí, quan hệ công chúng, phi lợi nhuận và chính phủ, tư vấn truyền thông, truyền thông, dịch vụ tài chính và dịch vụ nước ngoài, dưới đây là một vài con đường sự nghiệp có thể thu hút nhiều người tham gia.

3.1. Chuyên viên tại các đơn vị trong ngành của Nhà nước

Chuyên viên tại các đơn vị trong ngành của Nhà nước

Nếu bạn ưa chuộng một môi trường làm việc mang đặc trưng “công sở Nhà nước”, thì trở thành các chuyên viên quản lý tại các đơn vị chuyên trách về lĩnh vực văn hóa truyền thông có vẻ là một lựa chọn lý tưởng.

Những địa điểm tuyển dụng công chức theo định kỳ trong lĩnh vực này có thể kể đến: Sở Thông tin và Truyền thông các khu vực. Hoặc bạn cũng có thể công tác tại các đơn vị như đài phát thanh truyền hình tỉnh,... Nhìn chung, đây là một lựa chọn không quá phổ biến, vì trên thực tế, khá khó khăn để một cử nhân Truyền thông đại chúng có thể ứng tuyển thành công trong các đơn vị thuộc Nhà nước này.

Nhưng nếu bạn có một bảng điểm xuất sắc, có lý lịch cá nhân sạch sẽ, nhiều thành tích đáng nể trong quá trình học tập, thì khả năng cao là bạn sẽ được xem xét đấy!

3.2. Chuyên viên truyền thông nội bộ

Sinh viên ngành học này sau khi ra trường thường gắn liền với các nghề nghiệp liên quan trực tiếp đến lĩnh vực được học. Chuyên viên truyền thông nội bộ là một trong số đó. Các doanh nghiệp lớn hiện nay đều có nhu cầu tuyển dụng vị trí này, họ là các cá nhân phụ trách mảng truyền thông trong công ty. Cụ thể, các chuyên viên truyền thông sẽ chủ động xây dựng các kế hoạch, chiến lược cho các hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, hay tổ chức sự kiện, phong trào để lan tỏa văn hóa doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên,... Những sự kiện như: Kỷ niệm thành lập công ty, hoạt động du lịch,.. cũng là nhiệm vụ của các chuyên viên truyền thông nội bộ.

Mức lương của ngành truyền thông khá đa dạng, tùy theo từng vị trí hay chức vụ công việc bạn đảm nhiệm. Với một chuyên viên truyền thông nội bộ, bạn sẽ có cơ hội chinh phục mức lương trung bình từ 8 - 12 triệu/tháng.

3.3. Chuyên viên tổ chức sự kiện truyền thông

Chuyên viên tổ chức sự kiện truyền thông

Tổ chức sự kiện là nội dung kiến thức đã được truyền tải trong quá trình học tập của các sinh viên Truyền thông đại chúng. Chính vì vậy, không quá ngạc nhiên khi đây là con đường sự nghiệp của nhiều bạn trẻ sở hiện nay. Các hoạt động truyền thông được tổ chức dưới hình thức sự kiện đang diễn ra sôi động ở nước ta. Từ sự kiện quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, cho đến sự kiện trao giải, tôn vinh, biểu diễn các hoạt động nghệ thuật, sự kiện họp báo, công chiếu điện ảnh,...

Nhiều công ty tổ chức sự kiện xuất hiện, đã tạo ra không ít cơ hội việc làm cho người tìm việc ngành nghề này. Bạn sẽ đảm nhiệm từ khâu khảo sát mặt bằng, đến khâu quản lý trang thiết bị sự kiện và nhân sự có mặt trong sự kiện đó,... Với nghề nghiệp này, khảo sát trung bình cho thấy mức lương dao động từ 7 - 9 triệu.

3.4. Chuyên viên sáng tạo nội dung

Nội dung là một khía cạnh không thể quan trọng hơn trong lĩnh vực Truyền thông đại chúng. Các thông điệp dù cho ngắn hay dài, bất kể bằng văn bản hay lời nói,.... đều cần đến một sự chuyên nghiệp và am hiểu không hề nhỏ. Đó chính là nghề của các chuyên viên sáng tạo nội dung. Họ là người trực tiếp xây dựng ý tưởng, thực hiện hóa các ý tưởng thành nội dung, thông điệp,...

Chuyên viên sáng tạo nội dung có thể làm việc ở nhiều địa điểm, chẳng hạn như các doanh nghiệp truyền thông, phòng truyền thông tại các công ty, tổ chức hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào, hoặc cũng có thể làm việc tự do. Nội dung công việc của họ thường xoay quanh việc xây dựng kịch bản, nội dung video, nội dung chương trình,... Với thu nhập trung bình từ 9 - 12 triệu/tháng.

3.5. Biên tập viên, phóng viên, bình luận viên, nhà báo

 Biên tập viên, phóng viên, bình luận viên, nhà báo

Không quá bất ngờ khi một cử nhân Truyền thông đại chúng có thể trở thành những biên tập viên, nhà báo, phóng viên hay bình luận viên. Đây đều là những công việc mang tính chuyên môn, phù hợp với năng lực của sinh viên trong ngành. Địa điểm làm việc mà bạn có thể ứng tuyển cũng khá đa dạng, từ các doanh nghiệp truyền thông, đến các tòa soạn, cơ quan thông tấn báo chí, tạp chí điện tử, đài phát thanh và truyền hình,...

Những nghề nghiệp này đều yêu cầu khá nhiều hiểu biết về chuyên môn, cũng như kỹ thuật đa dạng để sử dụng kết hợp, chẳng hạn như: Giao tiếp, viết lách, biên tập, ngoại ngữ,...

3.6. Chuyên viên PR Media, Digital Marketing

Họ đều là các chuyên gia trong việc tạo ra nội dung hấp dẫn và thông tin cho khán giả trực tuyến. Họ thường quản lý một hoặc nhiều trang web hoặc tài sản trực tuyến (như tài khoản truyền thông xã hội) và hình thành và thực hiện các kế hoạch nội dung nhằm giải quyết các mối quan tâm của độc giả. Các chuyên gia này sử dụng công cụ tìm kiếm và phần mềm phân tích lưu lượng truy cập web để đánh giá hiệu suất của trang web của họ về lưu lượng truy cập web và mức độ tương tác của người đọc, liên tục cập nhật nội dung trang web của họ để đảm bảo phù hợp với đối tượng mục tiêu của họ.

Mức lương trung bình: 10 - 15 triệu/tháng.

Ngoài việc là một lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, truyền thông đại chúng cũng là một lĩnh vực nghiên cứu trong giới học thuật. Vì vậy, cử nhân ngành này cũng có thể lựa chọn con đường sự nghiệp là giảng viên hoặc chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu sau khi ra trường nhé!

Xem thêm: [Góc định hướng] Không biết mình thích nghề gì phải làm sao?

4. Thông tin đào tạo và tuyển sinh Truyền thông đại chúng

Thông tin đào tạo và tuyển sinh Truyền thông đại chúng

Có thể bạn không biết, để học ngành Truyền thông đại chúng ở Việt Nam, chỉ có một lựa chọn duy nhất là thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Cái nôi ươm mầm nhiều thế hệ nhà văn, nhà báo, phóng viên,... và những cá nhân hoạt động ở lĩnh vực truyền thông của cả nước.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh ngành học này với hai phương án, đó là xét tuyển học bạ và xét tuyển theo kết quả Kỳ thi THPT Quốc gia. Theo đó, các tổ hợp môn xét tuyển bao gồm: Khối A16 (Toán - Văn - KHTN); Khối C15 (Toán - Văn - KHXH); Khối D01 (Toán - Anh - Văn) với mức điểm chuẩn trung bình qua các năm từ 21 - 23 điểm.

Trên đây là những chia sẻ của work247.vn về ngành Truyền thông đại chúng. Tham khảo các thông tin này để tự tin hơn trong quá trình chọn ngành bạn nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1898 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT