Quản lý chuỗi cung ứng SCM là gì? Tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng

Theo dõi work247 tại
Hà Ngọc Nhi tác giả work247.vn Tác giả: Hà Ngọc Nhi

Trong những năm trở lại đây, thuật ngữ quản lý chuỗi cung ứng được nhắc tới rất nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch vừa qua. Để hiểu rõ hơn về Quản lý chuỗi cung ứng là gì, work247 xin gửi tới bạn bài viết này.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Quản lý chuỗi cung ứng SCM là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng SCM là gì?
Quản lý chuỗi cung ứng SCM là gì?

1.1. Định nghĩa

Quản lý chuỗi cung ứng là thuật ngữ được Việt hóa từ cụm từ tiếng Anh Supply Chain Management, viết tắt là SCM. Quản lý chuỗi cung ứng ra đời gắn với hoạt động sản xuất và tiêu dùng. 

Theo sự phát triển của thời đại, thuật ngữ Quản lý chuỗi cung ứng được cập nhật liên tục và thực tế vẫn chưa có một ai cắt nghĩa chính xác nó là gì. Nhưng từ những tổng hợp và kiến thức liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu dùng đến hiện nay, quản lý chuỗi cung ứng có thể được hiểu là:

Quản lý chuỗi cung ứng là tổng hợp tất cả các hoạt động của các tổ chức liên kết với nhau, phản hồi những thông kịp thời và cần thiết, đảm bảo các hoạt động từ trước sản xuất đến sau tiêu dùng đều diễn ra bài bản và suôn sẻ thông qua hệ thống mạng lưới thông tin và công nghệ kỹ thuật.

Còn theo tác giả của cuốn sách “Essential of Supply Chain Management”, Michael Hugos, ông cắt nghĩa: Quản lý chuỗi cung ứng đề cấp các yếu tố trong chuỗi cung ứng bao gồm sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa những người tham gia chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng hiệu quả cho thị trường đang được phục vụ.

1.2. Đối tượng của tham gia chuỗi cung ứng

Đối tượng của tham gia chuỗi cung ứng
Đối tượng của tham gia chuỗi cung ứng

Theo mô hình cơ bản, một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm 3 đối tượng cơ bản: doanh nghiệp sản xuất, bên cung ứng dịch vụ và khách hàng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các hoạt động trong chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải phân biệt rạch ròi các đối tượng ứng với từng phân đoạn nhiệm vụ trong chuỗi.

- Nhà sản xuất: thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm, bao gồm nhà sản xuất nguyên vật liệu thô (nhà cung cấp đầu tiên) và nhà sản xuất thành phẩm. 

- Nhà phân phối: là khách hàng trực tiếp mua hàng tại doanh nghiệp, dự trữ hàng hóa với số lượng lớn và đem đi phân phối đến các nhà kinh doanh.

- Nhà bán lẻ: họ lấy hàng từ nhà cung cấp và đem hàng về, đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Số lượng mua của nhà bán lẻ thường thấp hơn rất nhiều so với nhà phân phối.

- Khách hàng: bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mua hàng đều được coi là khách hàng dù mục đích của họ sau khi mua hàng là bán lại hay tiêu dùng. 

- Nhà cung ứng dịch vụ: là những cá nhân, tổ chức cung cấp các dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất hay phân phối hàng. Các nhà cung ứng dịch vụ thường là các bên có trình độ chuyên môn cao hơn và có thể giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề có thể không phải là thế mạnh của doanh nghiệp như: hoạt động logistics, hoạt động nghiên cứu thị trường, hoạt động marketing, hoạt động công nghệ thông tin…

Xem thêm: Những điều bạn nên biết khi tìm hiểu quản trị logistic là gì

2. Phân biệt quản lý chuỗi cung ứng và Logistic

Nhiều người hiện nay vẫn lầm tưởng Quản lý chuỗi cung ứng - SCM và Logistics là một. Thực tế, SCM mang nghĩa rộng và bao hàm cả hoạt động logistics. Nếu như logistics chỉ tập trung vào hoạt động thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn kho của 1 doanh nghiệp thì SCM đề cập đến mối liên hệ trong quá trình kiểm soát chuỗi cung ứng trong mối quan hệ với nhiều tổ chức tham gia từ quá trình sản xuất đến quá trình phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng cuối cùng. 

3. Ý nghĩa của quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp quản lý chuỗi hiệu quả sẽ tận dụng được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và khẳng định giá trị sản phẩm cũng như thương hiệu của mình.

Khi doanh nghiệp quản trị và tính đến các rủi ro trong chuỗi cung ứng, họ có thể chủ động sắp xếp các hoạt động trong chuỗi như giảm lượng hàng tồn kho, giảm chi phí lưu kho bãi. Ngay nay, nhiều phần mềm công nghệ ra đời đã hỗ trợ các nhà quản lý có thể quản lý và giám sát chuỗi cung ứng từ xa.

Ý nghĩa của quản lý chuỗi cung ứng
Ý nghĩa của quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đảm bảo cho hàng hóa được lưu thông thuận lợi, giảm thiểu các rủi ro gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng. Biểu hiện rõ nhất cho điều này chúng ta có thể nhìn thấy trong giai đoạn giãn cách xã hội do dịch bệnh vừa qua. Hàng loạt các kênh thông tin truyền thông đã đưa tin về nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu nhà cung cấp, không thể đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa, không có hàng hóa đến tay người tiêu dùng…

Những doanh nghiệp này hầu hết đã phải chịu thiệt hại nặng nề trong mùa dịch vừa qua, thậm chí nhiều doanh nghiệp phá sản vì không thể sản xuất dẫn đến không có sản phẩm kinh doanh.

Mỗi một yếu tố trong chuỗi cung ứng đều đóng một vai trò nhất định và có liên quan mật thiết với toàn bộ hệ thống. Đảm bảo được sự thông suốt trong chuỗi cung ứng luôn là một vấn đề lớn mà các nhà quản trị phải đặt ra.

Xem thêm: Tìm hiểu Vendor là gì? Vai trò của vendor trong chuỗi cung ứng 

4. Xây dựng chiến lược quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

4.1. Cái nhìn bao quát về toàn bộ chuỗi cung ứng

Một chuỗi cung ứng có sự tham gia của nhiều đối tượng, trong đó mỗi đối tượng đảm nhiệm một vai trò khác nhau. Quản lý chuỗi cung ứng tốt không chỉ là xây dựng kênh bán hàng đa dạng, giảm lượng hàng tồn kho, mà xa hơn, người quản trị phải nắm trong tay khả năng điều hành toàn chuỗi. 

Cái nhìn bao quát về toàn bộ chuỗi cung ứng
Cái nhìn bao quát về toàn bộ chuỗi cung ứng

Ngày nay, công nghệ đã tham gia vào quá trình quản lý chuỗi cung ứng để thu thập, xử lý và phân tích thông tin của từng đối tượng trong toàn chuỗi. Tuy nhiên chiến lược quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả cần đảm bảo được các luồng thông tin đến và đi liên tục, đảm bảo tất cả các đối tượng trong chuỗi đều bắt được tín hiệu thông tin kịp thời

4.2. Theo kịp xu hướng quản lý chung

Mỗi ngành có một hệ thống và phương thức quản lý chuỗi khác nhau nhưng hầu hết chúng đều được cập nhật theo thời gian. Hãy đảm bảo rằng hệ thống xử lý thông tin trong chuỗi của bạn đáp ứng được xu thế phát triển chung và tình hình của từng đối tượng trong chuỗi. 

Theo kịp xu hướng quản lý chung
Theo kịp xu hướng quản lý chung

4.3. Kết hợp quản lý chuỗi cung ứng và quản lý rủi ro

Nhận thức được rủi ro để tối ưu hóa hoạt động quản lý. Bạn cần nhận diện ra những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của mình, khắc phục lỗ hổng và nâng cao hoạt động phân tích dữ liệu để phát hiện ra điểm yếu trong chuỗi cung ứng của bạn.

Kết hợp quản lý chuỗi cung ứng và quản lý rủi ro
Kết hợp quản lý chuỗi cung ứng và quản lý rủi ro

Ví dụ: Bạn nhận thấy doanh nghiệp bạn đang thiếu các nhà cung cấp dự phòng trong trường hợp nhà cung cấp quen thuộc có một vấn đề nào đó không thể cung cấp nguyên vật liệu cho mình. Nhất thiết bạn phải tìm ra giải pháp bằng cách tìm kiếm những nhà cung ứng nguyên vật liệu khác để đảm bảo hoạt động sản xuất của mình không bị gián đoạn. Một hoạt động gián đoạn sẽ làm cho cả hệ thống gián đoạn.

Tóm lại, Quản lý chuỗi cung ứng SCM là gì? Quản lý chuỗi cung ứng chính là hoạt động kiểm soát toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo không có gián đoạn quá trình khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy ở một điểm nào đó. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh và giải quyết các nhu cầu của người tiêu dùng.

Đến đây, work247.vn hy vọng đã có thể giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan đến Quản lý chuỗi cung ứng SCM là gì?

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem353 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT