Cách viết sơ yếu lý lịch của người xin vào Đảng chi tiết nhất
Theo dõi work247 tạiVới những người có mong muốn làm việc trong nhà nước và các cơ quan đoàn thể của nhà nước thì vào Đảng chính là mục tiêu phấn đấu mỗi ngày của họ. Nhưng không phải ai cũng biết rõ các thủ tục xin vào Đảng và đặc biệt là cách khai lý lịch xin vào Đảng. Dưới đây, mình sẽ chia sẻ với bạn cách khai sơ yếu lý lịch của người xin vào Đảng chi tiết nhất.
1. Vì sao phải viết sơ yếu lý lịch xin vào Đảng?
Sơ yếu lý lịch xin vào Đảng là một trong những yếu tố bắt buộc đối với những quần chúng ưu tú có mong muốn được kết nạp vào đội ngũ Đảng viên. Để trở thành một Đảng viên sẽ phải trải qua rất nhiều quy trình kiểm tra, xác minh cẩn thận và sơ yếu lý lịch cũng là một trong số đó. Bởi đây là một vị trí vô cùng cao quý nhưng cũng mang trên mình rất nhiều trọng trách với đất nước, với nhân dân.
Việc kê khai sơ yếu lý lịch được xem là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quy trình xét duyệt Đảng Viên. Sơ yếu lý lịch của người xin vào Đảng sẽ bao gồm tất cả các thông tin chi tiết nhất về bản thân người xin vào Đảng cũng như thông tin về nhân thân của họ. Theo đó, những người có nhiệm vụ xét duyệt hồ sơ sẽ là người kiểm tra, thẩm định lại xem các cá nhân đó có đủ điều kiện để xin vào đội ngũ Đảng hay không. Một lý lịch hoàn toàn trong sạch chính là yếu tố then chốt giúp người ứng tuyển có thể dễ dàng đứng vào đội ngủ Đảng viên.
Xem thêm: Cách viết bản nhận xét đảng viên dự bị chính xác, mới nhất
2. Cách viết các nội dung có trong sơ yếu lý lịch của người xin vào Đảng
Trong bản lý lịch của người xin vào Đảng sẽ bao gồm 26 mục cơ bản nhất để nhằm cung cấp mọi thông tin cần thiết cho việc kiểm tra và xét duyệt các vấn đề liên quan đến lý lịch của người đang xin vào Đảng. Vậy các nội dung có trong tờ khai lý lịch đó là gì? Người xin vào Đảng cần đặc biệt lưu tâm tới những nội dung nào khi khai lý lịch? Cùng mình đi tìm hiểu các nội dung đó ngay dưới đây nhé.
Ở mục họ tên đang dùng: cần khai đúng họ tên giống với chứng minh thư nhân nhân hoặc căn cước công dân, họ tên phải được viết in hoa.
Nam, nữ: Nếu bạn ở giới tính nào thì bạn sẽ gạch giới tính còn lại đi là được.
Họ tên khai sinh: Bạn phải viết đúng chính xác theo tên đã được khai trong giấy khai sinh.
Bí danh: Nếu bạn có sử dụng các bí danh khác ngoài tên thật thì có thể ghi vào nội dung này, còn nếu không có bạn có thể bỏ qua.
Ở phần ngày tháng năm sinh: Bạn cần ghi đúng trình tự ngày/tháng/năm theo đúng giấy khai sinh hoặc các giấy tờ pháp lý, giấy tờ tùy thân của mình như sổ hộ khẩu, chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân.
Nơi sinh: Bạn phải viết rõ ràng, chi tiết từ số nhà/thôn ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố nơi đã cấp giấy khai sinh của bạn.
Quê quán: Nội dung này sẽ xác định theo quê quán của bố đẻ hoặc nơi sống của ông/bà nội. Trừ một số trường hợp đặt biệt, có thể ghi theo quê mẹ đẻ hoặc quê quán người nuôi dưỡng, trong trường hợp không biết cả bố lẫn mẹ. Quê quán cũng cần phải ghi rõ cụ thể giống với mục “Nơi sinh” bên trên.
Nơi ở hiện nay: Các cá nhân khai đúng theo địa chỉ có ghi trong sổ hộ khẩu.
Dân tộc: Bạn cần viết đúng, chính xác dân tộc của mình. Trong trường hợp là con lai thì cần ghi rõ quốc tịch của bố hoặc mẹ là người nước ngoài.
Tôn giáo: Nếu bạn không theo tôn giáo nào thì có thể ghi “không”. Với những người có theo các tôn giáo thì cần ghi rõ tên tôn giáo và chức sắc của bản thân, nếu có.
Nghề nghiệp của bản thân hiện nay: Nếu bạn đã đi làm thì cần ghi rõ công việc của mình còn với những người đang đi học có thể ghi là học sinh hoặc sinh viên.
Trình độ hiện nay: Bạn cần ghi cụ thể tất cả các nội dung được đề cập đến trong mục này như học vấn phổ thông, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ,…
Các nội dung tiếp theo bao gồm như ngày và nơi kết nạp Đoàn TNCS HCM, ngày và nơi kết nạp Đảng lần đầu (nếu có), ngày và nơi công nhận chính thức lần đầu (nếu có) sẽ phải ghi rõ ngày/tháng/năm và cụ thể nơi kết nạp là ở cơ sở hay địa phương nào.
Người giới thiệu vào Đảng lần 1 (nếu có): Các cá nhân phải viết rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người đó hoặc nếu là các tổ chức, đoàn thể giới thiệu thì cũng ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức đó.
Lịch sử bản thân: Đây là bản tóm tắt sơ lược các mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời của mỗi cá nhân như thời gian đi học từng cấp, ngày tham gia vào các tổ chức, đoàn thể,…
Đã hoàn thành các công việc và chức vụ trước đó: Bạn cần phải ghi chi tiết, rõ ràng về thời gian, chức vụ và địa điểm làm việc của mình.
Đặc điểm lịch sử: Đây là nội dung cung cấp các thông tin như lý do bạn bị ngừng sinh hoạt Đảng lần đầu, nếu có; có vi phạm pháp luật dẫn đến bị bắt tù không; có tham gia các tổ chức nước ngoài nào không;…
Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua: Cá nhân đảm bảo ghi rõ ràng, đầy đủ thời gian, tên lớp đào tạo, địa điểm học, tên chứng chỉ được cấp.
Đi nước ngoài: Nội dung này bạn cũng cần ghi rõ thời gian, tên nước, mục đích và do đâu cử đi.
Khen thưởng và Kỷ luật: Ở 2 mục này các cá nhân cũng cần ghi rõ thời gian, hình thức khen thưởng hoặc kỷ luật, do cấp nào quyết định và danh hiệu đối với những cá nhân có khen thưởng.
Hoàn cảnh gia đình:
- Đối với bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ (chồng), vợ (chồng) của người kê khai cần ghi rõ đầy đủ họ tên, năm sinh, quê quán, địa chỉ cư trú, nghề nghiệp, nơi công tác, hoàn cảnh kinh tế theo từng cột mốc như trước Cách mạng tháng 8, sau Cách mạng tháng 8 và thái độ chính như nơi công tác, chức vụ trong Đảng (nếu có), tham gia các cuộc chiến tranh hay không,…
- Đối với anh/chị/em ruột của người đang kê khai hoặc anh/chị/em ruột của vợ (chồng) người đang kê khai: Người viết khai rõ họ tên, tuổi, nơi ở, chức vụ nghề nghiệp, nơi làm việc và hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị giống với mục trên.
- Đối với ông bà nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột cũng ghi tương tự với mục anh/chị/em ruột.
Tự nhận xét: Với mục tự nhận xét, các cá nhân cần phải tự nêu các ưu, khuyết điểm của bản thân về các mặt như phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác,…
Cuối cùng là mục Cam đoan và ký tên: Các cá nhân cần phải cam đoan về sự chính xác của các mục mà mình đã kê khai kể trên sau đó viết rõ ngày, tháng, năm tại thời điểm mình kê khai, ký và ghi rõ họ tên.
Xem thêm: Vào Đảng để làm gì? Đi tìm đáp án cho những thắc mắc khi vào Đảng
3. Các lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch của người xin vào Đảng
- Sơ yếu lý lịch của người xin vào Đảng là tài liệu mang tính pháp lý quan trọng nên người viết tuyệt đối không được gạch xóa, sửa chữa, viết hai màu mực trong tài liệu này.
- Đảm bảo tuyệt đối sự chính xác, trung trực đối với các nội dung kê khai bởi sau bước này, các cán bộ phụ trách sẽ tiến hành xác minh các nội dung mà bạn đã khai, nếu phát hiện có sự gian dối trong kê khai, bạn hoàn toàn có thể mất đi cơ hội vào Đảng hoặc thậm chí là bị kỷ luật hoặc xử phạt.
- Không được phép nhờ người khác kê khai hộ sơ yếu lý lịch xin vào Đảng, nếu bạn làm trái nguyên tắc và bị phát hiện, bạn sẽ có thêm một “vết nhơ” trong lý lịch của mình. Hơn nữa việc viết hộ còn rất có thể sẽ dẫn đến việc sai lệch các thông tin.
- Bạn có thể tìm kiếm các mẫu khai sơ yếu lý lịch xin vào Đảng bằng cách tải mẫu trực tiếp từ các trang web uy tín của nhà nước, cơ quan có thẩm quyền hoặc đến các cơ sở được cấp phép bán mẫu khai lý lịch của người xin vào Đảng để mua.
Các thông tin trên đây work247 đã cung cấp toàn bộ các nội dung có trong sơ yếu lý lịch của người xin vào Đảng. Hy vọng các bạn sẽ thấy hữu ích với các nội dung kê khai lý lịch vào Đảng mà mình đã chia sẻ nhé.
6631 0