Tìm hiểu về các chiến lược cạnh tranh trong marketing hiện nay
Tác giả: Phùng Hà
Với sự phát triển của thị trường kinh doanh hiện nay, để có thể tồn tại cũng như là cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường kinh doanh thì các doanh nghiệp sẽ đều cần có các chiến lược cụ thể, và một trong số đó có thể nhắc đến đó là các chiến lược cạnh tranh trong marketing. Vậy chiến lược cạnh tranh trong marketing là gì và đâu là các các chiến lược cạnh tranh được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất hiện nay? Hãy cùng work247.vn đi đến bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu rõ hơn về các chiến lược cạnh tranh trong marketing của doanh nghiệp nhé.
1. Tổng quan về chiến lược cạnh tranh trong marketing của doanh nghiệp
1.1. Chiến lược cạnh tranh trong marketing là gì?
Ngày nay, thị trường kinh doanh có thể nói là ngày càng phát triển, do đó để có thể chạy theo được xu hướng đó cũng như là để có thể phát triển và không bị thụt lùi so với các doanh nghiệp khác thì các chiến lược cạnh tranh sẽ là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại được và cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp khác ở trên thị trường kinh doanh.
Chiến lược cạnh tranh trong marketing có thể hiểu đó là việc mà một doanh nghiệp sẽ đưa ra được những kế hoạch về vấn đề kinh doanh nhằm đưa thương hiệu của mình trở nên phát triển hơn, lớn mạnh hơn, đồng thời có đủ năng lực để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở trên thị trường kinh doanh. Thông thường, đây sẽ là những kế hoạch được các doanh nghiệp nghiên cứu một kỹ lưỡng, bài bản để có thể phân tích được những lợi thế và hạn chế của các doanh nghiệp khác và mang tính dài hạn.
Xem thêm: Hướng dẫn cho bạn về 4 cấp độ cạnh tranh trong marketing rất cần
1.2. Tại sao lại cần phải có chiến lược cạnh tranh trong marketing?
Với việc thị trường kinh doanh ngày càng phát triển, có thể nói đây là nơi mà các doanh nghiệp cạnh tranh nhau vô cùng khốc liệt để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển hơn. Chính vì vậy, các chiến lược cạnh tranh trong marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm ra được các điểm yếu của các doanh nghiệp khác, đồng thời sẽ tạo dựng lên được các lợi thế mà các đối thủ cạnh tranh khác không có dựa trên những điểm mạnh của doanh nghiệp.
Trong thị trường kinh doanh thì các chiến lược cạnh tranh có thể được coi là một xu hướng tất yếu giúp cho các doanh nghiệp có thể một lần nữa khẳng định lại được thương hiệu và vị thế đã xây dựng được của mình trước những đối thủ cạnh tranh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp sẽ được thể hiện qua 2 khía cạnh chính, đó là sự khác biệt hóa về sản phẩm và chi phí thấp. Khi kết hợp 2 khía cạnh lại cùng với phạm vi hoạt động của một doanh nghiệp thì sẽ khiến cho doanh nghiệp hình thành nên 3 chiến lược cạnh tranh tổng quát nhất, đó là chiến lược về khác biệt hóa sản phẩm, chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp và chiến lược hóa tập trung.
2. Các chiến lược cạnh tranh trong marketing của doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
2.1. Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí của doanh nghiệp
Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí (cost leadership strategy) là việc sẽ tập trung vào tăng quy mô sản xuất và quy mô bán các sản phẩm/dịch vụ ở mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác, qua đó giúp doanh nghiệp có thể chiếm được nhiều thị phần trên thị trường kinh doanh. Tầm nhìn của nghiệp đó là sẽ trở thành nhà sản xuất dẫn đầu về chi phí thấp trong lĩnh vực.
Để có thể thực hiện được điều này, doanh nghiệp sẽ cần sản xuất các sản phẩm ở quy mô lớn do hiệu quả của chiến lược dẫn đầu về chi phí sẽ phụ thuộc vào quy mô. Do đó đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ rất khó để thực hiện được chiến lược này do việc này sẽ còn liên quan đến cả những hợp đồng của doanh nghiệp về việc cung cấp sản phẩm với số lượng lớn với giá thành thấp hơn trên thị trường.
Chiến lược dẫn đầu về chi phí không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất mà cũng có thể áp dụng được đối với cả các nhà phân phối sản phẩm/dịch vụ bởi lẽ yếu tố cốt lõi để có thể thực hiện được chiến lược này là việc có thể cung cấp các sản phẩm/dịch vụ với giá thành thấp hơn ở trong lĩnh vực.
Những yêu cầu để có thể thực hiện được chiến lược dẫn đầu về chi phí đó là dây chuyền sản xuất sản phẩm có quy mô lớn, nguồn cung nguyên vật liệu giá thấp, hoạt động quản lý, khả năng phân phối hiệu quả, …
2.2. Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa của doanh nghiệp
Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa của doanh nghiệp (differentiation strategy) là việc tạo ra hàng hóa/dịch vụ mà khiến người tiêu dùng cảm thấy vô cùng độc đáo, khác biệt của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác theo suy nghĩ của họ, từ đó tạo ra được lợi thế cạnh tranh.
Khi thực hiện chiến lược này, các doanh nghiệp sẽ duy trì sự độc đáo, mới lạ của các sản phẩm/dịch vụ trên thị trường để tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác. Một sản phẩm/dịch vụ sẽ cần tạo sự khác biệt với các sản phẩm/dịch vụ tương tự trên thị trường qua sự vượt trội về chất lượng, mẫu mã, các tính năng gia tăng hay là dịch vụ đi kèm, … và hoàn toàn có thể được bán với giá thành cao hơn ở trên thị trường. Các doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược này để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác, từ đó trở thành người dẫn đầu xu hướng ở trên thị trường kinh doanh.
Xem thêm: Giải đáp về 7P trong marketing dịch vụ và những lưu ý cần biết
2.3. Chiến lược cạnh tranh tập trung chi phí của doanh nghiệp
Chiến lược cạnh tranh tập trung chi phí (Concentration strategy) là chiến lược có những đặc điểm khá tương đồng so với chiến lược cạnh tranh dẫn đầu chi phí của doanh nghiệp. Về bản chất thì chiến lược cạnh tranh tập trung chi phí là việc doanh nghiệp sẽ tập trung vào một phân khúc ở trên thị trường kinh doanh cụ thể và sẽ giữ mức chi phí thấp ở phân khúc trên thị trường kinh doanh đó, đồng thời sẽ cung cấp sản phẩm/dịch vụ với mức giá thấp nhất. Mục tiêu của doanh nghiệp khi thực hiện chiến lược này là để tăng độ nhận diện về thương hiệu cũng như là giúp thỏa mãn các nhu cầu người tiêu dùng.
2.4. Chiến lược cạnh tranh tập trung phân biệt của doanh nghiệp
Chiến lược cạnh tranh tập trung phân biệt của doanh nghiệp (Differentiation Focused Competitive Strategy) là việc các marketer xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh nhắm tới một phân khúc khách hàng cụ thể ở trên thị trường kinh doanh để đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của tệp khách hàng đó. Chiến lược này sẽ không trung vào nhiều tệp khách hàng khác nhau mà sẽ hướng tới một thị trường cụ thể hơn với các sản phẩm/ dịch vụ mang sự độc đáo, khác biệt mà các đối thủ cạnh tranh khác chưa có. Tuy nhiên thì chiến lược cạnh tranh tập trung khác biệt sẽ có phân khúc thị trường khá nhỏ nhưng nó sẽ lại mang đến sự khác biệt cao nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng đó là người tiêu dùng và tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Về bản chất thì chiến lược cạnh tranh tập trung khác biệt của doanh nghiệp là việc thu hẹp thị trường, do đó các chi phí sản xuất cũng sẽ thấp hơn để có thể đáp ứng được tốt hơn nữa các nhu cầu của một tệp khách hàng cụ thể ở trên thị trường kinh doanh.
Trên đây là những chia sẻ của work247.vn về các chiến lược cạnh tranh trong marketing phổ biến nhất hiện nay của các doanh nghiệp. Hi vọng với bài viết bổ ích trên sẽ mang lại thêm cho bạn nhiều thêm kiến thức về các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.