Phân tích chuyên sâu công việc ở các vị trí trong Marketing

Tác giả: Phạm Hường

Thời đại công nghệ phát triển, các hoạt động kinh doanh truyền thống được chuyển đổi thành công cụ hiện đại hơn đó chính là Marketing. Marketing luôn là ngành nghề chiếm được sự yêu thích của đông đảo giới trẻ bởi cơ hội nghề nghiệp cao, phong cách làm việc sáng tạo. Sau đây hãy cùng mình tìm hiểu xem các vị trí trong Marketing là những vị trí nào nhé.

1. Tổng quan về Marketing

Mỗi ngày trôi qua đều xuất hiện vô vàn các thương hiệu từ nhỏ đến lớn trên thị trường thương mại điện tử. Chính vì vậy mà mỗi ngày con người đều được tiếp xúc với hàng trăm, hàng ngàn mẫu quảng cáo sản phẩm khác nhau.

Đó chính là thời khắc mà thương hiệu của bạn được người dùng biết đến, quản lý thương hiệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong yếu tố sống còn của doanh nghiệp ngày nay. Do vậy mà nhân sự ngành Marketing luôn được trọng dụng bất kể lúc nào.

Tổng quan về Marketing

Marketing được hiểu là hành động tiếp thị. Nhân viên Marketing được hiểu là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, khiến cho họ có mối quan hệ gần gũi hơn. Nói cách khác, Marketing sẽ thực hiện các chiến dịch quảng bá những sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh của doanh nghiệp đến khách hàng để thu hút khách hàng tiềm năng.

Marketing luôn là vị trí đóng vai trò cho sự phát triển doanh thu và thương hiệu của doanh nghiệp. Như vậy, nếu trở thành một nhân viên marketing giỏi chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều mức thu nhập và đãi ngộ khủng mà doanh nghiệp cung cấp.

Xem thêm: Các công cụ Digital Marketing - Hiệu quả - Tiện ích và tối ưu

2. Tham khảo các vị trí trong Marketing tại doanh nghiệp

2.1. Giám đốc marketing

Giám đốc marketing hay còn có tên gọi khác là CMO (tên viết tắt của Chief Marketing Officer), đây là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp thực hiện những định hướng và hoạt động kinh doanh. 

Giám đốc marketing sẽ là người đảm nhận chủ yếu các nhiệm vụ liên quan tới quản lý chi tiêu trong phòng marketing, các chi phí cho chiến dịch, dự án quảng cáo hoặc những giá trị doanh thu mang lại từ các chiến dịch quảng bá phát triển thương hiệu, giới thiệu sản phẩm đó.

Đối với một số doanh nghiệp, Giám đốc marketing sẽ kiêm luôn vị trí Giám đốc thương hiệu, đây là vị trí cao nhất của phòng ban Marketing. Để có thể tiếp quản được công việc cao cả và đầy áp lực này mà nhiệm vụ chính của Giám đốc marketing sẽ được phân bổ như sau:

- Giám đốc Marketing có nhiệm vụ đưa ra các ý tưởng về chiến dịch, dự án từ đó lên kế hoạch cho chiến dịch với mục tiêu mang về doanh thu cho doanh nghiệp. Họ sẽ là người đưa ra định hướng về hoạt động Marketing, đưa ra lối đi cho hành trình phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

Giám đốc marketing

- Là người chịu trách nhiệm chính về những hiệu quả chiến dịch trong phòng ban marketing cùng với sự phối hợp của ban quản lý, giám đốc.

- Thực hiện các buổi diễn thuyết, thuyết trình tại các sự kiện kinh doanh liên quan đến hoạt động doanh nghiệp.

- Là người có thể triển khai và cân đối các ngân sách marketing một cách hiệu quả và tiết kiệm cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như các chi phí cho dự án quảng cáo, phát triển thương hiệu mang lại nguồn chi phí tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo được doanh thu cho doanh nghiệp.

- Giám đốc Marketing sẽ có trách nhiệm phát triển phòng ban của mình từ kỹ năng làm việc đến phương thức làm việc. Họ còn có trách nhiệm như việc đào tạo nhân sự, phân bổ công việc cho nhân sự.

2.2. Trưởng phòng marketing

Thấp hơn vị trí Giám đốc Marketing đó chính là vị trí trưởng phòng Marketing. Nhiệm vụ chủ yếu của vị trí trưởng phòng Marketing đó chính là sẽ đảm nhận các nhiệm vụ về quản lý công việc mang tính chuyên môn như lên kế hoạch, chiến dịch, dự án quảng bá thương hiệu, quảng cáo.

Trưởng phòng marketing

Đồng thời họ còn thực hiện các nhiệm vụ như quản lý nhân sự, đào tạo và hướng dẫn bậc nhân viên về những công việc và nhiệm vụ đã được giao. Phát triển phòng ban Marketing ngày càng đi lên.

Để công việc mang lại hiệu suất tốt nhất, trưởng phòng Marketing sẽ là người định hướng và lên kế hoạch cho toàn bộ nhân viên phòng marketing. Đối với một số doanh nghiệp, vai trò và nhiệm vụ của trưởng phòng marketing sẽ tương đồng như giám đốc marketing.

Xem thêm: Phòng marketing thuê ngoài là gì? Tại sao nên chọn hình thức này 

2.3. Nhân viên SEO

SEO là viết tắt của Search Engine Optimize có nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm cho người dùng. SEO là một vị trí đóng vai trò quan trọng trong phòng ban Marketing. Nhiệm vụ công việc của nhân viên SEO chính là thực hiện các việc quản lý và dự án SEO của doanh nghiệp.

Nhân viên SEO sẽ có nhiều vị trí công việc khác nhau như: SEO Manager, SEO Leader, SEOer Content, …Nhìn chung, mục tiêu chủ đạo cũng những vị trí SEO này chính là phối hợp để đưa từ khóa mục tiêu của doanh nghiệp lên top tìm kiếm cao nhất của Google.

Nhân viên SEO

Bên cạnh việc thúc đẩy lên top từ khoá, thông thường doanh nghiệp cũng sẽ đặc biệt quan tâm đến mục tiêu Traffic, tức là số lần nhấp chuột của người dùng. Việc tăng số lượng nhấp chuột của người dùng vào trang web sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi, phát triển thương hiệu và các sản phẩm, dịch vụ một cách tối ưu nhất.

Tham khảo một số nhiệm vụ của nhân viên SEO như sau:

- Lên kế hoạch nghiên cứu từ khoá cho doanh nghiệp

- Xây dựng nội dung (content) cho bài viết hoặc Website

- Tối ưu Onpage và tối ưu Offpage hiệu quả

- Xây dựng hệ thống Backlink

SEO là một trong những cách đẩy mạnh thương hiệu giúp tiết kiệm chi phí tốt nhất cho các chiến dịch quảng cáo. Đây là kênh Marketing mang lại hiệu quả về sự nhận biết thương hiệu cũng như phát triển bền vững. Do vậy, mà SEOer là một bộ phận không thể thiếu trong phòng ban Marketing.

2.4. Nhân viên Content marketing

Content là cách truyền tài giá trị sản phẩm của doanh nghiệp đến người dùng một cách hiệu quả. Nhắc đến Marketing thì không thể thiếu Content, chúng đi đôi với nhau để tạo mục tiêu nhắm tới khách hàng tiềm năng và thu hút họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

Content là vị trí bắt buộc phải có, yêu cầu để trở thành một nhân viên Content Marketing đó chính là tính sáng tạo về mặt diễn đạt nội dung, cách truyền đạt hữu ích đến người đọc để phục vụ cho chiến dịch quảng bá thương hiệu, quảng bá hình ảnh và sản phẩm.

Content Marketing

Vị trí nhân viên Content marketing cũng có thể được phân chia thành nhiều vị trí khác nhau chẳng hạn như Content SEO, Content quảng cáo, Design, Xây dựng video, … Tóm lại, nhiệm vụ chính của nhân viên Content marketing chính là sản xuất, sáng tạo ra những nội dung phù hợp với thông tin, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Mô tả nhiệm vụ công việc của nhân viên Content Marketing như sau:

- Lên ý tưởng và đề xuất nội dung cho sản phẩm của doanh nghiệp

- Xây dựng nội dung phù hợp cho các chiến dịch quảng cáo PR, SEO…

- Có kiến thức về thiết kế, xây dựng video cơ bản

- Xây dựng ý tưởng nội dung để quảng bá đến tệp khách hàng tiềm năng và các mục tiêu tiềm năng.

2.5. Nhân viên Quảng cáo PR

Nhân viên quảng cáo PR là vị trí không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi nhiệm vụ công việc của nhân viên PR chính là xây dựng hình ảnh, truyền bá hình ảnh của sản phẩm đến người tiêu dùng trong cộng đồng.

Công việc của Nhân viên PR cũng tương tự như nhân viên quảng bá thương hiệu. Mục đích của họ đều là biến thương hiệu, sản phẩm trở nên thân thiện với người dùng, tiếp xúc với khách hàng tiềm năng để biến họ thành khách hàng của doanh nghiệp mình.

Do vậy, mà các quản lý như trưởng phòng marketing hay giám đốc marketing sẽ là người đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sợi dây liên kết giữa các bộ phận với nhau và các thành viên với nhau. Tạo thành một tập thể đoàn kết để thúc đẩy chiến dịch quảng bá thương hiệu đến người dùng và tăng doanh thu cho công ty.

Quảng cáo PR

Bên cạnh việc sử dụng các kỹ thuật Marketing để đẩy mạnh phát triển thương hiệu, các thành viên trong phòng ban marketing có thể tìm hiểu đến các phương tiện truyền thông để quảng cáo như báo, tivi, truyền hình, … hoặc thuê các KOLs, ca sĩ và người nổi tiếng để quảng bá thương hiệu đến người dùng.

Nhìn chung, để trở thành một Marketing chuyên nghiệp thì kỹ năng sáng tạo, linh hoạt trong từng dự án chiến dịch là yếu tố rất quan trọng. Đồng thời, họ cần biết cách thương lượng để đạt được mục tiêu về tiết kiệm chi phí dự án quảng cáo nhưng vẫn thu về mức doanh thu cao cho doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các vị trí trong marketing cũng như vai trò và nhiệm vụ công việc của từng vị trí. Nhìn chung, mục tiêu chính của các vị trí đều là thực hiện chiến dịch đẩy mạnh thương hiệu để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Hy vọng những thông tin mà work247.vn cung cấp sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích về tiếp thị marketing cho các bạn, đừng quên theo dõi và cập nhật các bài viết mới nhất của chúng tôi thường xuyên bạn nhé.