Mô hình kinh doanh của Lazada hiện nay là mô hình gì?

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Lazada là công ty lớn cung cấp các dịch vụ về mảng thương mại điện tử, vị thế ở Đông Nam Á hiện tại của Lazada có thể nói là vô cùng lớn và có thể nói Lazada là một trong những công ty thành công nhất về mảng này. Chính vì sự thành công này đã khiến có nhiều thắc mắc xung quanh về vấn đề mô hình kinh doanh của Lazada. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng nhau làm sáng tỏ loại mô hình này nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quát về công ty Lazada

Đối với các tín đồ nghiện mua sắm, chắc hẳn cái tên Lazada không còn xa lạ gì đối với chúng ta nữa khi mà việc mua sắm online của chúng ta thường xuyên được thực hiện trên ứng dụng mua sắm trực tuyến Lazada. Đây là ứng dụng giúp chúng ta mua sắm mọi loại mặt hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải mất thời gian đến tận các cửa hàng truyền thống để tìm mua sản phẩm vừa ý mình.

Công ty Lazada
Công ty Lazada

Lazada được thành lập vào năm 2011, cho đến khoảng tháng 3 năm 2012 thì cái tên Lazada chính thức được du nhập vào Việt Nam và nổi lên. Đến năm 2015, tỷ phú người Trung Quốc Jack Ma chính thức mua lại công ty Lazada và biến nó trở thành một công ty về thương mại điện tử thuộc tập đoàn Alibaba. Sau nhiều quá trình hình thành và phát triển, có thể nói hiện nay công ty Lazada đang rất thành công ở mảng thương mại điện tử, trở thành một công ty vô cùng nổi tiếng và có một vị thế lớn tại Đông Nam Á ở mảng thương mại điện tử.

Tỷ phú Jack Ma của tập đoàn Alibaba
Tỷ phú Jack Ma của tập đoàn Alibaba

2. Mô hình kinh doanh của Lazada

Hiện nay, Lazada đang kinh doanh theo mô hình B2B (Business To Business). Đây là kiểu mô hình mà Lazada sẽ là nơi trung gian giúp người bán và người mua có thể buôn bán hàng hóa trực tuyến với nhau thông qua ứng dụng mà Lazada cung cấp.

Mô hình kinh doanh B2B
Mô hình kinh doanh B2B

Tại mô hình này, Lazada sẽ không kiểm soát về cả chất lượng hàng hóa cũng như là người mua và người bán. Trong trường hợp xảy ra các vấn đề liên quan đến khiếu nại hoặc tranh chấp giữa hai bên, Lazada sẽ đứng ra để thực hiện giải quyết các vấn đề đó. 

Ngoài ra, một điều rất thú vị ở mô hình này của Lazada đó chính là khi các đơn vị tham gia vào loại mô hình này của Lazada, họ sẽ không cần đến các giấy phép về kinh doanh mà vẫn có thế bán hàng qua hình thức online, do vậy đây chính là điều khiến có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào mô hình này và khiến Lazada ngày càng trở nên phổ biến và phát triển.

Bán hàng theo hình thức online
Bán hàng theo hình thức online

3. Mô hình B2B

3.1. Giới thiệu mô hình B2B

Mô hình B2B tên tiếng anh đầy đủ là Business To Business) là một mô hình diễn tả hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Hiện nay, mô hình này có thể coi là một giải pháp hoàn hảo trong thời đại công nghệ dịch vụ, giúp người mua và người bán của Lazada tìm được với nhau.

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam đều đang sử dụng loại mô hình B2B. Nắm bắt được điều này, Lazada cũng phát triển loại mô hình này và hứa hẹn trong tương lai sẽ còn nhiều triển vọng để loại mô hình này phát triển rộng rãi hơn.

3.2. Ưu điểm của mô hình B2B

Hiện nay, để có thể tăng tối đa lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ thường hợp tác lại với nhau để có thể tăng doanh thu dựa vào các website trung gian thương mại điện tử theo mô hình B2B.

Thông thường, đối với một người tiêu dùng thì tâm lý sẽ là yếu tố rất quan trọng quyết định đến việc thực hiện mua hàng hòa. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp thì logic chính là điều đang tác động đến họ. Việc các doanh nghiệp hợp tác lại với nhau qua mô hình B2B sẽ mang lại lợi ích chung cho họ, có thể kể đến như là:

- Tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí nguồn nhân lực, chi phí quản lý mà vẫn đảm bảo được sự hiệu quả khi bán sản phẩm.

- Mở ra thêm các cơ hội giúp các doanh nghiệp có thể kinh doanh với nhau.

- Tiếp cận được tệp khách hàng rộng hơn trong thời đại công nghệ hiện nay.

- Tạo ra các sự liên kết giữa các doanh nghiệp làm ăn với nhau và mở ra lợi ích chung cho sự hợp tác đó.

Tiết kiệm chi phí
Tiết kiệm chi phí

3.3. Các loại mô hình B2B hiện nay

Hiện nay, do mô hình B2B trở nên khá phổ biến nên từ đó cũng sinh ra nhiều loại mô hình của B2B giúp tạo ra quyền lợi, lợi ích cho từng đơn vị mua và bán sản phẩm. Các doanh nghiệp sẽ lựa chọn mô hình phù hợp với đặc điểm quốc gia của họ. Các loại mô hình B2B phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

- Mô hình B2B có lợi cho bên mua sản phẩm: Ở loại mô hình này thì các đơn vị kinh doanh sẽ sử dụng cả nguồn hàng bên thứ 3 để cung cấp cho khách hàng khi nhận được đơn hàng, điều này giúp bên mua có thể lựa chọn được đa dạng hàng hóa và đảm bảo chất lượng hơn.

- Mô hình B2B có lợi cho bên bán sản phẩm: Ở loại mô hình này thì các doanh nghiệp sở hữu những trang thương mại điện tử riêng sẽ cung cấp hàng hóa cho các đối tác như là: đại lý, nhà bán buôn, bán lẻ, doanh nghiệp, … với số lượng hàng hóa lớn.

- Mô hình B2B theo dạng trung gian: Đây là loại mô hình mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày, ở mô hình này thì các trang thương mại điện tử sẽ đóng vai trò là một sàn thương mại điện tử trung gian để kết nối giữa người mua và người bán lại với nhau.

- Mô hình B2B dạng hợp tác thương mại: Cũng gần giống với mô hình B2B theo dạng trung gian tuy nhiên loại mô hình B2B theo dạng hợp tác thương mại thì mang nhiều thiên hướng về tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn.

3.4. Mô hình B2B mà công ty Lazada đang sử dụng hiện nay

Hiện nay, công ty Lazada đang sử dụng loại mô hình B2B trung gian, có nghĩa là Lazada sẽ là trang thương mại điện tử trung gian giữa người mua và người bán. Khi các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu bán sản phẩm, họ sẽ đăng thông tin về sản phẩm đó lên trang thương mại điện tử của Lazada (hình thức, mẫu mã, giá thành, chất lượng, …) để tiếp cận tới các khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm của họ.

3.5. Lợi ích mà mô hình B2B trung gian đem lại cho tất cả chúng ta

Việc sử dụng mô hình B2B trung gian này sẽ tiện lợi hơn các mô hình kinh doanh truyền thống B2C (Business To Customer) mặc dù sẽ khá khó khăn ở thời điểm đầu. Đối với mô hình B2B thì không quan trọng là đơn vị hay doanh nghiệp bán hàng ở đâu mà người tiêu dùng vẫn có thể tìm mua được những món hàng có giá thành từ bình dân đến cao cấp một cách nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải di chuyển đến tận nơi.

Khách hàng có thể mua sản phẩm ở bất cứ đâu
Khách hàng có thể mua sản phẩm ở bất cứ đâu

Không chỉ có vậy, đối với mô hình B2B, người tiêu dùng có thể tìm thấy những sản phẩm khác dựa theo sự gợi ý của Lazada, từ đó có thể so sánh giá thành cũng như chất lượng qua các sản phẩm tương tự để có thể mua được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Còn đối với các doanh nghiệp tham gia mô hình này của Lazada, họ có thể bán hàng, quảng cáo sản phẩm trên trang thương mại điện tử của Lazada, điều này sẽ trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn, từ đó giúp họ trở nên lớn mạnh và chiếm được ưu thế trong thị trường.

Còn đối với công ty Lazada, họ sẽ chỉ cần đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa và hưởng lợi nhuận từ việc này, tạo sự kết nối giữa các đơn vị người mua và bán mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về mô hình kinh doanh của Lazada. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách thức vận hành cũng như là lợi ích mà mô hình này mang lại cho chúng ta.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem658 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT