Cách ứng xử với cấp trên khôn khéo đúng chuẩn nơi công sở

Tác giả: Hoàng Thanh Vân 20-05-2024

Trong môi trường công sở, điều quan trọng ngoài các nhiệm vụ chuyên môn ra thì cách ứng xử giữa người với người là một trong những điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là ứng xử với sếp của mình. Hãy khám phá những cách ứng xử với cấp trên sao cho khôn khéo, đúng chừng mực để thể hiện được sự tôn trọng cấp trên, đồng thời cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp của chính mình.

Mẫu CV xin việc

Bạn có biết tại sao sếp lại không tin tưởng mình hay không? Một trong những nguyên nhân chính đó là do cách ứng xử của bạn thiếu thông minh, không khôn khéo để sếp có thể tin tưởng bạn. Ứng xử với sếp là cả nghệ thuật giao tiếp rất quan trọng đòi hỏi chúng ta phải thực sự dụng tâm. Hãy nghiên cứu những cách ứng xử với cấp trên thật khôn khéo để không bị cho là nịnh bợ mà vẫn có thể tạo được ấn tượng tốt đẹp trong mắt sếp và các đồng nghiệp.

1. Những nguyên tắc khi ứng xử với cấp trên

Ứng xử với cấp trên sao cho khéo léo để đatm bảo mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên?

Cách ứng xử với cấp trên một cách thông minh và khôn khéo

Nguyên tắc giao tiếp ứng xử với cấp trên là một trong những yếu tố rất quan trọng đòi hỏi các bạn phải nắm được để có cách ứng xử thông minh và trở thành một nhân viên lịch thiệp trong mắt của sếp, vậy thì những nguyên tắc đó là gì?

- Hãy dùng thái độ chân thành khi nói chuyện với sếp: khi bạn chân thành thì thái độ và lời bạn nói ra sẽ được cấp trên đánh giá cao hơn. Lúc đó, cấp trên của bạn sẽ cảm nhận được sự trân trọng của bạn dành cho mình.

- Hãy luôn có thái độ tôn trọng sếp trong cuộc trò chuyện: Khi nói chuyện với sếp, bạn hãy nghe hết những ý kiến của sếp, bạn không nên ngắt lời sếp khi sếp đang nói. Ngắt lời khi người khác đang nói chính là một trong những hành động khiếm nhã khiến bạn trở thành một con người sỗ sàng, thiếu tế nhị và đặc biệt là thiếu tôn trọng người đang nói.

- Hãy luôn giữ khoảng cách thích hợp với sếp khi nói chuyện: Bạn đừng nên đứng quá gần với sếp và cũng không nên đứng quá xa với sếp, cả hai trường hợp đều không nên và cũng đều thể hiện thái độ không tôn trọng sếp của bạn.

Cách ứng xử với cấp trên với những nguyên tắc cơ bản

- Hãy luôn biết kiểm soát những cảm xúc của bạn khi nói chuyện với sếp: Tất nhiên trong quá trình làm việc thì bạn và sếp của bạn sẽ có những bất đồng về quan điểm. Thế nhưng điều mà bạn cần nhất vẫn là sự tôn trọng và lịch sự thay vì bạn nổi cáu với sếp của mình. Chắc chắn hậu quả mà bạn nhận được cũng không hay ho gì nhé.

Đó là một vài nguyên tắc quan trọng khi bạn ứng xử với cấp trên của mình, cho dù sếp của bạn là người như thế nào thì trách nhiệm của bạn với vai trò là người nhân viên dưới quyền thì vẫn cứ hay tôn trọng sếp của mình trước tiên.

Đọc thêm: Cách báo cáo công việc cho sếp gây ấn tượng tuyệt đối

2. Những kỹ năng mềm khi ứng xử với cấp trên

Để có thái độ đúng mực với cấp trên của mình thì các bạn cần phải có những kỹ năng mềm quan trọng trong cuộc giao tiếp và ứng xử với sếp của mình. Dưới đây là một vài kỹ năng mềm cần thiết để giúp cho bạn có được những cơ hội hấp dẫn nhất, mang đến những điều tuyệt vời nhất trong cuộc giao tiếp với sếp của bạn.

Những kỹ năng quan trọng trong cách ứng xử với cấp trên

2.1. Hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi giao tiếp với sếp

Giao tiếp với sếp quả là một vấn đề lớn, rất nhiều bạn không đủ tự tin để có cuộc trò chuyện hay làm việc trực tiếp với cấp trên. Thực tế thì có nhiều bạn có tâm lý sợ sếp, họ không tự tin để nói chuyện với sếp, sợ sếp trách móc hay phát hiện ra năng lực thực sự của mình chẳng hạn... nói chung là vô vàn nỗi sợ.

Chính vì thế mà trước khi làm việc với sếp thì bạn hãy chuẩn bị thật tốt, những vấn đề mà bạn cần chuẩn bị bao gồm:

- Những nội dung của thông tin có liên quan tới cuộc trò chuyện/mục đích của cuộc trò chuyện/công việc.

- Những vấn đề quan trọng cần trao đổi với sếp của bạn.

- Tài liệu, giấy tờ... có liên quan tới công việc.

- ...

Cách ứng xử với cấp trên - kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng

Việc chuẩn bị trước khi làm việc với sếp sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, bởi vì, sếp của bạn sẽ không có nhiều thời gian để có thể nghe hết những gì bạn nói, do đó bạn hãy chuẩn bị các vấn đề cốt lõi để làm sao nói cho sếp của bạn hiểu rõ vấn đề thay vì nói những thông tin một cách hết sức sáo rỗng.

Bên cạnh việc chuẩn bị những nội dung cần nói thì bạn còn cần phải chuẩn bị tinh thần và cách truyền đạt lại vấn đề với sếp của bạn, giúp bạn có được phong thái tự tin hơn rất nhiều, tạo ấn tượng tốt trong mắt sếp.

Đừng bỏ lỡ: Kỹ năng giao tiếp là gì? Kỹ năng thống trị mọi kỹ năng

2.2. Kỹ năng tiếp thu những nhận xét đóng góp và phê bình từ sếp

Sẽ không có ai muốn mình bị phê bình, nhất lại là phê bình trước nhiều người, thế nhưng khi lời phê bình đó được sếp của bạn nói ra và dành cho bạn thì cho dù ở trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, bạn hãy lắng nghe kỹ những ý kiến phê bình từ sếp của bạn để bạn có thể rút được nhiều bài học từ đó.

Cách ứng xử với cấp trên - vận dụng những kỹ năng để ứng xử với cấp trên

Những ý kiến phê bình không phải lúc nào cũng là điều tiêu cực, tai hại đối với bạn mà có khi sẽ mang đến những tác động tích cực, giúp bạn nhận ra được những vấn đề mà bạn đang mắc phải. Khi sếp của bạn phê bình thì hãy dùng thái độ chân thành để lắng nghe những gì sếp của bạn nói, rút ra được vấn đề nằm ở đâu để có thể nhanh chóng sửa đổi và hoàn thiện mình tốt hơn.

Tuy nhiên, cũng có đôi khi sếp của bạn chưa thực sự hiểu rõ vấn đề của bạn, đưa ra lời phê bình chưa đúng với bạn thì bạn cũng vẫn hãy cứ bình tĩnh, bạn tiếp thu ý kiến đó nhưng đợi một thời điểm thích hợp nhất để giải thích cho sếp của bạn hiểu sau thay vì vội vàng để giải thích với sếp của bạn.

Khi mà sếp bạn chưa hiểu vấn đề, vẫn đang nghĩ theo cách nghĩ của sếp và có căn cứ mà bạn vội giải thích thì sếp của bạn cũng chỉ cho rằng bạn là người bảo thủ, không tiếp thu, hay lý luận mà thôi.

Cách ứng xử với cấp trên phù hợp, mang đến nhiều cơ hội phát triển

3. Cách ứng xử thông minh với một vài kiểu sếp

Không phải sếp nào cũng sẽ gương mẫu và chuẩn mực, có rất nhiều kiểu sếp và những phong cách làm việc khác nhau, do đó đối với từng kiểu sếp thì các bạn lại sẽ cần có cách ứng xử khác nhau để tạo hiệu quả trong ứng xử với sếp.

- Đối với vị sếp thiếu tinh thần trách nhiệm: Bạn hãy luôn có thái độ mềm mỏng với sếp, nếu như sếp của bạn thường yêu cầu bạn làm việc riêng trong giờ làm việc giúp sếp thì bạn nên khéo léo tìm một lý do thích đáng để từ chối. Trường hợp mà sếp nhờ bạn ngoài giờ hành chính thì bạn sẽ có nhiều lý do để từ chối hơn rất nhiều.

Cách ứng xử với cấp trên với kiểu sếp thiếu tinh thần trách nhiệm

- Đối với vị sếp có tính lười biếng: Bạn hãy luôn động não để giải quyết vấn đề, nếu như sếp của bạn thường đi muộn và về sớm, ít quan tâm tới công việc của phòng/công ty làm trì trệ kế hoạch thì bạn hãy nêu vấn đề một cách khéo léo với cấp trên của sếp bạn.

- Đối với sếp giàu cảm xúc, dễ bị tổn thương thì bạn hãy luôn tìm cách an ủi kịp thời. Sếp của bạn có khi sẽ phải chịu những áp lực lớn hơn bạn rất nhiều từ công việc, đôi khi họ cảm thấy buồn bực, bạn hãy tìm cách an ủi để động viên tinh thần, có thể làm sếp vui bằng nhiều trò vui tinh nghịch để sếp của bạn giải tỏa cảm xúc thay vì hỏi sâu vào vấn đề.

- Đối với người sếp không kiên định thì bạn cần có cách đối phó, bạn hãy ghi lại tất cả những gì sếp nói, những nhiệm vụ sếp giao, nếu có thể, tốt nhất bạn hãy lưu lại những tin nhắn bàn công việc của bạn và sếp. Hơn nữa, việc ghi nhớ các nhiệm vụ cũng chính là một thói quen tốt cho công việc của bạn.

- Đối với người sếp có tính đa nghi: bạn hãy nói có sách mách có chứng, hãy thực hiện báo cáo chi tiết công việc hàng ngày của bạn để sếp của bạn có thể thấy được từng việc bạn làm được là gì, đồng thời việc làm đó của bạn cũng là căn cứ xác thực sẽ giúp cho cấp trên của bạn có cảm giác yên tâm hơn với nhân viên của mình.

Cách ứng xử với cấp trên với kiểu sếp nóng tính

- Đối với vị sếp có phần nóng tính thì cách ứng xử thông minh nhất mà bạn cần làm đó là giữ bình tĩnh. Sự bình tĩnh luôn là chiếc chìa khóa bản năng giúp con người có cách giải quyết vấn đề tốt nhất có thể. Sếp của bạn cũng sẽ có những áp lực, nào là KPI, nào là tiến độ của công việc, nào là kết quả công việc... và áp lực với cấp trên của sếp. Do đó, sếp của bạn cũng sẽ đôi khi nổi nóng và bực bội khi cảm thấy công việc không được như ý muốn.

Những lúc như thế này thì tốt hơn hết là bạn nên giữ cho mình một thái độ nhẹ nhàng, bình tĩnh và lạc quan để tiếp nhận các vấn đề từ sếp. Bạn không nên nói nhiều, phản bác lại ý kiến của sếp mà hãy lắng nghe, đợi khi sếp của bạn bình tĩnh hơn, dễ chịu hơn thì hãy gặp sếp để giải thích vấn đề cho sếp hiểu, đồng thời sẽ đưa ra hướng giải quyết mang tính khách quan và có thể chấp nhận được.

Như thế, cách ứng xử với cấp trên là một trong những vấn đề bất khả chiến bại mà bạn cần nằm lòng trong tay. Không phải chỉ vì muốn thăng tiến mà bạn mới có cách ứng xử tích cực với sếp, ngược lại thì không. Dù trong hoàn cảnh nào hay sếp của bạn là người thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng vẫn cần phải có cách ứng xử tôn trọng, lịch sự với sếp của bạn, hãy thể hiện mình là một người nhân viên gương mẫu, chuyên nghiệp ở bất cứ môi trường làm việc nào nhé.