Cách viết CV kế toán công nợ sao cho cuốn hút chưa?

Tác giả: Trần Hải Minh

Một vị trí đem lại nguồn thu nhập ổn định lại có yêu cầu công việc không quá đặc thù như kế toán công nợ dường như là một mảnh đất béo bở dành cho các bạn sinh viên đã và đang theo học khối Tài chính - Kế toán. Vậy phải viết CV kế toán công nợ như thế nào để có thể thuyết phục cái gật đầu của nhà tuyển dụng? Cùng tìm hiểu hướng dẫn chi tiết từ work247.vn nhé!

1. Tầm quan trọng của CV đối với vị trí kế toán công nợ

Đối với tất cả các ngành nghề, không riêng gì vị trí kế toán công nợ, CV là tài liệu chủ chốt, không thể thiếu trong hồ sơ xin việc của ứng viên. Đây là tài liệu chung nhất, điểm mặt những thông tin cơ bản về ứng viên, những kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc trong lĩnh vực kế toán công nợ nói chung và các công việc trong khối ngành Tài chính - Kế toán nói riêng.

CV thể hiện kinh nghiệm thực chiến của bạn trong lĩnh vực

Một CV kế toán công nợ chất lượng về cả hình thức và nội dung không chỉ gây thiện cảm cho nhà tuyển dụng mà còn đem lại cho họ những cơ sở dữ liệu cần thiết nhằm phân tích, đánh giá đúng khả năng và thực lực của bạn, từ đó đưa bạn đến với vòng tuyển chọn tiếp theo và xa hơn là vị trí công việc chính thức.

Xem thêm: Cách viết CV kế toán kho chuẩn nhất

2. Hướng dẫn viết CV kế toán công nợ chi tiết nhất

2.1. Một số lỗi ứng viên thường mắc phải khi viết CV kế toán công nợ

2.1.1. Các lỗi liên quan tới hình thức của CV kế toán công nợ

Trên thực tế, hình thức là yếu tố đầu tiên mà các nhà tuyển dụng chú ý tới. Khi mới cầm trên tay chiếc CV của ứng viên, bộ phận nhân sự sẽ quan sát tổng thể chiếc CV từ trên xuống dưới, đọc lướt qua những thông tin quan trọng. Vậy nhiệm vụ của ứng viên là đảm bảo sự hài hòa của CV, tức là làm sao cho các thông tin thật dễ đọc, dễ thấy, không bị rối mắt bởi quá nhiều yếu tố màu mè, không liên quan nhưng không được phép sơ sài.

Đảm bảo sự hoàn mĩ của hình thức CV

Nếu CV tối giản quá mức, nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên là chú tâm chú ý cho công việc. Nếu CV quá màu mè, hoa lá, nhà tuyển dụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin. Sự màu mè cũng thể hiện thông qua mẫu CV. Kế toán là một công việc đòi hỏi sự cẩn thận, chỉn chu, nghiêm túc khi phải liên tục làm việc với số liệu. Do đó, hãy sử dụng các mẫu CV theo phong cách tối giản, tránh các họa tiết thừa thãi, chỉ sử dụng tối đa 2 tông màu trầm, tránh sự lòe loẹt.

2.1.2. Các lỗi liên quan tới nội dung của CV kế toán công nợ

Các lỗi liên quan tới nội dung của CV kế toán công nợ gần như đều đến từ khả năng diễn đạt của ứng viên. Cụ thể hơn, khi chưa quen soạn thảo nội dung trong CV, các ứng viên mới thường sử dụng các câu văn quá dài dòng, nội dung lan man, không thể hiện rõ kỹ năng, kinh nghiệm đối với vị trí kế toán công nợ. Các câu văn mang chiều hướng kể nhiều hơn là mô tả, dẫn tới tình trạng quá tải dung lượng, CV quá nhiều chữ, gây ảnh hưởng tới tâm lý đánh giá cả người đọc.

2.2. Cách viết một số mục quan trọng trong CV kế toán công nợ

2.2.1. Thông tin chung về bản thân

Không cần phải nói quá nhiều về mục thông tin chung của ứng viên. Đối với CV kế toán công nợ nói riêng và CV cho mọi ngành nghề khác nói chung, phần thông tin chung chính là những giới thiệu sơ lược, những điều cơ bản nhất mà nhà tuyển dụng cần biết về ứng viên. Phần thông tin chung cũng là một cách thông báo phương thức liên hệ với ứng viên thông qua một vài thông tin như số điện thoại hay địa chỉ email.

Nêu chính xác các thông tin cá nhân

Phần này không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt, các ứng viên chỉ cần đảm bảo độ chính xác trong thông tin, thông báo chính xác một vài thông tin chung về bản thân như họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, số điện thoại, địa chỉ thường trú, địa chỉ thư điện tử. Chú ý kiểm tra thông tin thật chính xác, tránh những trường hợp nhầm lẫn không đáng có, khiến cho bạn lỡ mất thư mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng.

2.2.2. Mục tiêu nghề nghiệp kế toán công nợ

Như các bạn ứng viên đã biết, mục tiêu nghề nghiệp là phần vô cùng quan trọng đối với mỗi chiếc CV xin việc tại tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Mục tiêu nghề nghiệp dù chỉ là một d đoạn văn ngắn nhưng lại góp phần rất lớn trong việc thể hiện phẩm chất, tính cách, con người của ứng viên, đặc biệt là đối với vị trí kế toán công nợ.

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán công nợ sẽ thể hiện tầm nhìn, cách định hướng bản thân của ứng viên đối với lộ trình công danh trong tương lai. Mục tiêu nghề nghiệp còn thể hiện mức độ tương thích của ứng viên so với tầm nhìn chiến lược, con đường hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể nhận xét mức độ phù hợp và khả năng gắn kết của ứng viên kế toán công nợ và đơn vị tuyển dụng.

Mục tiêu nghề nghiệp phải thể hiện con người ứng viên

Mục tiêu nghề nghiệp kế toán công nợ thường được chia làm hai phần là mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và mục tiêu nghề nghiệp dài hạn. Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn là những dự định trước mắt của bạn đối với công việc. Ví dụ như khi trúng tuyển vị trí kế toán công nợ của doanh nghiệp, bạn sẽ phấn đấu thực hiện tốt những đầu công việc như thế nào? Đâu là những đầu việc bạn có thể đảm đương vững vàng và đâu là những đầu việc bạn sẽ phấn đấu trau dồi thêm.

Ngoài ra, ứng viên còn phải trau chuốt phần mục tiêu nghề nghiệp dài hạn. Đây là phần thông tin bắt buộc phải có đối với kế toán viên công nợ. Vị trí này cần đảm đương rất nhiều đầu việc khác nhau từ chi tiết cho tới tổng quát, người kế toán công nợ do đó cần thể hiện quyết tâm phát triển của mình trên con đường sự nghiệp nhằm bảo đảm khả năng làm tròn trách nhiệm với vị trí được giao và tiếp tục thăng tiến tới những vị trí cao hơn.

2.2.3. Kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn và kỹ năng

Đây là tổ hợp thông tin nền tảng giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn chi tiết về khả năng đáp ứng nhu cầu trong công việc của ứng viên. Trong đó, kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng nhất, thể hiện bản thân ứng viên đã trải qua quá trình đào tạo và làm việc tại vị trí tương đương hoặc những vị trí có liên quan. Nhà tuyển dụng thường ưu tiên chọn lựa những ứng viên này bởi họ chính là những cá nhân có có lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm cơ bản trong công việc.

Kinh nghiệm cho thấy nền tảng chuyên môn của bạn

Đối với vị trí kế toán công nợ, hãy khéo léo chọn lựa và liệt kê kinh nghiệm làm việc liên quan tới khối ngành Tài chính - Kế toán, mà cụ thể hơn là kế toán công nợ. Không nên cho tất cả những vị trí mà bạn đã làm việc vào CV kế toán công nợ vì những thông tin dư thừa ấy chỉ làm cho phần kinh nghiệm của bạn bị loãng, mất giá trị.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn viết CV kế toán công nợ đến từ đội ngũ giàu kinh nghiệm tuyển dụng của work247.vn. Hãy cẩn thận, làm theo từng bước trong hướng dẫn trên, chắc chắn bạn sẽ ghi điểm rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Chúc ứng viên sớm có được vị trí công việc mơ ước.