Nội dung mẫu đơn xin dự tuyển công chức gồm những gì?

Tác giả: Trương Ngọc Lâm 29-08-2024

Để trở thành nhân viên chính thức làm việc tại các cơ quan Nhà nước từ các cấp nhỏ đến lớn thì bạn cần phải đủ yêu cầu để vượt qua kỳ thi công chức, viên chức. Trước hết bạn cần hiểu và chuẩn bị thật tốt đơn xin dự tuyển công chức viên chức. Vậy bạn đã hiểu gì về mẫu đơn này chưa? Đơn xin dự tuyển gồm những thành phần và nội dung như thế nào?

1. Khái quát thông tin đơn xin dự tuyển

Hiểu một cái chung nhất thì đơn xin dự tuyển là mẫu đơn được sử dụng để người lao động dự tuyển vào một vị trí cụ thể nhất định, sau khi nộp đơn xin dự tuyển, họ sẽ phải trải qua quá trình đánh giá các yêu cầu để xem xét có đủ khả năng làm nhân viên chính thức hay không.

Công nhân viên chức Nhà nước

Thông thường đơn xin xin dự tuyển sẽ dành cho đối tượng là người lao động muốn trở thành công nhân viên chính thức tại các cơ quan của Nhà nước. Họ phải đạt đủ các yêu cầu như về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng tiếng Anh theo quy định, và trải qua kỳ thi công nhân viên chức. Để tham gia kỳ thi thì họ phải có mẫu đơn xin dự tuyển.

Đơn xin dự tuyển là mẫu đơn do cá nhân viết mục đích chính là kê khai thông tin cá nhân, qua đó, các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, đánh giá trên các quy định để đưa ra quyết định rằng cá nhân đó có đủ điều kiện tham dự kỳ thi hay không.

Mẫu đơn xin dự tuyển có thể được viết tay hoặc đánh máy. Tuy nhiên thông thường, mọi người thường sử dụng bản đánh máy để làm mẫu đơn, điều này có thể làm tăng tính chuyên nghiệp, bên cạnh đó còn giảm thiểu các rủi ro lỗi trong văn bản.

Phiếu dự tuyển

Ngoài ra về thông tin thi tuyển dụng công chức viên chức, bạn sẽ phải trải qua hai vòng thi. Nội dung chính của vòng thi 1 đó là kiểm tra kiến thức và đánh giá năng lực chung, vòng thi thứ hai đó là thi môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với từng vị trí cụ thể. 

Xem thêm: Công chức loại A1 là gì? Những thông tin bạn cần biết!

2. Điều kiện dự tuyển công chức viên chức

Về điều kiện dự tuyển đối với người tham gia không phân biệt nam nữ, dân tộc, thành phần cấp bậc trong xã hội hay tín ngưỡng tôn giáo đều có quyền được dự tuyển kỳ thi công nhân viên chức nếu đạt được các điều kiện tối thiểu sau đây:

- Người đăng ký dự tuyển có một quốc tịch là người Việt Nam.

- Người đăng ký dự tuyển đủ 18 tuổi trở lên theo giấy tờ.

- Người đăng ký dự tuyển có chuẩn bị đơn dự tuyển với lý lịch rõ ràng, chi tiết.

- Người đăng ký dự tuyển có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với vị trí cấp bậc, ngành nghề theo quy định của cơ quan Nhà nước đấy.

- Người đăng ký dự tuyển có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.

- Người đăng ký dự tuyển có sức khỏe tốt để thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Người đăng ký dự tuyển còn phải đạt được những yêu cầu khác tùy vào từng bộ phận vị trí ứng tuyển.

Điều kiện dự tuyển

Đối với những trường hợp không cư trú tại Việt Nam, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đang trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, đang hoặc đã chấp hành xong bản án, đang bị áp dụng xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc thì không được phép và không có đủ điều kiện để nộp đơn xin dự tuyển.

Xem thêm: Việc làm công chức viên chức

3. Nội dung đơn xin dự tuyển công chức viên chức

Nội dung đơn xin dự tuyển công chức viên chức khá đơn giản và ai cũng có thể làm được, cấu trúc nội dung chính của đơn dự tuyển bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc.

Đầu tiên, dù là loại đơn nào thì cũng cần có quốc hiệu tiêu ngữ được đặt ở trên cùng, căn giữa. Phần mở đầu nội dung đơn dự tuyển công nhân viên chức thì không thể thiếu tên đơn dự tuyển cùng ngày tháng năm viết, bên cạnh đó trong đơn cần phải để khoảng trống bên trái trên cùng, song song với phần tên đơn để dán 01 ảnh chân dung theo tỷ lệ 3x4.

Nội dung dự tuyển

Với đơn dự tuyển thì bạn cần ghi rõ trong phần mở đầu vị trí dự tuyển và đơn vị bạn định dự tuyển vào. Phần mở đầu không có gì quá phức tạp và bạn hoàn toàn có thể viết chính xác và chú ý không mắc lỗi.

Phần nội dung chi tiết của mẫu đơn dự tuyển, bạn phải liệt kê đầy đủ các mục sau đây:

Mục 1: Thông tin về cá nhân người dự tuyển bao gồm: 

- Họ và tên (được ghi theo giấy khai sinh/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân)

- Ngày tháng năm sinh và giới tính (được ghi theo giấy khai sinh/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân)

- Số thẻ Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân (ngày cấp, nơi cấp và được ghi theo giấy khai sinh/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân)

- Ngày vào Đảng và ngày chính thức vào Đảng

- Phương thức liên hệ để báo tin dự tuyển (gồm số điện thoại và email cá nhân)

- Quê quán của người dự tuyển (ghi theo địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú)

- Chỗ ở tạm trú tạm vắng hiện nay (mục đích để báo tin, ghi rõ địa điểm ở hiện tại của người dự tuyển)

- Tình trạng sức khỏe bao gồm chiều cao, cân nặng

- Thông tin về thành phần bản thân hiện nay

- Trình độ văn hóa của người dự tuyển

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với người dự tuyển

Mục 2: Thông tin về gia đình của người dự tuyển

Người dự tuyển có trách nhiệm kê khai thông tin về người thân theo thứ tự từ ông bà, bố mẹ, anh chị em bao gồm các thông tin về họ tên, quê quán, nghề nghiệp, ghi rõ chức danh, vị trí và đơn vị công tác của từng thành viên trong gia đình.

Thông tin về gia đình

Mục 3: Thông tin về quá trình đào tạo của người dự tuyển

Trong mục này bạn sẽ cần lập bảng để có thể liệt kê một cách khoa học giúp người đọc đơn có thể nắm bắt thông tin bản thân bạn một cách dễ dàng hơn. Trong đó có các trường thông tin về quá trình đào tạo bao gồm:

- Ngày tháng năm được cấp bằng chứng chỉ đào tạo

- Tên đơn vị đào tạo, cấp bằng và chứng chỉ

- Trình độ của văn bằng chứng chỉ được cấp

- Số hiệu của văn bằng chứng chỉ được cấp

- Chuyên ngành đào tạo văn bằng chứng chỉ đó (trường thông tin này sẽ ghi theo bảng điểm của người dự tuyển)

- Ngành và hình thức đào tạo chứng chỉ bằng cấp

- Xếp loại văn bằng chứng chỉ được cấp

Mục 4: Thông tin về quá trình công tác của người dự tuyển

Bạn sẽ ghi rõ quá trình công tác về đơn vị, vị trí làm việc của mình ứng với từng giai đoạn và thời điểm (nếu có).

Mục 5: Miễn thi tin học và ngoại ngữ đối với người dự tuyển

Người dự tuyển nếu thuộc diện được miễn thi tin học và ngoại ngữ thì cần phải ghi đầy đủ lý do chính đáng được phép không phải thi.

Mục 6: Đăng ký thi ngoại ngữ của người dự tuyển

Người dự tuyển sẽ tích vào ô đăng ký thi ngoại ngữ theo các nhóm ngoại ngữ được phân chia và thông báo rõ ràng theo quy định tại cơ quan Nhà nước. Thông thường, ngôn ngữ phổ biến mà người dự tuyển công nhân viên chức sẽ phải thi đó là tiếng Anh.

Mục 7: Nếu thuộc đối tượng ưu tiên thì trình bày ở phần này, nếu không có thì bỏ qua

Đối tượng ưu tiên

Mục 8: Các nội dung khác

Các nội dung này là tùy thuộc vào yêu cầu của từng cơ quan đối với các vị trí khác nhau.

Cuối cùng là phần kết thúc đơn, lúc này bạn cần phải có lời cam kết bảo đảm thông tin mình đưa ra là hoàn toàn trung thực, khách quan và bạn sẽ chịu trách nhiệm trước những thông tin mình cung cấp. Sau đấy thì ký và ghi rõ họ tên người dự tuyển.

Như vậy, dựa trên tính trung thực khách quan thì người dự tuyển hoàn toàn có thể trình bay được mẫu đơn xin dự tuyển công nhân viên chức dễ dàng và chính xác.