Hướng dẫn viết Đơn xin từ chức hợp lý dành cho mọi đối tượng

Tác giả: Linh Anh Nguyễn 30-08-2024

Trong quá trình làm việc, công tác, vì lý do sức khỏe hoặc chuyện cá nhân nào đó... mà một người không muốn tiếp tục đảm nhiệm chức vụ mình làm kiêm nhiệm. Khi đó người ấy cần viết Đơn xin từ chức để trình lên cấp trên. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách để viết Đơn từ chức sao cho hợp lý và để lại hình ảnh đẹp trong mắt cấp trên và đồng nghiệp nhé.

1. Hướng dẫn cách viết Đơn xin từ chức dành cho mọi đối tượng

1.1. Những lưu ý khi viết Đơn xin từ chức

Cho dù bạn xin từ chức vì lý do khách quan hay vì lý do cá nhân thì đây cũng là một sự việc ngoài ý muốn đối với phía công ty và các đồng nghiệp, nhất là khi bạn đang làm tốt nhiệm vụ của mình và được các đồng nghiệp yêu quý. Vì vậy khi từ chức hãy viết Đơn xin từ chức và cư xử sao cho để lại một ấn tượng đẹp trong mắt cấp trên và các đồng nghiệp nhé.

Hãy suy nghĩ thật kỹ về quyết định từ chức của bạn

Để viết Đơn xin từ chức một cách hợp lý bạn cần lưu ý những điều work247.vn đưa ra sau đây:

- Trước khi viết Đơn xin từ chức hãy tìm hiểu xem lá đơn sẽ được gửi đến ai và ai sẽ giữ bản chính, ai sẽ giữ bản sao. Bạn cũng nên giữ lại một bản sao cho riêng mình đề phòng trường hợp cần sử dụng tới sau này.

- Chú ý đến thời gian gửi Đơn xin từ chức. Bạn nên gửi đơn trước ngày dự định từ chức ít nhất 2 tuần để có thời gian sắp xếp công việc, hoặc đôi khi bạn cần báo trước 1 tháng.

- Hãy sử dụng giấy A4 trắng tinh, đừng dùng giấy được in logo của công ty để viết Đơn xin từ chức. Mặc dù không có quy định cụ thể nào cho việc này những đâu có thể được coi như là một “điều luật ngầm” mà bất cứ ai cũng nên biết. Bạn sẽ vô tình để lại ấn tượng không tốt với đồng nghiệp và lãnh đạo nếu sử dụng giấy của công ty để viết Đơn xin từ chức đấy.

- Bạn cũng nên trao đổi với cấp trên hoặc người quản lý về quyết định từ chức của mình trước khi nộp hồ sơ. Đôi khi diễn biến sự việc có thể thay đổi theo hướng tích cực hơn mà bạn không ngờ tới đấy. Tốt nhất là bạn nên xin cấp trên hoặc lãnh đạo một cuộc hẹn để có thể nói rõ hơn về quyết định từ chức của mình.

Nên trao đổi trước với quản lý hoặc cấp trên về quyết định của mình

- Hãy cố gắng trao tận tay Đơn xin từ chức cho người nhận đơn. Hành động này cũng thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với công ty và cấp trên. Đừng lặng lẽ rời đi mà chưa gặp cấp trên và đồng nghiệp lần cuối. Nếu bạn chỉ để lại Đơn xin từ chức và rời đi thì có lẽ hình ảnh của bạn sẽ xấu đi trong mắt họ đấy. Dù sao thì cũng sẽ không còn làm việc với nhau nữa nên hãy tỏ ra mình là người chuyên nghiệp và lịch sự nhé.

- Nếu có bất cứ thắc mắc nào về quyền lợi của bản thân và công việc thì phải ngay lập tức trao đổi với cấp trên và lãnh đạo để được giải đáp và tìm ra phương hướng giải quyết thích hợp lý nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn viết Đơn xin chuyển vị trí công việc 

1.2. Hướng dẫn viết Đơn xin từ chức

1.2.1. Phần đầu đơn

Đơn xin từ chức được viết dưới dạng văn bản hành chính. Vì vậy, hãy bắt đầu lá đơn bằng quốc hiệu và tiêu ngữ được viết ở giữa dòng theo đúng quy định. Sau đó là tên đơn được viết in hoa toàn bộ: “ĐƠN XIN TỪ CHỨC”.

Phần địa chỉ nhận đơn bạn đề kính gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp (ở đây có thể là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc).

Một mẫu đơn xin từ chức

Sau đó bạn cần ghi các thông tin cá nhân như sau:

+ Họ tên

+ Số chứng minh thư/ Căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp

+ Quê quán: ghi đầy đủ tên xã/ phường/ thị trấn, quận/ huyện, tỉnh/ thành phố

+ Hộ khẩu thường trú

+ Địa chỉ chỗ ở hiện tại: ghi chi tiết bắt đầu từ số nhà, tên đường đến các đơn vị địa lý lớn hơn

+ Tên đơn vị công tác

+ Tên chức vụ kiêm nhiệm

1.2.2. Phần nội dung đơn

Trong phần này bạn cần nêu rõ tên chức vụ mà bạn đang kiêm nhiệm và hiện có ý định từ chức, cùng với đó là ngày tháng năm chính thức thôi giữ chức vụ.

Sau đó hãy nói lời cảm ơn trước tiên vì những sự giúp đỡ và khoảng thời gian được làm việc với cấp trên và đồng nghiệp.

Bạn cũng cần phải nêu ra lý do cho quyết định của mình. Điều này giúp bạn vừa thể hiện được tinh thần trách nhiệm của bạn, vừa giữ được hình ảnh tốt trong mắt cấp trên và đồng nghiệp. Vì vậy cần lựa chọn lý do thật hợp lý để Đơn xin từ chức của bạn được duyệt nhanh hơn và tạo thiện cảm với những người ở lại.

Viết lý do từ chức thật hợp lý

Một số lý do hợp lý nhất bạn có thể sử dụng cho Đơn xin từ chức như:

+ Vì yêu cầu nhiệm vụ (bạn nhận quyết định luân chuyển công tác, chuyển giao vị trí công việc…)

+ Lý do cá nhân (chuyển địa điểm sinh sống, vì lý do sức khỏe không cho phép…)

+ Tự nhận thấy bản thân chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực chuyên môn

+ Chưa hoàn thiện nhiệm vụ được giao

+ Tự nhận thấy bạn thân không còn đủ uy tín để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ hiện tại

+ Nhân viên dưới quyền mắc sai phạm nghiêm trọng và bạn nhận thấy bản thân cần có trách nhiệm cùng với lời giải thích cho sự việc đó

+ Những lý do khác

2. Tìm hiểu thêm về thủ tục xin từ chức

2.1. Quy trình xin từ chức

Khi có ý định xin từ chức hãy đảm bảo bạn thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết để việc từ chức được diễn ra suôn sẻ.

Trước tiên tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin từ chức, trong đó bao gồm có Đơn xin từ chức.

Cần tuân thủ đúng quy trình từ chức

Tiếp theo hãy gửi hồ sơ từ chức cho quản lý trực tiếp của mình và cơ quan có thẩm quyền.

Bạn cũng cần gửi hồ sơ từ chức cho những cơ quan, bộ phận liên quan để được phê duyệt.

Sau đó bạn chỉ cần chờ hồ sơ xin từ chức của mình được phê duyệt.

Xem thêm: Mẫu đơn xin từ chức trưởng phòng chuẩn nhất dành cho bạn

2.2. Thời gian giải quyết Đơn xin từ chức

Nhà nước cũng đã ban hành những quy định đối với thời gian tối đa để giải quyết Đơn xin từ chức của một cá nhân. Cụ thể:

+ Trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được Đơn xin từ chức, thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải tiếp nhận đơn và trao đổi lại với cá nhân có nguyện vọng từ chức. Trong trường hợp cá nhân rút lại Đơn xin từ chức thì sẽ xử lý như không có quyết định từ chức. Trường hợp cá nhân vẫn giữ quyết định từ chức thì lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần thảo luận với các bộ phận có liên quan về trường hợp xin từ chức của cá nhân đó.

Thảo luận về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân khi quyết định từ chức

+ Trong thời hạn tối đa là 15 ngày sau đó cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần đưa ra văn bản chính thức phê duyệt hoặc không chấp thuận quyết định xin từ chức của cá nhân nộp đơn.

Như vậy chậm nhất là trong thời hạn 25 ngày kể từ thời điểm cá nhân nộp Đơn xin từ chức thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm phải giải quyết nguyện vọng xin từ chức của cá nhân đó.

Quyết định xin từ chức có ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân một người và tổ chức, doanh nghiệp, vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ về điều này. Nếu vẫn không thay đổi quyết định thì hãy hoàn thành Đơn xin từ chức và các thủ tục khác thật tốt để quá trình từ chức được diễn ra suôn sẻ và để lại hình ảnh tốt đẹp trong mắt cấp trên và đồng nghiệp.