Kỹ sư hóa học là công việc như thế nào, tính chất ra sao?
Tác giả: Phạm Hồng Ánh 09-07-2024
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta không biết rằng hầu hết các sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đều có công sức của những kỹ sư hóa học. Vậy liệu bạn có biết kỹ sư hóa học làm những gì và vì sao tỷ lệ thất nghiệp của ngành học này lại thấp đến mức không tưởng như vậy? Work247.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất liên quan đến công việc này và một số cơ sở đào tạo uy tín.
1. Mô tả chung công việc kỹ sư hóa học
Công việc cuả một kỹ sư hóa học liên quan đến việc nghiên cứu các chất, các nguyên lý chủ động phân tích các vấn đề liên quan đến phát triển phân. Đồng thời, họ sử dụng tổng hợp tất cả các kiến thức, các nguyên lý toán học, sinh học, hóa học và vật lý để biến những nghiên cứu của mình trở thành những thứ hữu ích trong cuộc sống con người. Để sản xuất được những sản phẩm chất lượng, tiện dụng và hiện đại như hiện nay, phần lớn công lao thuộc về các kỹ sư hóa học.
Từ việc nghiên cứu các chất, hợp chất hóa học và các phản ứng xảy ra giữa các chất ấy, kỹ sư hóa học đã đưa ra những cải tiến, giải pháp hữu ích cho các hoạt động, vấn đề này sinh trong cuộc sống con người. Từ những thứ đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của con người như đồ ăn, thức uống, quần áo cho đến những công trình to lớn như sản xuất điện, xăng dầu,... đều là thành quả của các kỹ sư hóa học dày công làm việc.
Nơi làm việc của các kỹ sư hóa học thường sẽ là các phòng nghiên cứu ở trung tâm điều hành của một doanh nghiệp. Đây được coi là một trong những lãnh địa bất khả xâm phạm của công ty vì nếu bạn không phải một kỹ sư hóa học, căn phòng đó có thể gây nguy hiểm cho bạn. Bên trong không gian này, các kỹ sư hóa học sẽ tiến hành phân tích các mẫu sản phẩm, tìm ra giải pháp cải tiến và nghiên cứu các mẫu hóa chất để tạo ra mẫu thử mới của một sản phẩm.
Ngoài những lúc làm việc tại phòng thí nghiệm, đôi khi, các kỹ sư hóa học cũng sẽ đi kiểm tra chất lượng các sản phẩm, giám sát các hoạt động trong quá trình sản xuất và tham gia vào việc thương mại hóa mẫu sản phẩm mới.
Xem thêm: Góc giải đáp, Ngành Hóa học ra làm gì? Cơ hội việc làm lương cao
2. Các yêu cầu để trở thành một kỹ sư hóa học
2.1. Trình độ học vấn
Như đã được giới thiệu bên trên, kỹ sư hóa học là một ngành nghề đòi hỏi sự kết hợp một cách tổng quát tất cả những kiến thức, đặc biệt là trình độ về các môn học tự nhiên như hóa học, sinh học, toán học và các môn vật lý kỹ thuật. Bên cạnh đó, để làm việc cho ngành nghề này, bạn cần ít nhất một bằng đại học chuyên ngành hóa học hoặc hóa học kỹ thuật. Việc này giúp bạn chứng minh được những kiến thức về hóa học và chuyển đổi các chất của bạn được đào tạo một cách bài bản và đáng tin cậy.
Mặc dù vậy, thường các công ty sẽ yêu cầu khá cao về một nhân viên kỹ sư hóa học vì đây chính là lực lượng quyết định chất lượng sản phẩm của họ. Vậy nên, nếu bạn muốn trở thành một kỹ sư hóa học, học tập chăm chỉ sẽ là hoạt động giúp bạn hiện thực hóa mong muốn của mình đấy.
Xem thêm: Việc làm kỹ sư hóa học tại Hà Nội
2.2. Kỹ năng thực nghiệm
Đối với một kỹ sư hóa học, chỉ kiến thức sách vở thôi là chưa đủ. Lý do là vì công việc hằng ngày của họ yêu cầu tính thực hành, vận dụng cao, vì thế những kỹ năng thực hành là vô cùng cần thiết để một kỹ sư có thể hoàn thành tốt công việc của mình, cũng như tránh được những rủi ro, nguy hiểm bên trong phòng thí nghiệm.
Một kỹ năng cũng không kém phần quan trọng đối với một người kỹ sư hóa học đó là kỹ năng làm việc nhóm. Họ thường sẽ được phân công làm việc theo nhóm, theo tổ, số lượng tùy theo quy mô của dự án mà họ đang làm việc. Với tính chất công việc đặc thù, bất kỳ thiếu sót, xung đột nào xảy ra trong phòng nghiên cứu đều rất nguy hiểm, yêu cầu sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong tổ kỹ sư.
2.3. Một số đức tính cần có để trở thành kỹ sư hóa học
Một trong những nét tính cách đầu tiên phù hợp cho ngành kỹ sư hóa học đó là sự tỉ mỉ, chính xác và thận trọng trên từng hành động, từng bước đi. Công việc của một kỹ sư gắn liền với hàng trăm các chất và hợp chất hóa học, chỉ sơ sẩy một chút về số lượng các chất hay nhầm lẫn thôi, có thể sẽ dẫn đến những tình huống nguy hiểm không lượng trước được.
Kỹ sư hóa học cũng là người cần có đức tính nhẫn nại, kiên trì trong công việc. Họ phải luôn giữ cho mình một tinh thần sắt thép hướng đến mục tiêu mới vì quá trình làm việc yêu cầu họ phải thực hiện rất nhiều những thí nghiệm hóa học. Họ thường xuyên phải đối diện với những thí nghiệm hỏng, không hiệu quả, họ cần có ý chí để vượt qua những thất bại mới có thể đạt được kết quả như ý.
3. Những lợi ích của ngành nghề kỹ sư hóa học
Ngành kỹ sư hóa học được xếp vào một trong những ngành khó, tuy nhiên, cũng là ngành nằm trong top ngành nghề lương cao nhất. Một sinh viên kỹ thuật hóa mới ra trường, ít kinh nghiệm có thể dễ dàng tìm kiếm được một công việc với mức lương trung bình từ 9 – 10 triệu. Hơn thế nữa, với các kỹ sư có tay nghề cao và kinh nghiệm, mức lương còn có thể dao động từ 30 – 50 triệu đồng một tháng, đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài thậm chí còn trả mức lương cao hơn để chiêu mộ các nhân tài ngành hóa.
Một lợi thế khác của các kỹ sư hóa học đó là tỷ lệ thất nghiệp vô cùng thấp, thậm chí là bằng 0. Đây cũng là một trong những dấu hiệu ám chỉ sự thiếu hụt, khan hiếm nhân lực trong các ngành nghiên cứu hóa. Nếu bạn đang phân vân chọn ngành nghề, thì ngành hóa học có thể đảm bảo cho bạn một công việc ổn định trong tương lai.
Không những thế, cơ hội thăng tiến trong ngành này rất tiềm năng. Trong một xã hội hiện đại ngày càng yêu cầu cao về tính hữu dụng, tiện lợi, nơi đâu cũng có những cơ hội mới cho các kỹ sư hóa học, là bước đạp mạnh mẽ cho sự phát triển nghề nghiệp của họ.
Kỹ sư hóa học cũng là đối tượng có môi trường việc làm khá mở với những đồng nghiệp, đối tác nước ngoài. Họ có thể thường xuyên đi công tác nước ngoài, giao lưu cùng bạn bè quốc tế và có cơ hội học tập, mở rộng kiến thức chuyên môn của bản thân hơn.
Xem thêm: Ngành công nghệ sinh học
4. Môi trường đào tạo
Hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều trường đại học đã có chương trình đào tạo chuyên môn cho ngành hóa như: hóa dược, công nghệ hóa học, công nghệ thực phẩm,... Khối tổ hợp xét tuyển của mỗi trường có sự khác nhau nhất định, nhưng về cơ bản, để trở thành kỹ sư hóa học tương lai, bạn cần tập trung vào các khối A, B, D07, D90, A1.
Có thể điểm tên một vài trường đại học uy tín trong mảng đào tạo kỹ sư hóa học như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Vinh, Đại học khoa học tự nhiên – ĐHQGHN,...
Với những thông tin miêu tả về công việc và tiềm năng của ngành kỹ sư hóa học trong bài viết vừa rồi, work247.vn hy vọng đã giúp bạn hiểu được phần nào công việc thú vị và quan trọng này để có những đánh giá sáng suốt và quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai nhé!