Marketing bền vững là gì? Những nguyên lý trong marketing bền vững
Tác giả: Hoàng Châu Lâm
Với những giá trị thiết thực cho cả xã hội và bản thân doanh nghiệp, marketing bền vững đã và đang trở thành xu hướng cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Vậy marketing bền vững là gì? Cùng work247.vn khám phá về chủ đề này.
1. Marketing bền vững là gì?
1.1. Khái niệm marketing bền vững
Khái niệm bền vững đã trở thành một xu hướng trong những năm gần đây, vậy “bền vững” là gì? Tính bền vững được hiểu đơn giản là tính lâu dài. Các sản phẩm gọi là bền vững khi nó có khả năng đáp ứng được nhu cầu của con người trong thời gian lâu dài mà không ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, môi trường và các thế hệ tương lai.
Đối với marketing, marketing bền vững là loại chiến lược hướng đến việc thiết lập mối quan hệ lâu dài, tạo ra giá trị lợi ích cho cả người dùng và xã hội. Với chiến lược này, các doanh nghiệp không chỉ tập trung cho việc tăng doanh số, thúc đẩy mua hàng mà còn phải quan tâm đến giá trị thương hiệu gắn liền với những hình ảnh có trách nhiệm cho cộng đồng, xã hội.
Loại hình này đang được sử dụng rất rộng rãi đối với các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước và trên toàn thế giới. Khi tạo được những hình ảnh tốt đẹp với xã hội, khách hàng sẽ có sự coi trọng và tin tưởng thương hiệu đó, từ đó góp phần tăng lượng khách hàng và khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc chiếm được niềm tin của khách hàng cũng ngày càng trở nên khó khăn, việc giữ và duy trì được lượng khách hàng cũng cần rất nhiều sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp. Việc sử dụng chiến lược marketing bền vững đem lại hiệu quả không chỉ trước mắt mà trong thời gian dài, mang lại nhiều lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp.
Xem thêm: Marketing thời trang là gì? Hiểu rõ tiềm năng của tiếp thị quảng cáo
1.2. Marketing bền vững có quan trọng không?
1.2.1. Khách hàng dần quan tâm đến sản phẩm bền vững
Nhận thức của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao hơn, việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với định hướng, nhu cầu cuộc sống của họ được lựa chọn và yêu cầu một cách khắt khe hơn. họ quan tâm nhiều đến sức khỏe của bản thân, gia đình, họ quan tâm để cả môi trường xung quanh họ. Những chiến dịch hưởng ứng bảo vệ môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý khách hàng. Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững ngày càng “rầm rộ” và được đưa tin, lan truyền một cách nhanh chóng.
Với xu hướng này chính là cơ hội cho doanh nghiệp có thêm thị trường mới để chen chân vào. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp phát hiện ra như vậy thì thị trường này là trở nên khốc liệt hơn.
1.2.2. Nâng cao giá trị thương hiệu
Khi lựa chọn một sản phẩm, khác hàng thường lựa chọn những thương hiệu mà họ thích, chẳng hạn như đi siêu thị mua bột giặt, bạn nhớ tới OMO, nhớ tới những chiến dịch vì cộng đồng của thương hiệu.
Một thương hiệu được người dùng đón nhận khi họ gây được sự chú ý, tạo được sự thiện cảm và sự tin yêu từ phía người dùng. Những hình ảnh tích cực về thương hiệu cũng sẽ giúp sự tin tưởng này được bền vững hơn.
1.2.3. Góp phần thay đổi cộng đồng
Những chiến dịch vì cộng động của các thương hiệu thường diễn ra với quy mô lớn, nó ảnh hưởng đến số lượng lớn công chúng nhận tin. Khi thương hiệu lông ghép được những yếu tố nhân văn, tích cực qua các chiến dịch của họ cũng góp phần làm tăng nhận thức của công chúng về các vấn đề xã hội, các nội dung về thông điệp họ muốn truyền tải.
Với lượng công chúng lớn được tiếp cận đến, các hoạt động marketing của doanh nghiệp sẽ mang lại ảnh hưởng đến những đối tượng này và góp phần nâng cao độ nhận biết của thương hiệu với công chúng.
1.3. Chiến lược Marketing bền vững
1.3.1. Xác định thị trường mục tiêu
Đối với bất cứ một chiến dịch hay cả chiến lược của doanh nghiệp nào cũng cần xác định thị trường mục tiêu. Đó là những đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến để giải quyết nhu cầu và thúc đẩy hành vi mua sản phẩm/dịch vụ.
Việc xác định đúng thị trường mục tiêu giúp cho doanh nghiệp có những chiến lược tiếp cần và chăm sóc một cách phù hợp, từ đó góp phần tăng doanh thu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Để có thể đem lại lợi nhuận lâu dài, các doanh nghiệp luôn cần duy trì và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với khách hàng hiện tại và khách hàng cũ, có những cách thức sáng tạo tìm kiếm khách hàng mới.
Việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng tạo cho họ cảm giác thân thiện, gần gũi, lâu dần sẽ tạo nên giá trị bền vững giữa hai bên.
1.3.3. Hoạt động truyền thông
Hoạt động truyền thông là điều tất yếu đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ có các công cụ truyền thông, công chúng sẽ có được những thông tin, nhận thức về sản phẩm, dịch vụ. Biết đến những hoạt động của doanh nghiệp, từ đó ghi nhớ những hình ảnh tốt đẹp của thương hiệu đối với cộng đồng và xã hội.
Xem thêm: Marketing Automation là gì? Giải thích thuật ngữ tự động hóa marketing
2. Một số nguyên lý của marketing bền vững
2.1. Marketing hướng đến người dùng
Đây là hoạt động marketing hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu cho người tiêu dùng, các vấn đề marketing đều xoay quanh họ. Lấy khách hàng làm trung tâm để nghiên cứu, phát hiện vấn đề; cung cấp cho họ những trải nghiệm, dịch vụ tốt nhất; nghiên cứu, đánh giá phản hồi của khách hàng để đưa ra những chiến lược phù hợp với họ.
Với nguyên lý này, thay vì tập trung vào bán sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tập trung vào cung cấp những thứ khách hàng cần. Và khách hàng cũng sẽ cảm thấy họ như đang đóng góp được nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
Lấy ví dụ về một thương hiệu điện tử lớn Apple. Khi con người còn đang nghe nhạc trên đĩa CD thì Apple đã cho ra mắt một sản phẩm công nghệ hiện đại mang tên iPod. Nó thay thế cho chiếc CD khá cồng kềnh, phát hiện này đi trước lúc con người họ nhận ra rằng họ có nhu cầu. Bên cạnh đó, Apple còn áp dụng chiến lược thu hồi những linh kiện, sản phẩm cũ để mang đi tái chế. Điều này cho thấy rằng, Apple không chỉ là người tiên phong cho lĩnh vực công nghệ mà còn đang theo đuổi chiến lược marketing bền vững rất hiệu quả.
2.2. Marketing giá trị
Giá trị của khách hàng được chia thành hai nhóm chính là giá trị thực tế và giá trị cảm nhận.
Giá trị thực tế là những gì mà khách hàng đánh đổi để có được sản phẩm.
Giá trị cảm nhận là giá trị khách hàng đánh giá sau khi mua hàng so với những gì mình bỏ ra. Nếu khách hàng yêu thích sản phẩm học có thể đánh giá cao sản phẩm này và cho rằng lợi ích họ có được nhiều hơn sơ với những gì mình bỏ ra và ngược lại.
Ví dụ như những chiếc túi xa xỉ và đắt đỏ như Chanel, mặc dù giá đắt nhưng khách hàng sẽ cảm nhận họ nhận được nhiều lợi ích cho họ khi thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp của họ.
2.3. Marketing đổi mới
Trong xã hội hiện đại hóa, việc đổi mới, sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp có thể quảng cáo mạnh mẽ các sản phẩm, dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng hơn. Với chiến lược marketing đổi mới, các doanh nghiệp còn phải sáng tạo xoay quanh các vấn đề về xã hội, môi trường…..
Lấy ví dụ về thương hiệu sữa nổi tiếng Milo, thương hiệu này đã có sự thay đổi về sản phẩm cũng như các chiến dịch xanh để nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về bảo vệ môi trường. Bên cạnh việc đổi ống hút nhựa thành ống hút giấy, Milo tạo ra các chiến dịch thân thiện nhằm nâng cao sức khỏe, ý thức bảo vệ môi trường cho các em nhỏ qua từng năm.
2.4. Marketing theo sứ mệnh
Thay vì chỉ đơn thuần là xác định các sứ mệnh dành riêng cho doanh nghiệp như dẫn đầu trong lĩnh vực thì khi theo đuổi chiến lược marketing bền vững, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến giá trị cho xã hội cộng đồng, tạo ra những sứ mệnh cho những đối tượng này.
Điển hình như thương hiệu DOVE, với sứ mệnh là đi khám phá “vẻ đẹp thực sự”. Các hoạt động của DOVE tập trung vào những hình ảnh tự tin, táo bạo của phụ nữ ở mọi lứa tuổi đang mang đến câu chuyện truyền cảm hứng cho chị em phụ nữ, mang đến tâm lý tích cực cho khách hàng.
Qua những thông tin vừa rồi, bạn đã nắm bắt được về marketing bền vững là gì chưa? Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có những thông tin về marketing mà work247.vn đã tổng hợp.