Tìm hiểu mẫu CV bằng tiếng anh cho lễ tân hay nhất
Tác giả: Phạm Hường
Chắc chắn ai cũng biết rằng lễ tân khách sạn thường xuyên phải giao tiếp bằng Tiếng Anh. Đồng thời, lễ tân giữ sức ảnh hưởng về dịch vụ chăm sóc khách hàng tại khách sạn. Chính vì vậy, để trở thành nhân viên chính thức thì ứng viên cần chuẩn bị mẫu CV bằng tiếng anh cho lễ tân một cách hoàn chỉnh, mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu công việc lễ tân
Mỗi lần bước vào khách sạn hay nhà hàng chắc chắn mọi người đều thấy dàn lễ tân đứng ở sảnh tiếp đón nồng nhiệt. Đó chính là những nhân viên lễ tân, công việc của họ chủ yếu là chào đón khách hàng niềm nở, chuyên nghiệp.
Ngoài ra nhân viên lễ tân khách sạn cũng là người trực tiếp hỗ trợ khách sạn về các sản phẩm, dịch vụ của khách sạn bằng cách giải đáp qua điện thoại hay phản hồi những khiếu nại từ khách hàng.
Có thể nói, đội ngũ lễ tân khách sạn chính là bộ mặt đại diện của khách sạn. Thái độ của họ sẽ quyết định khách hàng có cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại đây hay không, khách hàng có quay lại tiếp tục sử dụng dịch vụ hay không.
2. Tất tần tật về công việc của lễ tân khách sạn
2.1. Hỗ trợ khách hàng thủ tục Check-in (nhận phòng)
Chúng ta vẫn hay thường thấy nhân viên lễ tân sẽ đứng ở cổng đón khách và đứng ở quầy thu ngân khách sạn.
Hầu hết các công việc của lễ tân chính là giao tiếp trực tiếp với khách hàng, lễ tân sẽ tiếp nhận mọi thắc mắc của khách hàng sau đó sẽ hỗ trợ khách về việc thực hiện các thủ tục lưu trú, nghỉ ngơi tại khách sạn.
2.2. Tư vấn sản phẩm & dịch vụ cho khách hàng
Nhân viên lễ tân có thể giới thiệu cho khách hàng một số sản phẩm, dịch vụ của khách sạn như dịch vụ Spa, xông hơi, nhà hàng, massage, … và các dịch vụ liên quan khác.
2.3. Chăm sóc khách hàng trong thời gian lưu trú
Nhân viên lễ tân có thể giới thiệu một số sự kiện lễ hội gần nhất đang diễn ra hoặc các địa điểm du lịch tham quan, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, … và các dịch vụ hữu ích khác.
2.4. Hỗ trợ khách hàng thủ tục Check-out (trả phòng)
Sau khi kết thúc thời gian nghỉ dưỡng tại khách sạn, nhân viên lễ tân sẽ là người thực hiện các thủ tục trả phòng giúp khách hàng. Cụ thể là nhân viên lễ tân sẽ liên hệ trực tiếp với những bộ phận nhận phiếu sử dụng dịch vụ của khách hàng, sau đó nhập thông tin vào hồ sơ thanh toán.
3. Chuẩn bị mẫu CV lễ tân khách sạn có cần thiết không?
Nhắc đến vị trí nhân viên lễ tân khách sạn, có lẽ ai cũng nghĩ họ đều là những người không chỉ có ngoại hình ưa nhìn mà còn phải sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt.
Ngoài ra, hiện nay một số khách sạn còn đặt ra những yêu cầu khá cao đó là nhân viên lễ tân cần có trình độ ngoại ngữ để có thể thuận lợi cho việc giao tiếp, phục vụ các du khách nước ngoài.
Do đó, để nâng cao cơ hội trúng tuyển với vị trí lễ tân tại các môi trường làm việc tốt như khách sạn, ứng viên cần chuẩn bị mẫu CV lễ tân khách sạn hoàn chỉnh bằng tiếng Anh.
Cách để tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng đó chính là chuẩn bị mẫu CV lễ tân bằng tiếng Anh sẽ giúp ứng viên thể hiện được trình độ ngoại ngữ chuyên nghiệp của mình, tạo điểm cộng so với các ứng viên khác.
Như vậy, cần phải thực hiện như thế nào để có thể có mẫu CV bằng Tiếng Anh lễ tân hoàn chỉnh nhất? Ứng viên cần chắt lọc những thông tin, điểm mạnh sáng giá nhất của bản thân để đưa vào CV để tạo kết quả tích cực trong bộ hồ sơ xin việc của mình.
Xem thêm: Mẫu cv lễ tân khách sạn bằng tiếng anh chinh phục nhà tuyển dụng
4. Hướng dẫn cách viết CV lễ tân khách sạn bằng Tiếng Anh
Mẫu CV lễ tân khách sạn bằng Tiếng Anh cũng có cấu trúc tương tự như những loại CV thông thường khác. Cụ thể sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu như Thông tin cá nhân (Personal Information), Mục tiêu nghề nghiệp (Objective), Kinh nghiệm làm việc (Work Experience), Trình độ học vấn (Education) và Kỹ năng nghề nghiệp (Skills).
Ứng viên có thể thêm các mục bổ sung chẳng hạn như Hobbies (Sở thích), Reference (Người tham chiếu) hay các Activities (Hoạt động ngoại khoá). Tuy nhiên, những nội dung được trình bày phải bám sát với thông tin vị trí ứng tuyển nhân viên lễ tân để nhà tuyển dụng nhận thấy bạn là ứng viên phù hợp với vị trí này.
4.1. Thông tin cá nhân (tên Tiếng Anh: Personal Information)
Thông tin cá nhân là một trong những mục nội dung quan trọng bắt buộc phải có, ứng viên nên giới thiệu bản thân bằng Tiếng Anh trong phần đầu tiên của bản CV theo cấu trúc:
Full name (Họ và tên), Date of birth (Ngày tháng năm sinh), Gender (Giới tính), Phone Number (Số điện thoại), Email, … và các thông tin cá nhân liên quan khác.
Ứng viên cần điền đúng những mục thông tin cơ bản này, bởi nếu xảy ra sai sót thì nhà tuyển dụng sẽ không thể liên lạc với các bạn để gửi kết quả phỏng vấn. Đồng thời, việc sai sót trong CV nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên đó thiếu chuyên nghiệp.
4.2. Mục tiêu nghề nghiệp (tên Tiếng Anh: Personal Information)
Mặc dù chỉ là phần nội dung nhỏ trong CV nhưng Objective luôn đóng vai trò trong mẫu CV bằng Tiếng Anh cho lễ tân. Ứng viên nên chuẩn bị mục này thật kỹ càng và khoa học, tuyệt đối không nên trả lời qua loa vài câu ngắn gọn.
Chú ý rằng hãy trình bày chủ yếu về những lợi ích mà bạn có thể mang lại cho khách sạn, cho khách hàng tại khách sạn. Nếu ứng viên chưa chắc chắn về khả năng ngữ pháp Tiếng Anh của mình, các bạn hoàn toàn có thể viết ra giấy trước sau đó sử dụng ứng dụng Dịch Tiếng Anh rồi trình bày lại vào bản CV.
4.3. Trình độ học vấn (tên Tiếng Anh: Education)
Education là tiền đề để nhà tuyển dụng đánh giá xem ứng viên đó là người có năng lực hay không, khả năng tiếp thu kiến thức đến đâu? Đặc biệt nếu ứng viên là sinh viên đã từng tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực Khách sạn sẽ là lợi thế rất lớn.
4.4. Kinh nghiệm làm việc (tên Tiếng Anh: Work Experience)
Work Experience chính là cơ sở để nhà tuyển dụng đưa ra những đánh giá về năng lực và sự thích ứng của ứng viên đối với môi trường khách sạn.
Chắc chắn ai cũng biết rằng, nhà tuyển dụng họ luôn tìm kiếm và ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm, đặc biệt nếu ứng viên đó đã từng có kinh nghiệm làm việc lễ tân khách sạn thì sẽ được ưu tiên tuyển chọn hơn.
Vậy nên, nếu ứng viên là người đã có kinh nghiệm làm lễ tân khách sạn như mô tả thì các bạn cần phải trình bày thật chi tiết để thể hiện được điểm mạnh của mình. Cụ thể cấu trúc về kinh nghiệm làm việc tại đơn vị công tác cũ như sau:
Tên khách sạn từng công tác, Thời gian công tác, Vị trí công việc và các nhiệm vụ cụ thể đã làm trong quá trình công tác để nhà tuyển dụng đưa ra đánh giá xem ứng viên có thực sự phù hợp với yêu cầu hay không.
4.5. Kỹ năng (tên Tiếng Anh: Personal Abilities)
Đối với vị trí nhân viên lễ tân khách sạn thì kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Thậm chí những ứng viên có thể chịu đựng sự cáu gắt của khách hàng, sự phàn nàn của họ là điểm cộng. Và sẽ tốt hơn nếu ứng viên đó biết khiến cho khách hàng nguôi giận khi học gặp các trường hợp rủi ro ngoài mong muốn với dịch vụ tại khách sạn.
Ứng viên cần phải là người có kỹ năng giao tiếp tốt, thành thạo để có thể phục vụ trong cuộc trò chuyện đối với các du khách nước ngoài.
Trên đây là những thông tin cụ thể về các mục nội dung quan trọng trong mẫu CV bằng Tiếng Anh cho lễ tân. Hy vọng những thông tin, những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên theo dõi các bài viết được cập nhật mới thường xuyên để đọc nhiều tin tức thú vị về bí quyết viết CV bạn nhé.