Tìm hiểu về mô hình xưởng may gia công và những lưu ý bạn cần biết
Tác giả: Linh Anh Nguyễn
Nhu cầu may mặc không ngừng tăng cao và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Bởi vậy nhiều người có ý định mở xưởng may gia công. Tuy vậy để mở xưởng may gia công và điều hành tốt hoạt động của xưởng may là một thách thức không hề nhỏ. Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về cách xây dựng mô hình xưởng may gia công và một số kinh nghiệm cần thiết khi xây dựng, vận hành một xưởng may gia công.
1. Kinh nghiệm xây dựng và vận hành mô hình xưởng may gia công
Xây dựng và vận hành một xưởng may gia công, dù là quy mô nhỏ hay lớn, đều là việc không hề đơn giản. Có rất nhiều khía cạnh mà bạn cần quan tâm, chẳng hạn như: lựa chọn mô hình vận hành xưởng may, tìm kiếm nguồn hàng, chuẩn bị vốn, mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, tuyển dụng và đào tạo nhân lực, tìm kiếm đối tác và khách hàng, xây dựng hệ thống quản lý…
Sau đây chúng ta ta sẽ lần lượt tìm hiểu về những vấn đề chủ yếu mà bạn cần xử lý khi mở xưởng may gia công nhé!
1.1. Lựa chọn mô hình xưởng may gia công
Việc lựa chọn mô hình xưởng may gia công là vấn đề đầu tiên mà bạn cần xử lý khi xây dựng xưởng may. Lựa chọn mô hình cần dựa trên quy mô dự kiến, số vốn điều lệ… Hiện nay có hai hình thức xưởng may gia công đó là xưởng may gia công theo hình thức cá thể hoặc xưởng may gia công theo hình thức công ty.
1.1.1. Hình thức cá thể
Mô hình xưởng may gia công theo hình thức cá thể áp dụng cho xưởng may có quy mô nhỏ và không có nhiều khả năng mở rộng quy mô trong tương lai. Ưu điểm lớn nhất của hình thức này đó là nghiệp vụ kế toán đơn giản, hạn chế được sai sót.
Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này cũng bộc lộ rất rõ ràng ở việc bạn sẽ không có tư cách pháp nhân. Đây có thể là một rào cản cho sự hợp tác giữa bạn cùng đối tác hoặc khách hàng trong tương lai. Chính vì vậy mà quá trình tìm kiếm khách hàng, đối tác ban đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Không những thế, xưởng may được tổ chức theo hình thức cá thể chỉ được phép có tối đa 10 lao động và chí có thể có duy nhất một địa điểm kinh doanh.
1.1.2. Hình thức công ty
Ưu điểm rõ ràng nhất của việc mở xưởng may theo hình thức công ty so với hình thức cá thể đó là bạn sẽ có tư cách pháp nhân. Điều này hỗ trợ bạn trong tìm kiếm khách hàng và đối tác.
Khi mở xưởng may theo hình thức công ty bạn cũng sẽ không bị hạn chế về số lượng lao động có thể tuyển dụng. Tương tự, quy mô xưởng may, vốn huy động và địa điểm kinh doanh cũng sẽ không bị hạn chế. Tuy vậy, nghiệp vụ kế toán trong xưởng may gia công theo hình thức công ty phức tạp hơn rất nhiều so với hình thức còn lại.
Nhìn chung, nếu bạn mở xưởng may quy mô nhỏ và phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của người dân trong vùng thì chỉ cần theo hình thức cá thể. Ngược lại, nếu trong tương lai bạn muốn mở rộng thêm quy mô thì nên mở xưởng may theo hình thức công ty. Xưởng may theo hình thức công ty cũng được khuyến nghị nếu bạn ký hợp đồng với doanh nghiệp khác.
1.2. Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng và ổn định
Vấn đề nguồn hàng nằm trong số những vấn đề cần được giải quyết trước tiên khi bạn thành lập xưởng may. Bạn sẽ phải lựa chọn giữa hàng nội và hàng ngoại. Hàng ngoại có chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa thích hơn tuy nhiên có giá nhập về khá “chat”. Ngược lại hàng nội có giá nhập rẻ hơn, tuy nhiên mẫu mã không phong phú, nhiều nguồn hàng không uy tín. Nhiều sản phẩm hàng nội cũng không được đánh giá cao như hàng ngoại.
1.3. Vấn đề vốn và các loại chi phí
Khi mở xưởng may gia công thì vấn đề vốn và các loại chi phí cũng trở thành vấn đề có tính cấp thiết. Đối với xưởng may gia công quy mô nhỏ có khoảng 15 nhân công thì số vốn ban đầu bạn cần chuẩn bị ít nhất khoảng 150 triệu đồng. Đây là số vốn cần thiết để trang trải cho tiền lương cho nhân công. tiền mua các loại máy móc thiết bị… Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm một khoản tiền vốn dự phòng cho những sự cố có thể xảy ra.
Mặt khác, bạn cũng cần trích một phần vốn ra để làm chi phí thuê mặt bằng và xây dựng kho chứa hàng, chi phí đào tạo nhân công. Việc tập trung tuyển và đào tạo đội ngũ nhân công có tay nghề sẽ tốt hơn tìm kiếm những nguồn nhân lực giá rẻ.
2. Làm thế nào để phát triển xưởng may gia công?
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về mô hình xưởng may gia công và những vấn đề cấp thiết cần được ưu tiên giải quyết khi mở xưởng may gia công. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục tìm hiểu một số giải pháp nhằm phát triển xưởng may.
2.1. Tìm kiếm nguồn đầu tư
Để phát triển quy mô của xưởng may gia công, cách tốt nhất là bạn nên tìm kiếm thêm nguồn đầu tư. Nếu tìm kiếm được đối tác bạn sẽ có thêm tài chính cũng như những sự hỗ trợ khác về nhân lực và vật lực để nhanh chóng cải tiến, mở rộng quy mô xưởng may. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có thêm nhiều ý tưởng kinh doanh mới và giảm thiểu được hậu quả của những rủi ro có thể phát sinh.
2.2. Đầu tư nhiều hơn vào quy trình quản lý xưởng may
Bước đầu tiên để tạo tiền đề cho kế hoạch mở rộng quy mô đó là quản lý xưởng may, hơn nữa phải là quản lý một cách có quy trình và hệ thống. Mọi biến chuyển liên quan tới nhân lực và vật lực đều phải được ghi chép lại và nhập liệu trên hệ thống, từ đó bạn có thể quản lý tốt hơn nguồn vốn và mọi quy trình khác trong xưởng may.
Bạn cũng cần tự trang bị thêm cho mình những kiến thức và kỹ năng quản lý. Bạn nên tham gia một vài khóa học kỹ năng quản lý. Việc quản lý được thực hiện tốt chính là tiền đề để bạn tối ưu hóa mọi nguồn lực trong xưởng may gia công và tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng quy mô xưởng may.
2.3. Tìm kiếm đơn hàng
Bên cạnh việc tìm kiếm nguồn đầu tư và tăng cường hệ thống quản lý thì bạn cũng phải tìm kiếm thêm khách hàng, đối tác và đơn hàng, đặc biệt là các đơn hàng online. Cụ thể, bạn nên xây dựng một trang web, không chỉ để quảng cáo cho chất lượng những sản phẩm của mình mà còn là một công cụ giúp bạn thu hút đầu tư và khách hàng.
Tính toán xa hơn, khi việc kinh doanh có dấu hiệu khởi sắc thì bạn có thể chạy thêm quảng cáo instagram, facebook ads hoặc google ads… Những hoạt động này chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận diện thương hiệu và tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Trên đây bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về hai mô hình xưởng may gia công hiện nay đó là mô hình xưởng may gia công theo hình thức cá thể và mô hình xưởng may gia công theo hình thức công ty. Mỗi mô hình đều có ưu à nhược điểm riêng, và việc lựa chọn mô hình nào còn tùy thuộc vào số vốn bạn có và dự định của bạn về quy mô của xưởng may trong tương lai. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.