Thủ quỹ là gì? Mô tả công việc thủ quỹ đầy đủ và cụ thể nhất

Tác giả: Trần Ngọc Diệp

Dù bạn là nhà tuyển dụng hay ứng viên tham gia phỏng vấn thì đều phải tìm hiểu trước thông tin mô tả công việc. Vậy với công việc của thủ quỹ thì sao? Để tìm hiểu thủ quỹ là gì, mô tả công việc của thủ quỹ như thế nào mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm thủ quỹ là gì?

Thủ quỹ là gì

Treasurer hay thủ quỹ là người giám sát những vấn đề tài chính, ngân sách của công ty, doanh nghiệp và phải đảm bảo rằng công ty hay doanh nghiệp của mình tuân thủ đúng tất cả các thông lệ, các đạo luật kế toán hợp pháp. Thủ quỹ là người duy trì, cải thiện tình hình tài chính hay ngân sách bằng cách hướng dẫn công ty, doanh nghiệp của mình sử dụng các chính sách tài chính, chính sách tài khoá, biết đánh giá rủi ro, tư vấn về các cơ hội đầu tư và xác định các cơ hội tài trợ. Thủ quỹ sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý các quỹ, ngân sách của công ty, doanh nghiệp và dự đoán nhu cầu cho vay hoặc đi vay tài chính, chuẩn bị các báo cáo tài chính. 

Ở Việt Nam, bạn có thể hiểu đơn giản thủ quỹ là người chịu trách nhiệm giữ các quỹ, ngân sách của công ty, tổ chức, doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lý và theo dõi hoạt động thu chi của công ty, đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong các hoạt động tài chính của tổ chức, công ty và doanh nghiệp, tránh các tình trạng lạm chức, lạm quyền, thiếu thống nhất trong hoạt động chi tiêu.

Xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật về nhiệm vụ thủ quỹ cơ quan nhà nước

2. Mô tả công việc thủ quỹ

Thông thường, người thủ quỹ sẽ phải làm những công việc sau đây:

Mô tả công việc thủ quỹ

Thứ nhất, thủ quỹ sẽ là người thực hiện việc kiểm tra về tính hợp lý, hợp pháp về các vấn đề, giấy tờ liên quan đến các báo cáo, chứng từ của công ty, doanh nghiệp trước khi xuất hoặc nhập tiền ra, vào quỹ. 

Thứ hai, thủ quỹ là người kiểm tra chất lượng về tiền mặt nhằm phát hiện và loại bỏ tiền giả và báo cáo kịp thời lên cấp trên. 

Thứ ba, thủ quỹ sẽ thực hiện việc thanh toán các khoản tiền cố định như khoản tiền hàng tháng, hàng quý theo quy trình thanh toán của công ty, doanh nghiệp. 

Thứ tư, thủ quỹ là người tự động thực hiện việc kiểm kê báo cáo tài chính và kết hợp việc đối chiếu các nguồn quỹ hàng ngày với bên kế toán để tổng hợp lại.

Thứ năm, thủ quỹ cũng sẽ có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nguồn tiền và các quỹ tiền mặt trong kho tiền của công ty, doanh nghiệp.

Thứ sáu, thủ quỹ sẽ là người quản lý kho tiền an toàn và tuyệt đối không cho bất kỳ người nào không có phận sự hay trách nhiệm ra vào kho tiền của công ty, doanh nghiệp.

Thứ bảy, phân loại các loại tiền và quản lý chất lượng của các loại tiền đó, sau đó sắp xếp chúng ngăn nắp, khoa học giúp cho việc dễ dàng tìm kiếm, nhận biết và cho việc xuất, nhập tiền dễ dàng hơn.

Công việc của thủ quỹ

Thứ tám, thủ quỹ phải chịu trách nhiệm về việc lưu trữ và kiểm kê các chứng từ qua hoạt động thu chi tiền của công ty, doanh nghiệp.

Thứ chín là việc quản lý các định mức tiền lẻ, tiền chẵn của công ty hay doanh nghiệp, trực tiếp là người đi trao đổi các loại tiền và phân phát cho bộ phận thu ngân một cách cẩn thận.

Thứ mười, thủ quỹ sẽ phải đảm bảo số dư còn tồn lại trong quỹ tiền của công ty, doanh nghiệp để có thể phục vụ cho mục đích kinh doanh hay chi trả tiền lương cho nhân viên, và phải thông báo kịp thời số dư cho kế toán để tổng hợp.

Cuối cùng, thủ quỹ cần phải trực tiếp thực hiện các công việc khác theo yêu cầu và tính chất công việc do cấp trên giao phó. 

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc kế toán có được làm thủ quỹ không

3. Yêu cầu đối với thủ quỹ

3.1. Yêu cầu về kiến thức

Yêu cầu về kiến thức

Về kiến thức thì thủ quỹ cần phải nắm và hiểu được các điều lệ trong nội dung nghiệp vụ kinh doanh của các đơn vị sự nghiệp, trong đó cần phải hiểu được nội dung hoạt động của quỹ tiền mặt trong công ty.

Tiếp theo, thủ quỹ cần phải hiểu được các chế độ trong quản lý tiền mặt theo quy định và pháp luật của nhà nước và có thể tham mưu góp ý về chế độ quản lý tiền mặt cho công ty hay doanh nghiệp của mình. Để đảm bảo hài hòa cho công ty hay doanh nghiệp vừa có thể tuân thủ theo khuôn khổ pháp luật của nhà nước. 

3.2. Yêu cầu về kỹ năng

Người thủ quỹ cần phải có các kỹ năng sau:

Thứ nhất là phải có kỹ năng nghiệp vụ về việc kiểm đếm, thu chi, đóng gói và bảo quản quỹ tiền mặt cho công ty, doanh nghiệp. 

Thứ hai là phải có các kỹ năng để thực hiện các thủ tục, các chứng từ về quan hệ tiền mặt với các khách hàng của công ty, doanh nghiệp và với các ngân hàng.

Yêu cầu về kỹ năng

Thứ ba là phải có các kỹ năng trong việc mở sổ sách, ghi chép và xử lý các chứng từ, báo cáo thống kê, báo cáo tài chính và cập nhật hoạt động thu chi của quỹ tiền mặt

Cuối cùng là người thủ quỹ cần phải thành thạo những công cụ phục vụ cho công tác quản lý quỹ tiền mặt như: tin học văn phòng, máy tính, máy đếm tiền… 

3.3. Yêu cầu về trình độ

Về trình độ thì thủ quỹ phải là người tốt nghiệp từ bậc Cao đẳng trở lên và tốt nghiệp các ngành liên quan đến công việc như là kiểm toán, kế toán hoặc tài chính và các ngành khác có liên quan.

Thu quỹ phải có tối thiểu 1 năm kinh nghiệm tại vị trí này trong các doanh nghiệp hoặc vị trí tương đương trong các phòng kế toán với các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động thu chi về tiền.

Trình độ tin học văn phòng và khả năng ứng dụng tin học văn phòng là một lợi thế để các bạn có thể cạnh tranh vào làm ngành này.

Ngoài ra, trình độ tiếng Anh cũng là một yêu cầu khá quan trọng để bạn có thể trở thành một thủ quỹ.

3.4. Yêu cầu về đạo đức

Thủ quỹ phải là người có đức tính tốt như: trung thực, tỉ mỉ và cẩn thận từ những việc nhỏ nhất vì các hoạt động thu chi tiền phải tính toán thật chính xác và tỉ mỉ.

Vì làm việc với tiền mặt trong các công ty, doanh nghiệp nên tính trung thực là một đức tính được đề cao và đặt lên hàng đầu. Qua đó bạn cần phải đảm bảo nguồn quỹ hoạt động thu chi của công ty, doanh nghiệp phải được công khai, công bằng, minh bạch, không được lạm chức, lạm quyền. 

4. Mức lương của thủ quỹ

Mức lương của thủ quỹ

Tùy thuộc vào tính chất công việc và các nhiệm vụ hay trách nhiệm tại mỗi doanh nghiệp, công ty và mô tả công việc của thủ quỹ tại các công ty và doanh nghiệp đó sẽ giao động ở nhiều mức khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì mức lương của thủ quỹ thuộc tầm trung so với các ngành khác có liên quan. 

Mức lương của nhân viên thủ quỹ thông thường sẽ dao động từ 6 đến 8 triệu đồng. Tuy nhiên, trong một số doanh nghiệp nếu bạn là một người thủ quỹ đóng vai trò thủ chốt, gánh vác nhiều công việc khác nhau thì mức lương có thể rơi vào khoảng 13 đến 14 triệu đồng tháng.

Để đạt được mức lương này thì bạn bạn đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu về trình độ, kiến thức chuyên môn, về  đạo đức mà chúng tôi vừa kể bên trên. Chuẩn bị cho mình những hiểu biết bao quát, tầm nhìn rộng hơn về phương diện pháp luật cũng như các chuyên môn nghiệp vụ trau dồi những kỹ năng cơ bản của bản thân. Bạn càng hiểu biết rộng, càng có những chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng cao thì bạn mới có nhiều cơ hội để thăng tiến hơn trong công việc cũng như là có một mức lương hậu hĩnh hơn.

Qua mô tả công việc thủ quỹ mà work247.vn chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về thủ quỹ là gì và các yêu cầu đối với thủ quỹ chưa? Nếu như bạn có mong muốn được làm việc trong vai trò này, đáp ứng được yêu cầu của công việc thì bạn hãy cứ tự tin ứng tuyển nhé. Chúc bạn thành công!