Ngành Giáo dục Mầm non ra làm gì? Những triển vọng của ngành
Tác giả: Hoàng Thanh Vân 25-04-2024
Ngành Giáo dục Mầm non là một trong những ngành nhiều bạn trẻ yêu thích và tính chất công việc rất thú vị. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu về ngành này và biết được những công việc cụ thể của giáo viên mầm non làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn biết các thông tin chi tiết về ngành Giáo dục Mầm non và cơ hội việc làm của ngành.
1. Tìm hiểu thông tin khái quát về ngành Giáo dục Mầm non
1.1. Ngành Giáo dục mầm non là gì?
Ngành Giáo dục Mầm non còn được gọi là Sư phạm mầm non, đây chính là ngành làm công việc chăm sóc, dạy dỗ và nuôi dưỡng những trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Ngành học này có liên quan trực tiếp tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ cùng sự phát triển toàn diện về thể chất của trẻ nhỏ, chính vì thế mà ngành này rất chú trọng tới việc tuyển chọn những giáo viên mầm non có đủ tài và đức, tấm lòng yêu thương và hiểu tâm lý trẻ em.
1.2. Mục tiêu của ngành Giáo dục Mầm non
Ngành Giáo dục Mầm non trực tiếp đặt nền móng hết sức quan trọng trong quá trình phát triển về thể chất, nhân cách, tính tình, cảm xúc và thẩm mỹ cho lứa tuổi trẻ em. Ngành hướng tới việc thực hiện những nhiệm vụ chăm sóc, định hướng, giáo dục trẻ em trong lứa tuổi còn rất nhỏ, chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 3 tháng cho tới dưới 6 tuổi.
Ngành chú trọng tới việc đào tạo và nâng cao những kiến thức tâm lý trẻ nhỏ cho các giáo viên mầm non tương lai để họ có thể thực hiện tốt những kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ nhỏ, nắm bắt kịp thời từng tính tình của trẻ thông qua thái độ và hành động của trẻ.
Ngành đào tạo và trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản, kỹ năng về vẽ tranh, múa hát, đọc truyện, giao tiếp với trẻ nhỏ và phụ huynh của trẻ nhỏ.
1.3. Các hoạt động chủ yếu của giáo viên mầm non
Mỗi ngày, các giáo viên mầm non sẽ phải đón từng em nhỏ khi được bố mẹ dẫn tới lớp, vấn đề đầu tiên mà người trong ngành này cần đảm bảo được đó là thái độ vui tươi, niềm nở, chào đón bé tới với trường, lớp để tạo cảm giác thân thiện cho bé.
Công việc của giáo viên mầm non tưởng chừng rất nhàn nhã, vui tươi và yêu đời, nhưng sau đó chính là những công việc chân tay để đảm bảo cho trẻ em được học tập trong môi trường sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, đó cũng chính là bước đầu để các em nhỏ noi theo sự gọn gàng sạch sẽ nơi trường lớp.
Hàng ngày, giáo viên mầm non sẽ phải tới lớp từ rất sớm, họ sẽ thực hiện các hoạt động như lau sàn lớp. quét dọn các góc lớp, lau bàn ghế, mở các cửa trong phòng để tạo ra không gian thoáng đãng, đảm bảo đủ lượng ánh sáng vào lớp, kê bàn kê ghế phù hợp với nội dung của tiết học, hướng dẫn các bé tập thể dục buổi sáng, phổ biến và hướng dẫn các bé thực hiện những hành động, các kỹ năng cơ bản cần thiết, cho các bé ăn - ngủ và vui chơi múa hát...
Trước khi kết thúc ngày học, các giáo viên mầm non sẽ phải đảm bảo sự sạch sẽ cho mỗi bé, thay quần áo cho bé, chuẩn bị đồ đạc cá nhân của bé mang theo khi tới lớp được cất gọn gàng trong cặp để các bé về nhà ngay khi bố mẹ tới đón, giáo viên mầm non cần chào các bé mỗi khi ra về để tạo nên văn hóa chào hỏi cho các bé trong độ tuổi này.
Việc làm giáo dục tại Hồ Chí Minh
2. Thông tin về chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non
2.1. Các trường đào tạo ngành Giáo dục Mầm non
Ngành Giáo dục Mầm non là ngành phổ biến và có nhu cầu rất cao trong hệ thống giáo dục Việt Nam, các phụ huynh có con em đi học trong độ tuổi mầm non rất đông. Hơn thế, khi xã hội ngày càng phát triển, các bậc phụ huynh có con nhỏ lại chú tâm vào công việc nhiều hơn, do đó mà nhu cầu gửi con đi mầm non càng sớm hơn so với trước đây. Các phụ huynh có nhu cầu gửi trẻ ngay từ khi trẻ được vài tháng tuổi cho tới dưới 6 tuổi.
Với nhu cầu ngày càng cao đối với ngành Giáo dục Mầm non như vậy đã kéo theo rất nhiều trường đào tạo ngành này nhằm đáp ứng đủ nhân lực trong ngành để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người.
Nhu cầu này rất lớn, hầu hết xuất hiện tại các địa bàn trên cả nước với chủ yếu là đào tạo hệ Đại Học và Cao đẳng. Hiện nay có trên 30 trường Đại học, Cao đẳng đang đào tạo ngành Giáo dục Mầm non trên khắp các tỉnh miền Nam, miền Bắc, miền Trung.
Điển hình có các trường đào tạo ngành này mà chúng ta có thể kể tới và cũng là top những trường nổi tiếng như: Đại học Sư Phạm Hà Nội 1, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Thái Nguyên,... (Tại khu vực miền Bắc), trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Sư phạm Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Vinh, Đại học Sài Gòn,... (Tại khu vực miền Nam). Cùng với các trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Cao đẳng Sư phạm Hải Dương,... và nhiều trường khác nữa.
2.2. Những khối thi vào ngành Giáo dục Mầm non
Ngoài việc tìm hiểu thông tin về các trường đào tạo ngành Giáo dục Mầm non thì chúng ta còn cần phải tìm hiểu xem ngành này sẽ thi những khối thi nào để chuẩn bị cho những khối kiến thức vững vàng nhất có thể.
Ngành Giáo dục Mầm non xét tuyển thi khối M là chủ yếu, tuy nhiên trong những năm gần đây thì khối thi này đã được mở rộng với các khối thi khác cùng các tổ hợp môn thi đa dạng hơn, nhằm mang đến những sự lựa chọn đa dạng cho các thí sinh đang có nhu cầu thi tuyển vào ngành ngày.
Theo đó, ngành Giáo dục Mầm non sẽ thi tuyển vào các khối thi cùng với các tổ hợp môn thi như bên dưới:
- Khối M là khối phổ biến được tổ chức thi từ trước tới nay bao gồm các môn thi Ngữ Văn, môn Toán, môn đọc diễn cảm, môn hát.
- Khối M1 là khối thi mở rộng sau này bao gồm các môn Văn, Toán và môn Năng khiếu.
- Khối M2 là khối thi mở rộng gồm những môn thi như sau: Môn Toán, môn Năng khiếu 1, môn Năng khiếu 2.
- Khối M11 là khối thi mở rộng bao gồm những môn thi: Ngữ Văn, môn Năng khiếu về báo chí và môn tiếng Anh.
Xem thêm: Tư vấn: Ngành Giáo Viên Tiểu học ra trường làm gì?
3. Cơ hội việc làm của ngành Giáo dục Mầm non
Sau khi thực hiện xong các chương trình đào tạo giáo viên mầm non tại các trường đào tạo hệ Cao đẳng, Đại học thì các sinh viên có rất nhiều cơ hội việc làm, bởi vì bên cạnh những trường mầm non công lập được thành lập mà còn nhiều cơ sở dân lập được mở ra dưới sự cấp phép của Bộ giáo dục và Đào tạo. Tùy vào nhiều yếu tố về khả năng chuyên môn, kỹ năng mềm,... mà các sinh viên có thể được nhận vào làm việc tại các trường công lập hoặc các cơ sở mầm non dân lập.
Hiện nay, tỷ lệ sinh con của các hộ gia đình trên cả nước ngày càng tăng lên, rất nhiều trẻ em được ra đời hàng năm và con số này có xu hướng tăng lên, chính vì thế mà ở bất kỳ khu vực nào cũng có số lượng trẻ em ở độ tuổi mầm non cần được tới lớp. Đặc biệt, tại các thành phố lớn, các trung tâm thành phố thì lại càng có nhiều trung tâm hay cơ sở, các trường mầm non được thành lập để phục vụ nhu cầu cao của các phụ huynh cho con đi lớp.
Không chỉ vậy, tại Việt Nam hiện nay còn xuất hiện các trường mầm non với quy mô quốc tế, chất lượng đào tạo và dạy học rất cao, nhiều phụ huynh đã cho con em mình theo học tại các trường quốc tế này để đảm bảo hệ thống đào tạo và giảng dạy chuyên nghiệp.
Nếu các bạn đủ điều kiện thì cũng có thể tự mở ra cho mình một cơ sở mầm non và xin cấp phép hoạt động của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng như những cơ quan có thẩm quyền.
4. Mức lương ngành Giáo dục Mầm non
Giáo viên Mầm non là ngành đặc biệt quan trọng đối với nền tảng giáo dục của đất nước. Tuy nhiên ngành này không hề nhẹ nhàng, ngược lại các giáo viên mầm non còn phải đảm nhiệm trách nhiệm về cả tinh thần của trẻ, đồng thời có trách nhiệm chăm sóc trẻ từ bữa ăn, giấc ngủ, các hoạt động vui chơi, chăm sóc thân thể, dạy trẻ các kỹ năng… Những công việc này không hề đơn giản, cũng không nhàn nhã nhưng mức lương của các giáo viên mầm non lại không cao, có thể nói là thấp.
Nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề mà thôi, giáo viên mầm non giảng dạy tại các trường mầm non quốc tế thì mức lương lại ở mức độ khác, có thể nói là rất cao, mức lương này có thể cao hơn cả các giáo viên đang giảng dạy tại các trường THPT. Các giáo viên mầm non tại đây có thể nhận được mức lương hấp dẫn trên 10 triệu đồng hàng tháng, thậm chí có thể là 20 triệu nếu có nhiều lớp giảng dạy và giữ vị trí cao trong trường.
5. Những lưu ý khi theo nghề Giáo dục Mầm non
Những giáo viên mầm non sau khi tốt nghiệp sẽ về giảng dạy tại các trường công lập mầm non, các trường dân lập, các cơ sở mầm non tại quê nhà hoặc các thành phố lớn. Để làm tốt và gắn bó với nghề thì người giáo viên mầm non cần có những tố chất như thế nào? Hãy cùng work247.vn khai thác vấn đề này để những ai sẽ làm và đang làm giáo viên mầm non có thể tham khảo.
Thứ nhất, về kiến thức chuyên môn, người giáo viên mầm non cần có những kiến thức về toán, văn, xã hội học với nội dung các môn học này được nghiên cứu kỹ để sao cho phù hợp với môi trường học tập của đối tượng mầm non. Đồng thời, người giáo viên mầm non cần có các kỹ năng về múa hát, biết vẽ, có kiến thức về tâm lý trẻ em, có kỹ năng giảng dạy.
Thứ hai, kỹ năng giảng dạy là yếu tố không thể thiếu, giáo viên mầm non cần biết cách để có thể xây dựng được kế hoạch giảng dạy, kế hoạch chăm sóc sức khỏe, biết cách tổ chức những hoạt động phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ, phối hợp tốt với các phụ huynh.
Thứ ba, đạo đức người làm giáo viên là yếu tố quan trọng, người làm giáo viên nhất là giáo viên mầm non càng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp và đối với từng trẻ tới học, luôn luôn có thái độ sống tích cực, nhiệt tình, tâm huyết…
Như thế, ngành Giáo dục Mầm non luôn là ngành thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và là nhu cầu thiết yếu của xã hội. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành này thì hãy luôn trau dồi và nâng cao kiến thức của mình để có cơ hội việc làm và nhận mức lương xứng đáng.