Theo đuổi ngành Truyền thông đa phương tiện ra làm gì?

Tác giả: Hoàng Thanh Vân 02-05-2024

Ngành Truyền thông đa phương tiện hiện đang là một trong những ngành bắt kịp với xu thế công nghệ của thời đại 4.0 và trở thành ngành hot được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Ngành Truyền thông đa phương tiện có vai trò lớn trong xã hội, nhất là lĩnh vực cung cấp thông tin, báo đài, giải trí và nhiều khía cạnh khác. Để hiểu hơn về ngành truyền thông đa phương tiện cũng như là những thông tin phục vụ cho những ai theo đuổi ngành này thì chúng ta hãy đi sâu vào tìm hiểu về ngành này qua bài viết sau đây.

Việc làm truyền thông

Ngành Truyền thông đa phương tiện

1. Những thông tin cơ bản cần biết về ngành Truyền thông đa phương tiện

1.1. Ngành Truyền thông đa phương tiện 

Ngành Truyền thông đa phương tiện được hiểu thông qua nhiều khía cạnh khác nhau, nói một cách bao quát thì Ngành truyền thông đa phương tiện chính là sự kết hợp giữa lĩnh vực công nghệ thông tin và lĩnh vực truyền thông.

Còn nói một cách chuyên môn hơn thì ngành Truyền thông đa phương tiện chính là ngành kết hợp giữa báo chí truyền thông và lĩnh vực công nghệ thông tin.

Mục đích của ngành này chính là để sáng tạo và thiết kế ra những sản phẩm chất lượng cao, có tính ứng dụng thiết thực trong đời sống con người. Ngành học này có thể phát triển và ứng dụng trong nhiều khía cạnh như phát thanh, truyền hình, marketing, game, âm nhạc, điện ảnh, thương mại điện tử…

Ngành Truyền thông đa phương tiện đòi hỏi ở người học rất nhiều, các bạn cần năng động, đam mê và nhiệt huyết với nghệ thuật, nắm bắt nhạy bén với sự phát triển của xã hội, luôn bắt kịp thời những xu hướng mới của xã hội trong thời đại 4.0 hiện nay.

1.2. Mục tiêu đào tạo của ngành Truyền thông đa phương tiện

Sinh viên theo học ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được trang bị kỹ về những kiến thức cơ bản tới nâng cao. Đối với những kiến thức cơ bản, ngành này đào tạo sinh viên nắm chắc các kiến thức về công nghệ đa phương tiện, đảm bảo các sinh viên có thể nắm chắc những kỹ thuật về chuyên môn, có khả năng sáng tạo cao và tạo ra nét ấn tượng độc đáo trong từng tác phẩm.

Mục tiêu của ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Sinh viên được đào tạo những gì?

Cùng với đó là việc nâng cao những kỹ năng cần thiết cho sinh viên như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch công việc hiệu quả. Sinh viên theo học ngành này sẽ biết cách viết kịch bản các thể loại như (phim truyện, hoạt hình, các chương trình game show,...), kỹ năng thiết kế đồ họa, khả năng xử lý và biên tập âm thanh và hình ảnh…

Sinh viên theo học ngành này còn được đào tạo về những kỹ xảo của điện ảnh, có khả năng dựng video và làm phim hoạt hình, thiết kế các trò chơi và lập website để có thể đáp ứng được những yêu cầu cao của thời kỳ công nghiệp và hiện đại hóa ngày nay.

Xem thêm: Việc làm truyền thông tại Hà Nội

1.3. Những môn học tiêu biểu của ngành Truyền thông đa phương tiện

Học ngành Truyền thông đa phương tiện, các bạn cần tìm hiểu về những kiến thức chuyên ngành của ngành này thông qua các môn để có thể đảm bảo đầy đủ những kiến thức và kỹ năng sau khi ra trường.

Dưới đây là những môn học chuyên ngành tiêu biểu mà các bạn cần học khi theo ngành Truyền thông đa phương tiện.

  • Môn học “Ngôn ngữ Truyền thông đa phương tiện”.
  • Môn học “Xử lý hình ảnh”.
  • Môn học “Truyền thông và Văn hóa”.
  • Môn học “Truyền thông và Quản lý xã hội”.
  • Môn học Các ứng dụng cho truyền thông.
  • Môn học Lên kịch bản chương trình truyền thông.
  • Môn học Tổng quan về truyền thông internet.
  • Môn học Truyền thông doanh nghiệp và tiếp thị.
  • Môn học Sản xuất chương trình.

2. Tìm hiểu chi tiết những khối thi vào ngành Truyền thông đa phương tiện

Nếu bạn đang muốn thi vào ngành này mà bạn chưa biết ngành tổ chức những khối thi nào thì work247.vn sẽ trình bày những thông tin về khối thi của ngành Truyền thông đa phương tiện để bạn nắm rõ.  Ngành này có thể mở xét tuyển thông qua nhiều khối thi và môn thi khác nhau. Hãy tìm hiểu ngay những thông tin về khối thi của ngành này nhé.

Tìm hiểu về những khối thi của ngành Truyền thông đa phương tiện

Ngành Truyền thông đa phương tiện có mã ngành 7320104, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • Khối A, với ba môn thi chính là môn Toán, môn Lý và môn Hóa.
  • Khối A1 với ba môn thi chính đó là môn Toán, môn Lý và môn tiếng Anh.
  • Khối C với ba môn Văn, Toán và môn Vật lý.
  • Khối C1 với ba môn chính là môn Ngữ Văn, môn Toán và môn Hóa.
  • Khối C15 với ba môn Văn, môn Toán và môn Giáo dục công dân.
  • Khối D1 với ba môn là môn Văn, môn Toán và môn Tiếng Anh.
  • Khối D14 với ba môn là môn Văn, môn Lịch sử và môn tiếng Anh.
  • Khối D15 với ba môn là môn Ngữ văn, môn Địa và môn tiếng Anh.
  • Khối D78 với ba môn chính là môn Văn, môn Tiếng Anh và môn Khoa học xã hội.

Xem thêm: Công ty truyền thông là gì? Bỏ túi thông tin hữu ích về công ty truyền thông

3. Danh sách những cơ sở, trường đào tạo cử nhân của ngành Truyền thông đa phương tiện

Ngành Truyền thông đa phương tiện với cái tên quen thuộc luôn đứng trong top đầu các ngành học mà nhiều người lựa chọn. Đi đôi với sự phát triển của xã hội và bắt kịp thời đại thì ngành này có rất nhiều trường, cơ sở đào tạo. Hãy cùng xem đó là những trường nào nhé.

Tìm hiểu về các trường, cơ sở đào tạo của ngành Truyền thông đa phương tiện

Tìm hiểu về danh sách các trường đào tạo ngành này là yếu tố rất cần thiết giúp các bạn thí sinh và phụ huynh học sinh biết được trường nào đào tạo để lựa chọn cho mình một ngôi trường thích hợp để gửi gắm tương lai. Dưới đây sẽ là những trường đang mở ra chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện.

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hà Nội.
  • Học viện Phụ nữ Việt Nam.
  • Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đại học Duy Tân (thành phố Đà Nẵng).
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng (Tp Hồ Chí Minh).
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Đại học Thái Nguyên).

Xem thêm: Ngành hệ thống thông tin quản lý ra làm gì?

4. Những cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện

Ngành Truyền thông đa phương tiện được đào tạo dựa theo nhu cầu của xã hội cũng như niềm đam mê của các bạn trẻ. Ngành này đang thu hút nhiều người theo học và nhiều doanh nghiệp có nhu câu tuyển dụng cao đối với các sinh viên tốt nghiệp ngành này, các bạn sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc ở rất nhiều vị trí công việc và lĩnh vực việc làm khác nhau tại các doanh nghiệp, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, kinh doanh online, truyền thông, marketiing…

Có rất nhiều cơ hội việc làm khi bạn theo học ngành Truyền thông đa phương tiện

Các sinh viên có thể lựa chọn những công việc phù hợp với khả năng về chuyên môn và kỹ năng mà mình có, một số gợi ý công việc phổ biến trong ngành dành cho các bạn như sau:

  • Trở thành biên tập viên, nhà soạn thảo văn bản, quản lý và xây dựng những nội dung của báo chí, thông cáo, các ấn phẩm, truyện tranh, nội dung của bìa sách, biển quảng cáo, banner…
  • Trở thành biên tập viên chuyên lên kịch bản dành cho các chương trình truyền hình, các bộ phim điện ảnh dài tập hay các bộ phim ngắn đầy ý nghĩa, lên các kịch bản cho các cuộc phóng sự. Đồng thời, các bạn còn có thể làm công việc xử lý hình ảnh và âm thanh đối với những đoạn phim hay chương trình đã được quay trước khi đoạn phim đó được phát sóng trên truyền hinh.
  • Trở thành các chuyên gia thiết kế, các bạn có thể thiết kế những hình ảnh cũng như nội dung của các tấm bìa, thiết kế hình ảnh cho những đoạn quảng cáo, thiết kế logo cho website, thiết kế các phòng trưng bày hay quảng cáo phim…
  • Trở thành nhân viên thiết kế website, công việc của nhân viên thiết kế web chủ yếu là thiết kế giao diện và các chức năng của website, thiết kế những hình ảnh bên trong website và thiết kế bố cục của website cho các công ty kinh doanh online, các công ty chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo, website của nhà trường…
  • Trở thành nhà thiết kế riêng cho web game, các ứng dụng của trò chơi trên điện thoại hay máy tính, thiết kế phác đồ điều trị cho ngành y, thiết kế sơ đồ cho các khu du lịch, các khu công nghiệp và làm việc tại các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế đồ họa.
  • Nếu bạn có khả năng và kỹ năng giảng dạy thì bạn có thể làm giảng viên giảng dạy ngành Truyền thông đa phương tiện tại các trường Đại học, Cao đẳng, học viện… có ngành Truyền thông đa phương tiện.
  • Bạn cũng có thể nắm giữ các vị trí lãnh đạo, giám đốc sản xuất, giám đốc sản xuất trương trình, trở thành đạo diễn hay các phóng viên, chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các công ty Truyền thông.
Cơ hội việc làm ngành Truyền thông đa phương tiện

5. Mức lương của ngành Truyền thông đa phương tiện có cao không?

Lương của ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ tỷ lệ thuận với nhu cầu và tầm quan trọng của ngành này đối với xã hội và sự phát triển nền kinh tế trong xã hội. Đây có thể được coi như một trong những nghề có bậc lương hấp dẫn. Tham khảo những mức lương trung bình của ngành qua những thông tin bên dưới:

  • Đối với sinh viên ngành này ra trường và làm việc tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện thì sẽ nhận được mức lương hấp dẫn từ 6 đến 9 triệu đồng hàng tháng.
  • Đối với những bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, kinh nghiệm làm việc từ 1 đến 2 năm trở lên thì nhận được mức lương từ 9 đến 15 triệu đồng hàng tháng.
  • Đối với những người đã có thâm niên lâu năm và rất giàu kinh nghiệm làm việc thì mức lương mà họ nhận được có thể lên tới 25 triệu đồng hàng tháng hoặc cao hơn.
  • Đối với những người nắm giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng tại các công ty truyền thông đa phương tiện có thể nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn lên tới 40 triệu đồng hàng tháng.
  • ...
Ngành Truyền thông đa phương tiện mang đến mức lương hấp dẫn

6. Ngành Truyền thông đa phương tiện đòi hỏi ở bạn những đức tính gì?

Có thể nói, ngành Truyền thông đa phương tiện là ngành có liên quan dến nghệ thuật nhiều, những bạn theo học ngành cần là những bạn có óc sáng tạo cao và luôn sẵn sàng vì công việc. Ngành này yêu cầu các bạn có kỹ năng viết lách, đọc và biên tập nội dung tốt, biết cách xử lý hình ảnh và âm thanh.

Đồng thời, các bạn cần là những người có khiếu thẩm mỹ, có tình yêu và niềm đam mê đối với cái đẹp, luôn nhiệt tình với công việc, luôn đưa ra những ý tưởng để làm mới sản phẩm của mình và phù hợp với xu hướng của con người. Những người làm trong ngành Truyền thông đa phương tiện không thể thiếu đi sự cần cù và chăm chỉ, sự quyết tâm chinh phục, luôn luôn học hỏi những người có kinh nghiệm và tìm tòi cái mới.

Tố chất khi theo học ngành Truyền thông đa phương tiện 

Như thế, bạn đã biết ngành Truyền thông đa phương tiện có những đặc điểm gì, các khối thi, các môn học và đặc biệt là cơ hội việc làm của ngành này mang đến cho các bạn ra sao rồi. Để tìm kiếm việc làm đối với ngành này thành công thì các bạn hãy trau dồi kiến thức và không ngừng học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để làm tốt công việc của mình. Hãy luôn học hỏi cái mới và rèn luyện tư duy sáng tạo nhé. Hãy truy cập vào website work247.vn để đọc nhiều thông tin thú vị hơn nữa.