Quản lý và quản trị giống và khác nhau như thế nào chi tiết nhất

Tác giả: Nguyễn Hà Linh 27-08-2024

Quản lý và quản trị là hai khái niệm thường bị đánh đồng với nhau nên thực chất quản lý và quản trị giống và khác nhau như thế nào cũng ít ai có thể phân biệt được. Nhưng nó có sự tương đồng và khác biệt rõ ràng đấy. Nếu bạn muốn tìm hiểu thì hãy kéo xuống bên dưới nhé.

1. Quản lý và quản trị giống và khác nhau như thế nào?

Quản lý và quản trị là những cái tên gần giống nhau nên không bất ngờ khi nhiều người cho rằng hai tên này là chỉ một vị trí chỉ là tên gọi khác nhau. Vậy thật sự có phải là như vậy không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây nhé.

1.1. Quản lý

Quản lý là lãnh đạo một tổ chức như một doanh nghiệp, một công ty, một tôn giáo, một tổ chức phi lợi nhuận, hay thậm chí là một cơ quan nhà nước.

Công việc của quản lý là một hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức, điều phối cấp nhân viên để hoàn thành mục tiêu đề ra một cách tốt nhất và hiệu quả nhất có thể.

Để thực hiện được hoạt động quản lý thì cần phải có tổ chức riêng với một hệ thống tương đối đủ. Dù lớn hay nhỏ thì việc quản lý chung cũng không thể nào thiếu được trong một tổ chức.

Quản lý là gì?

Công việc của một nhà quản lý là thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức nhất định. Tiến hành điều phối, theo dõi công việc của người khác và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ.

Ngoài ra thì công việc của người quản lý là lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát con người, tài chính, cơ sở vật chất. Nói chung là tất cả những gì liên quan đến tổ chức đó.

1.2. Quản trị

Quản trị là sự phối hợp hiệu quả các hoạt động của người chung chung trong một tổ chức tương tự như quản lý. Nhằm đạt được mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp nguồn nhân lực của tổ chức.

Người quản trị là người hoạch định, lãnh đạo, tổ chức và kiểm tra những chiến lược được đề xuất để đạt được hiệu quả cao nhất.

Tin tuyển dụng: Việc làm quản trị nhân lực

1.3. So sánh giữa quản lý và quản trị

Để so sánh một cách đúng nhất giữa quản lý và quản trị thì chúng tôi xin đưa ra một loạt những tiêu chuẩn sau nhằm làm rõ vai trò cũng như chức năng của quản lý và quản trị.

1.3.1. Giống nhau giữa quản lý và quản trị

Giữa quản lý và quản trị có một liên kết rất là đặc biệt. Nó đều là hai vị trí đóng vai trò quan trọng chủ chốt trong một tổ chức, doanh nghiệp, công ty,... Đều chịu trách nhiệm rất lớn đối với những quyết định đưa ra và cả hai chức vụ này đều đóng vai trò lãnh đạo. 

Quản trị là gì

1.3.2. Khác nhau giữa quản lý và quản trị

Tuy có nhiều điểm tương đồng như thế nhưng giữa chúng cũng có rất nhiều điểm khác biệt. Vậy chúng khác biệt ở điểm nào, hãy tìm hiểu xem nhé.

+ Người lãnh đạo

- Quản lý: Người lãnh đạo phải có khả năng tổ chức linh hoạt, làm việc hiệu quả để đưa những kế hoạch, chiến lược đi theo đúng quỹ đạo và tránh rủi ro nhất có thể.

- Quản trị: Người quản trị thì đòi hỏi phải có tầm nhìn, thúc đẩy và truyền được cảm hướng cho nhân viên để tìm ra được một chiến lược, kế hoạch phù hợp nhất.

Như vậy có thể nói vai trò của người quản lý là lãnh đạo thực hiện triển khai theo đúng quỹ đạo và tối ưu hiệu quả của nó, thực hiện nó là sao một cách nhất nhất. Còn người quản trị lại là người lãnh đạo để lập ra kế hoạch đó. Một người có nhiệm vụ thực hiện, một người có nhiệm vụ lập. Đến đây bạn đã thấy sự khác nhau chưa nhỉ? Có sự phân biệt rõ ràng rồi đó.

Sự khác nhau giữa quản lý và quản trị rõ ràng nhất

+ Đối tượng

- Quản lý: Đối tượng của quản lý lại nghiêm về công việc, quản lý những gì liên quan đến công việc nhiều hơn.

- Quản trị: Đối tượng của nó lại nghiêm về con người, lấy con người làm chủ yếu.

Tuy nhiên chỉ là đối tượng chủ yếu nghiêm về bên nào thôi chứ cả hai bên đều xoay quanh cả công việc và con người.

+ Bản chất

- Quản lý: Bản chất của nó là thi hành quyết định đã có sẵn và đưa ra những phương pháp tối ưu nhất để thi hành sao cho hiệu quả và nhanh nhất.

- Quản trị: Bản chất của quản trị là nghiên cứu và đưa ra những phương hướng, chiến lược tốt nhất, phù hợp nhất cho sự phát triển của tổ chức hay doanh nghiệp…

Như vậy thì vẫn luôn là một bên thực hiện và một bên thiết lập, đi đôi với nhau không thể tách rời.

+ Tầm ảnh hưởng

- Quản lý: Những quyết định của quản lý đều dưới sự ảnh hưởng của người quản lý. Người quản lý sẽ chịu trách nhiệm cho những quyết định trong việc triển khai chiến lược đó.

- Quản trị: Những quyết định của quản trị do sự ảnh hưởng của một cộng đồng nhất định. Ví dụ đưa ra chiến lược này với toàn thể công ty nhưng có chấp thuận hay không thì lại phụ thuộc vào những thành viên có quyền quyết định của công ty. Đương nhiên thất bại hay thành công là tùy thuộc vào quyết định chung.

Quản lý và quản trị có những điểm khác nhau nào

Như vậy tầm ảnh hưởng của nó đã cho thấy sự khác nhau căn bản giữa hai lĩnh vực này. Đứng trên một khía cạnh nào đó thì trách nhiệm của người quản lý nhiều hơn bên quản trị một chút. Nhưng nói chung cả hai đều có trách nhiệm rất lớn đối với sự phát triển của tổ chức mà mình làm việc.

+ Cấp bậc

- Quản lý: là hoạt động cấp trung, người phụ trách thực hiện kế hoạch hiệu quả

- Quản trị: là cấp bậc cao nhất, lập ra những kế hoạch chiến lược cho tổ chức, công ty.

Trên đây là những điểm khác nhau lớn nhất giữa quản trị và quản lý. Tuy nhiên có sự khác biệt to lớn như thế nhưng nó cũng có khá nhiều những điểm tương đồng như đều chịu trách nhiệm cho sự phát triển của tổ chức. Người đứng đầu đều có trách nhiệm rất lớn. Vậy nếu ở vị trí là một người quản lý thì có thay thế cho một người quản trị được không và ngược lại thì thế nào? Phần tiếp theo sẽ trả lời cho bạn.

Xem thêm: Việc làm Quản lý cửa hàng và những điều cần biết về người Quản lý

2. Người quản lý có làm được quản trị hay không?

Quản lý và quản trị có thay thế được cho nhau hay không?

Nói chung là cả hai vị trí quản lý và quản trị đều là những vị trí quan trọng mà đòi hỏi bạn cần có kinh nghiệm và kỹ năng rất nhiều thì mới có thể làm được những vị trí đó. Nhưng quản lý thì liệu có thay được quản trị không? Thì câu trả lời là có thể. Một người quản lý có thể làm chức quản trị nếu có những kỹ năng sau:

+ tầm nhìn chiến lược: Với kinh nghiệm làm quản lý của mình nếu bạn có một tầm nhìn rộng mở thì chắc chắn bạn cũng sẽ làm tốt vai trò của một người quản trị.

+ Có cách nhìn người: Quan trọng của quản trị là vai trò con người. Nếu bạn muốn ở vị trí quản trị thì phải biết thu phục lòng người. Thấu hiểu họ để lãnh đạo họ thực hiện công việc một cách tốt nhất.

Còn nếu ngược lại thì sao? Câu trả lời cũng hoàn toàn có thể. Nếu muốn chuyển từ quản trị sang quản lý thì bạn cần những yếu tố sau:

+ Biết bao quát công việc: Người quản là người quản trị thời gian và công việc rất giỏi nên cần phải có kỹ năng này. 

+ Biết định hướng chiến lược: Bạn phải biết làm thế nào để đưa kế hoạch đó đến thành công nhanh nhất. Tuy là người quản trị vạch ra kế hoạch nhưng chưa chắc bạn đã là người thực hiện nó tốt đâu nhé.

Làm thế nào để trở thành người quản lý và quản trị giỏi

Như vậy thì tất cả những gì liên quan đến việc quản lý và quản trị giống và khác nhau như thế nào. Hy vọng bạn có thể hiểu thêm hơn về vấn đề này để phục vụ trong công việc cũng như trong các lĩnh vực khác.