Các mạng quảng cáo CPM hot nhất hiện nay mà các bạn nên biết

Theo dõi work247 tại
Trần Ngọc Diệp tác giả work247.vn Tác giả: Trần Ngọc Diệp

Nếu bạn là một blogger hay một admin của một trang web, bạn có muốn kiếm thêm doanh thu hay lược tương tác trong các bài viết của bạn. Bạn có đang tìm kiếm các mạng quảng cáo CPM hot nhất? Bây giờ thì cùng work247.vn tìm hiểu CPM ngay thôi nào!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Mạng quảng cáo CPM là gì?

CPM là gì
CPM là gì

Mạng quảng cáo CPM là "cost per 1000 impressions" được hiểu là giá mỗi 1000 lần hiển thị, được viết tắt là CPM. Các nhà quảng cáo sẽ chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mà mình mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được phục vụ, chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo trên Google và trả phí mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện trên đó.

Quảng cáo CPM có thể là quảng cáo bằng văn bản hoặc quảng cáo bằng hình ảnh và luôn được nhắm vào nhóm khách hàng mục tiêu khi doanh nghiệp chọn. Chẳng hạn: Bạn có tổng chi phí cho toàn bộ chiến dịch quảng cáo là 1 triệu đồng, bạn nhận lại là 40.000 lượt xem thì lúc này chi phí quảng cáo CPM sẽ là 1 triệu / (40.000/1000) = 25.000

Xem thêm: TVC quảng cáo là gì? Các dạng TVC quảng cáo được sử dụng phổ biến nhất

2. Ưu, nhược điểm của mạng quảng cáo CPM

2.1. Ưu điểm

Các quảng cáo CPM trực tuyến cực kỳ đơn giản, dễ dàng sử dụng và mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp trên thị trường đặc biệt là các doanh nghiệp mới. Hoặc có thể  phù hợp với những doanh nghiệp đang trong giai đoạn gây dựng sự nhận diện thương hiệu cho khách hàng với chi phí hợp lý, không quá cao so với các dạng quảng cáo truyền thống phổ thông, giúp khách hàng tiếp cận và biết đến công ty, biết sản phẩm của công ty.

Còn đối với những doanh nghiệp đã có độ nhận diện thương hiệu khá tốt trên thị trường, doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sẽ có nhiều lượt click truy cập hàng ngày, vì vậy mà chi phí quảng cáo cũng sẽ tiết kiệm hơn so với quảng cáo CPC.

Những chủ sở hữu của website hay blog cũng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ quảng cáo CPM. Bạn càng quan tâm đến xây dựng và làm cho website/blog của mình bao nhiêu thì sẽ  được nhiều người biết đến, sẽ càng có nhiều nhà quảng cáo muốn được đặt banner trên trang web của bạn để tăng lượt hiển thị nhờ đó bạn cũng có doanh thu từ đó.

2.2. Nhược điểm

CPM có nhiều ưu điểm nổi trội tuy nhiên, nó vẫn tồn tại một số nhược điểm như: 

Trên các website/blog có lưu lượng truy cập thấp thì khoản đầu tư cho quảng cáo CPM sẽ không mang lại cho bạn kết quả cao như mong đợi.

Còn trên các website/blog có lưu lượng truy cập cao, dày đặc, cạnh tranh giữa các brand rất lớn vì vậy khoản tiền bạn chi cho quảng cáo CPM cũng tăng theo mà hiệu quả lại không chắc chắn, không  đảm bảo.

Những quảng cáo CPM hiện trên website/blog của bạn mà không tạo được sự chú ý, không ấn tượng với người đọc thì nó cũng sẽ trở nên lãng phí.

Và đối với mạng quảng cáo CPM, nếu website hay blog của bạn mới lập, ít người truy cập vào xem thì doanh thu của bạn chắc chắn sẽ không cao.

3. So sánh mạng quảng cáo CPC và quảng cáo CPM

CPC vs CPM
CPC vs CPM

Quảng cáo CPC có nghĩa là cost per click - là giá mà bạn phải trả sau mỗi lần kích chuột của người dùng vào quảng cáo. CPC tiết kiệm chi phí hơn CPM và mang tỉ lệ chuyển đổi cao hơn vì lượt khách hàng click thể hiện họ thực sự có quan tâm và có nhu cầu vào quảng cáo trên trang website/blog của bạn. CPC phù hợp hơn với những công ty, doanh nghiệp đã có gây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất định trên thị trường, khách hàng đã biết đến công ty hay doanh nghiệp đó.

Ngược lại, CPM sẽ giúp ích cho những công ty hay doanh nghiệp mới thâm nhập vào thị trường để tăng mức độ nhận diện thương hiệu, giúp sản phẩm và dịch vụ của bạn nhận được sự đón nhận, biết đến rộng rãi hơn và dễ ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng. Khi quảng cáo của bạn xuất hiện trên các trang mạng xã hội nhiều, có thể khách hàng sẽ chưa thực sự quan tâm nếu lần đầu thấy chúng hiển thị tuy nhiên với thời gian đủ lớn, công ty hay doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành một trong những sự lựa chọn đầu tiên của người dùng.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa sử dụng cả 2 hình thức quảng cáo này cùng một lúc. Nếu mục tiêu công ty hay doanh nghiệp của bạn là chuyển thành các cơ hội bán hàng, tăng doanh số thì nên lựa chọn cả 2 hình thức CPC và CPM, còn nếu mục tiêu công ty hay doanh nghiệp của bạn chỉ đơn giản là nhận biết thương hiệu, để khách hàng quan tâm và biết tới công ty nhiều hơn thì bạn nên sử dụng CPM để tăng lượt tương tác cũng như hiệu quả.

Các mạng quảng cáo CPM
Các mạng quảng cáo CPM

Xem thêm: Cùng tìm hiểu các kênh quảng cáo du lịch hiệu quả hiện nay

4. Các mạng quảng cáo CPM

4.1. Mạng quảng cáo BuySellAds

BuySellAds là một mạng quảng cáo CPM nổi tiếng khác và còn là một trong những mạng quảng cáo tốt nhất phục vụ cho cả nhà xuất bản lẫn nhà quảng cáo. Bạn có thể dễ dàng kết hợp mạng quảng cáo BuySellAds với một số mạng quảng cáo khác như Google AdSense để tăng mức độ hiển thị và tăng thêm doanh thu. Nó hỗ trợ nhiều các quảng cáo về nghệ thuật, game, giải trí, công nghệ, các thiết bị điện tử,…

Các hình thức thanh toán: bạn có thể thanh toán bằng Paypal hoặc Séc với mức tối thiểu là 20 đô với mỗi lần thanh toán và phải thanh toán 2 lần trong tháng.

4.2. Mạng quảng cáo Media.net

Mạng quảng cáo Media.net
Mạng quảng cáo Media.net

Media.net là một trong những mạng quảng cáo CPM top đầu hiện nay, là một trong những mạng quảng cáo tốt nhất cho quảng cáo của bạn theo ngữ cảnh.

Ưu điểm Media.net: Có rất nhiều định dạng quảng cáo cho bạn thoải mái lựa chọn, cung cấp các chế độ tùy chỉnh để tối ưu giao diện cho người dùng, lò công cụ quảng cáo hỗ trợ khách hàng rất tốt.Tuy nhiên, mạng quảng cáo này yêu cầu phần lớn lưu lượng truy cập từ các quốc gia như US, UK,..

Các hình thức thanh toán: bạn có thể thanh toán bằng cách chuyển khoản hay thanh toán paypal với mức tối thiểu là 100 đô với mỗi lần thanh toán, tần suất là net-30.

4.3. Mạng quảng cáo Conversant Media

Conversant Media hay còn được gọi là ValueClickMedia, là một mạng quảng cáo rất  tuyệt vời. Bạn có thể dễ dàng tham gia ngay vào mạng quảng cáo này, nó phù hợp với rất nhiều định dạng như banner, quảng cáo ngữ cảnh, video,...Tuy nhiên, nội dung trang web hay blog của bạn phải là tiếng Anh.

Các hình thức thanh toán: bạn có thể thanh toán bằng Paypal hoặc Séc với mức tối thiểu là 25 đô với mỗi lần thanh toán và tần suất là net-60.

4.4. Mạng quảng cáo PropellerAds

Là một trong những lựa chọn tốt nhất về mạng quảng cáo, có sẵn cho tất cả các admin trên toàn cầu và là một trong những lựa chọn hàng đầu của tất cả các blogger trên toàn thế giới.

Bạn có thể dễ dàng đăng ký tài khoản trong vài phút. Tuy nhiên, khách hàng sẽ không thích những quảng cáo Pop hoặc các quảng cáo hiển thị toàn màn hình.

Các hình thức thanh toán: bạn có thể thanh toán bằng Paypal, chuyển khoản, WebMoney và Payoneer với mức tối thiểu là 100 đô với mỗi lần thanh toán và tần suất là net-30.

4.5. Mạng quảng cáo Google AdSense

Mạng quảng cáo Google AdSense
Mạng quảng cáo Google AdSense

Google AdSense được cho là mạng quảng cáo nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất trên thế giới, nó còn độc quyền trong các mạng quảng cáo trong một thời kỳ. Bạn chỉ cần có tài khoản google, gmail, kết nối web với AdSense là có thể  bắt đầu sử dụng. Quá trình đăng ký tài khoản rất đơn giản, tuy nhiên các tiêu chí phê duyệt của AdSense lại rất khó khăn. Bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách AdSense và các nguyên tắc về chất lượng dành cho admin website.

Các hình thức thanh toán: bạn có thể thanh toán bằng chuyển khoản và Séc với mức tối thiểu là 100 đô với mỗi lần thanh toán và tần suất là net-30.

Các mạng quảng cáo CPM đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, bạn cần phải lựa chọn kỹ càng  để phù hợp hơi với mục đích quảng cáo của doanh nghiệp mình. Trên đây chỉ là một số mạng quảng cáo CPM nổi tiếng. Ngoài ra, còn rất nhiều các mạng quảng cáo CPM khác, bạn có thể tìm hiểu và đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho chiến lược quảng cáo của mình nhé.

5. Một số lưu ý khi triển khai quảng cáo CPM 

Mạng quảng cáo CPM
Mạng quảng cáo CPM

Để triển khai các mạng quảng cáo CPM mang lại hiệu quả cao, bạn cần xác định nhu cầu, chiến lược marketing một cách chính xác và rõ ràng,đây là bước vô cùng quan trọng. Nếu bước đầu tiên bạn xác định vấn đề không đúng thì toàn bộ các bước sau của bạn sai đường,thật tốn kém và lãng phí.

Cần triển khai các mạng quảng cáo này trên các nền tảng khác nhau như Google Display và Ad Network. Bạn phải đa dạng các nền tảng để quảng cáo, đồng thời tìm hiểu sâu hơn về các nền tảng khác để có thể tìm ra hình thức quảng cáo hiệu quả,phù hợp với công ty hay doanh nghiệp của bạn. 

Bạn còn phải kết hợp với nhiều công cụ marketing khác để quảng cáo hiệu quả hơn. Đừng nghĩ rằng chỉ cần bỏ ra một số tiền quảng cáo khổng lồ thì sẽ mang lại hiệu quả cao, đó là một sai lầm lớn cho các doanh nghiệp mới. Để một chiến dịch marketing trở nên hiệu quả, ngoài 1 kênh Digital Marketing thì bạn cần phối hợp nhuần nhuyễn với nhiều công cụ marketing khác nhau như khuyến mại, tận dụng nguồn lực tối ưu nhất để tăng thêm hiệu quả, bớt tốn kém.

Mỗi mạng quảng cáo có những ưu điểm và nhược điểm riêng, hi vọng qua bài viết này của work247 bạn có thể hiểu sâu hơn về các mạng quảng cáo CPM. Tuỳ vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp để áp dụng các dạng quảng cáo cho phù hợp nhé. Nếu bạn còn biết các mạng quảng cáo CPM nào hiệu quả, để lại dưới comment cho mọi người cùng biết nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem345 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT