[Cập nhật] Cách ghi nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch mới nhất

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch là một nội dung thông tin vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Bạn không những không được bỏ sót mà còn phải điền thông tin sao cho đúng yêu cầu. Vậy bạn đã biết cách ghi nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch chưa? Hãy nhanh chóng theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật cách ghi nhé.

Tuyển dụng việc làm

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hiểu rõ hơn về mục nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch

 Hiểu rõ hơn về mục nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch
 Hiểu rõ hơn về mục nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch

Đối với mỗi chúng ta có lẽ đã không còn xa lạ gì với sơ yếu lý lịch nữa, chắc hẳn đôi lần bạn đã từng tiếp xúc và từng sử dụng sơ yếu lý lịch cho mục đích xin việc hay mục đích cá nhân nào đó. Được biết, sơ yếu lý lịch là một trong những loại văn bản vô cùng quan trọng và thường xuyên xuất hiện mỗi khi xin việc, làm giấy tờ kê khai, hồ sơ nhập học, hồ sơ xin việc, hồ sơ thi cử, hồ sơ xin vào đảng,…Trong sơ yếu sẽ có rất nhiều thông tin quan trọng khác nhau về cá nhân người viết và về gia đình họ, buộc người viết phải trình bày một cách đầy đủ nhất, đáp ứng các yêu cầu khác nhau.

Mỗi một phần trong sơ yếu lý lịch sẽ có một cách thể hiện khác nhau, có một ý nghĩa khác nhau. Riêng với phần nghề nghiệp trong sơ yếu nó thể hiện về nghề nghiệp, công việc ở thời điểm hiện tại hoặc trước đó của người viết là gì. Đặc biệt là đối với những nhà tuyển dụng, họ luôn yêu cầu khắt khe về các tiêu chí tuyển dụng ứng viên. Khi nhìn vào mục nghề nghiệp này, phần nào họ cũng sẽ đánh giá được bạn và có những quyết định cuối cùng trong công tác tuyển dụng. 

Nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch
Nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch

Trong sơ yếu lý lịch thì phần nghề nghiệp khá ngắn gọn, chỉ bao gồm 1 dòng duy nhất là: Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn, tuy với thông tin ngắn gọn này, thế nhưng nó cũng cho người đọc thấy rõ phần nào về con người cũng như khả năng của bạn.

Nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch có hai loại là nghề nghiệp của bản thân và nghề nghiệp của gia đình (bố mẹ, anh, chị, em ruột). Để hiểu rõ về cách trình bày từng phần như thế nào thì bạn hãy theo dõi tiếp trong nội dung phần sau nhé.

Xem thêm: Mẫu CV xin việc

2. Hướng dẫn cách ghi nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch

Trong sơ yếu lý lịch bạn cần chú tâm hơn cả vào phần nghề nghiệp của bản thân thế nhưng với nghề nghiệp của các thành phần gia đình cũng không được bỏ qua đâu nhé. Cách ghi như sau:

2.1. Hướng dẫn bạn cách ghi mục nghề nghiệp của bản thân

Hướng dẫn bạn cách ghi mục nghề nghiệp của bản thân
Hướng dẫn bạn cách ghi mục nghề nghiệp của bản thân

Trong một số sơ yếu lý lịch thì phần nghề nghiệp sẽ được gộp chung với trình độ chuyên môn, chính vì thế mà bạn cần phải lưu ý và để ý kỹ khi gặp trường hợp như thế này.

Thông thường với một sơ yếu lý lịch có yêu cầu về nghề nghiệp sẽ phục vụ cho mục đích làm giấy tờ, hồ sơ nhập học và hồ sơ thi cử. Bởi vậy mà bạn cần phải điền chính xác thông tin cá nhân nghề nghiệp của mình vào đó. Nếu như bạn còn là một học sinh thì hãy ghi rõ là “học sinh”, còn nếu như là sinh viên thì ghi là “sinh viên”, hoặc nếu làm kỹ sư thì ghi rõ là “kỹ sư cầu đường”. Tuyệt đối không ghi chung chung như văn “văn phòng”,....nhé.

Trong trường hợp mà bạn chuẩn bị sơ yếu lý lịch để xin làm việc tại một công ty nào đó thì hãy chú ý ghi phần này thành trình độ chuyên môn của mình như: Đại học, cao đẳng, trung cấp,...điều này sẽ làm nhà tuyển dụng có ấn tượng và hấp dẫn hơn với bạn đó.

Cho dù ghi nghề nghiệp cụ thể hay ghi trình độ chuyên môn thì yêu cầu là ngắn gọn, không dài dòng, lan man. Có lẽ bạn cũng đã nhìn thấy khoảng trống cho phần nghề nghiệp của mình chỉ khoảng 1 dòng. Vì thế mà đừng cố gắng trình bày dài dòng, lan man. Như vậy vừa không chuyên nghiệp lại vừa khiến người khác cảm giác khó chịu đấy nhé.

2.2. Hướng dẫn bạn cách ghi nghề nghiệp của gia đình

Hướng dẫn bạn cách ghi nghề nghiệp của gia đình
Hướng dẫn bạn cách ghi nghề nghiệp của gia đình

Sau khi bạn trình bày hết các thông tin cá nhân cần thiết của mình trong nội dung phần trên thì đến phần 2 sẽ là quan hệ gia đình hay còn gọi là hoàn cảnh gia đình. Trong phần 2 này đôi lần sẽ xuất hiện mục nghề nghiệp của cha mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột. Chính vì thế mà có rất nhiều người thắc mắc không biết có cần ghi trong sơ yếu lý lịch hay không? Liệu bỏ sót có sao hay không?

Một nguyên tắc khá quan trọng khi viết sơ yếu lý lịch mà bản thân bạn cần nắm rõ đó là những thông tin, yêu cầu được liệt kê trong sơ yếu lý lịch thì tốt nhất bạn không nên bỏ qua, cho dù đó chỉ là thông tin phụ. Đôi khi chính những thông tin phụ này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc tạo ấn tượng, thể hiện sự chuyên nghiệp và chỉn chu. Đặc biệt còn giúp bạn thực hiện đúng các yêu cầu cơ bản đối với một sơ yếu lý lịch đó nhé. Vậy bạn nên ghi nghề nghiệp của người thân như thế nào?

Trong phần nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình, bạn chỉ cần ghi đúng, cụ thể và rõ ràng từng nghề nghiệp đối với từng người trong gia đình là được.

Ví dụ cho nghề nghiệp của thành viên trong gia đình
Ví dụ cho nghề nghiệp của thành viên trong gia đình

Ví dụ:

+ Họ tên bố: Nguyễn Văn A, 55 tuổi, nghề nghiệp: Giáo viên

+ Họ tên mẹ: Trần Thị B, 45 tuổi, nghề nghiệp: Kế toán

+ Họ tên em ruột: Nguyễn Văn C, 18 tuổi, nghề nghiệp: Học sinh

Ngoài những thông tin cơ bản trên thì trong phần nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình bạn còn phải ghi thêm một số thông tin như:

+ Bố/mẹ trước cách mạng tháng Tám làm gì? ở đâu?

+ Bố/mẹ trong cách mạng tháng Tám làm gì? ở đâu?

+ Bố/mẹ sau cách mạng tháng Tám làm gì? ở đâu?

Tuy nhiên đối với một số trường hợp chuẩn bị sơ yếu lý lịch vào Đảng, quân đội, công an,...những công việc, ngành nghề đặc thù thì bạn còn phải trình bày thêm cả phần ông, bà, cô, chú, bác ruột,...

Như vậy bạn có thể thấy được các thông tin, yêu cầu đối với phần nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch cũng khá quan trọng và chi tiết. Thông qua những gì bạn trình bày và ghi trong mục này, người đọc sẽ hiểu rõ hơn về con người của bạn. Để từ đó họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong việc tuyển dụng và nhìn người.

3. Một vài lưu ý nhỏ giúp mục nghề nghiệp của bạn chuẩn hơn

Một vài lưu ý nhỏ giúp mục nghề nghiệp của bạn chuẩn hơn
Một vài lưu ý nhỏ giúp mục nghề nghiệp của bạn chuẩn hơn

Như vậy với những hướng dẫn trong phần viết trên có thể bạn cũng đã rõ hơn về cách ghi nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên để cho các nội dung của bạn hoàn chỉnh hơn, công sức của bạn không đổ sông đổ bể vì những sai lầm thì hãy cùng xe, một vài lưu ý mà chúng tôi muốn mách bạn dưới đây nhé.

+ Thứ nhất, thông tin nghề nghiệp của cá nhân bạn chỉ ghi ở thời điểm hiện tại. Ví dụ như ở thời điểm hiện tại bạn đang làm kế toán, khoảng 1 năm trước đó bạn làm giáo viên thì không được ghi nghề nghiệp là giáo viên trong sơ yếu lý lịch. 

+ Thứ hai, các thông tin về nghề nghiệp cần phải ngắn gọn, không dài dòng, kể lể bất kỳ điều gì để tránh làm người đọc cảm giác khó chịu và gây mất mỹ quan cho sơ yếu lý lịch của mình.

+ Thứ ba, đối với nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình thì bạn cần phải ghi đầy đủ, rõ ràng và kê khai chính xác về từng thành viên.

+ Thứ tư, mọi thông tin trong phần nghề nghiệp cần phải viết một cách trung thực, chính xác, không khoa trương nói dối. Nếu như bạn viết sai, bạn sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm với các thông tin trong sơ yếu lý lịch đó.

+ Thứ năm, đối với tên riêng trong phần nghề nghiệp thì bạn cần phải viết hoa để đảm bảo đúng quy định.

+ Thứ sáu, tuyệt đối không được tẩy xóa, viết sai chính tả hay có hiện tượng viết đè, chèn thông tin. Điều này sẽ khiến cho người khác cảm giác khó chịu và làm mất tính thẩm mỹ của sơ yếu lý lịch khi nó cần phải thể hiện sự chuyên nghiệp và chỉn chu.

+ Thứ bảy, nếu như bạn đánh máy thì cần phải sử dụng một loại font chữ nhất định, cỡ chữ phù hợp. Còn nếu như bạn viết tay thì phải sử dụng chung một màu mực và cùng một nét chữ duy nhất.

Đó chính là những lưu ý khi viết nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch. Khi viết thì bạn cần phải lưu ý những điều này để sơ yếu của mình được chỉn chu hơn.

4. Bạn có thể tham khảo thêm một vài mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn

Bạn có thể tham khảo thêm một vài mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn
Bạn có thể tham khảo thêm một vài mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn

Để không tốn quá nhiều thời gian cũng như công sức của bạn. Đặc biệt với những bạn ít tiếp xúc với sơ yếu lý lịch thì có thể tham khảo thêm một số file mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn sau đây. Đương nhiên bạn cũng có thể tải nó về để sử dụng cho những mục đích cá nhân của mình.

mau-so-yeu-ly-lich-tieng-anh.pdf

Sơ yếu lý lịch đơn giản.doc

sơ yếu lý lịch file word.doc

Mẫu Đơn xin việc

5. Gợi ý tạo sơ yếu lý lịch trên work247.vn để rút ngắn thời gian

Gợi ý tạo sơ yếu lý lịch trên work247.vn để rút ngắn thời gian
Gợi ý tạo sơ yếu lý lịch trên work247.vn để rút ngắn thời gian

Sơ yếu lý lịch là một trong những tài liệu khá quan trọng và được quy định rất rõ về các tiêu chí, tiêu chuẩn chung của sơ yếu. Trước đây thì mọi người hay mua sơ yếu lý lịch tại các cửa hàng tạp hóa sau đó về điền thông tin liên quan. Thế nhưng cách này vừa mất thời gian đi mua lại vừa mất thêm thời gian viết và chỉ cần viết sai một thông tin là bạn sẽ phải trình bày lại từ đầu. Điều này đã gây ra không ít phiền toái cho người viết. Tuy nhiên với sự phát triển vượt bậc hơn của công nghệ thông tin, với mạng internet phủ sóng gần như toàn cầu thì giờ đây bạn rất dễ dàng trong công tác tìm kiếm sơ yếu lý lịch trên mạng.

Để tiết kiệm thời gian của mình, bạn có thể lên trực tiếp trang web work247.vn để có thể tham khảo, tự tải về cho mình những mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn xác nhất. Đầu tiên bạn truy cập vào trang, sau đó bấm vào mục “CV xin việc”, sau đó lại bấm vào mục “sơ yếu lý lịch”. Rất đơn giản và siêu nhanh chóng phải không nào?

Như vậy, với toàn bộ các thông tin trong bài viết trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn xong về cách ghi nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch. Mong rằng với những thông tin này sẽ hữu ích nhiều hơn với bạn đọc.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem6319 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT