Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá được sử dụng phổ biến hiện nay
Theo dõi work247 tạiBạn đang tìm kiếm cách hạch toán chênh lệch tỷ giá? Bạn muốn tìm một phương pháp để có thể áp dụng hiệu quả vào doanh nghiệp của mình. Hãy tham khảo ngay những phương pháp phổ biến, được áp dụng trong hầu hết các doanh nghiệp nước ta hiện nay.
1. Chênh lệch tỷ giá là gì, một số quy định của nhà nước về chênh lệch tỷ giá
1.1. Chênh lệch tỷ giá là gì?
Hiểu một cách đơn giản, chênh lệch tỷ giá là mức chênh lệch từ việc trao đổi thực tế một sản phẩm, mặt hàng hay chính tiền tệ từ hai loại tiền có tỉ giá hối đoái khác nhau.
Việc chuyển đổi từ tiền tệ của nước này sang tiền tệ của nước khác để giao dịch trên địa bàn đa quốc gia là rất thiết yếu trong nền kinh tế phẳng hiện nay. Vì vậy hiện tượng chênh lệch tỷ giá xuất hiện ở bất cứ nền kinh tế nào.
Không chỉ việc trao đổi giữa các đơn vị tiền tệ với nhau, các khi quy đổi sản phẩm hàng hoá cũng sẽ xuất hiệu chênh lệch tỷ giá.
Ngay cả khi bạn lập bảng cân đối kế toán giữa đầu năm và cuối năm của một năm tài chính cũng sẽ xuất hiện chênh lệch tỷ giá.
Xem thêm: Việc làm kế toán kiểm toán
1.2. Một số kiến thức về các quy định hạch toán chênh lệch tỷ giá
Lần đầu tiên các quy định về chênh lệch tỉ giá được nhà nước ban hành trong bản chuẩn mực kế toán số 10 và Quyết định 15/2024/QĐ-BTC0, sau đó các quyết định về chênh lệch tỷ giá được cập nhật và chỉnh sửa nhiều lần sao cho phù hợp với nền kinh tế hiện hành ở nước ta.
Bạn có thể tìm kiếm các thông tư liên quan tại website của chính phủ hoặc Bộ công thương… để nắm được những thông tin chuẩn và chính xác nhất.
1.3. Các loại chênh lệch tỷ giá trong kế toán
Có 2 loại chênh lệch tỷ giá phổ biến trong kế toán:
- Chênh lệch tỷ giá giao dịch thực tế.
- Chênh lệch tỷ giá ghi sổ kế toán.
Xem thêm: Bạn đã hiểu rõ về hạch toán chiết khấu thanh toán?
2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá
Doanh nghiệp bắt buộc phải chú ý đến nguyên tệ trên sổ kế toán các mục quan trọng như:
- Tiền mặt hiện có, số tiền tiền gửi ngân hàng hiện có, các khoản khách hàng nợ phải thu, các khoản doanh nghiệp nợ phải trả, vốn thực góp của chủ sở hữu.
- Theo đó mọi khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong cùng một kỳ kế toán đều phải phản ánh tức thì vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) của kỳ báo cáo kế toán đó.
- Người chủ doanh nghiệp, hay các nhân viên bộ phận tài chính phải đánh giá lại các khoản, mục giá trị tiền tệ là ngoại tệ theo tỷ giá chuyển đổi trung bình vào cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm những kế toán viên lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp sẽ bị xử lý sai phạm khi không vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang hiện có.
3. Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá
Hiện nay, theo từng cơ cấu của mỗi doanh nghiệp trên địa bàn nước ta có các cách hạch toán chênh lệch tỷ giá khác nhau, chúng tôi xin điểm qua một số cách hạch toán phổ biến nhất theo từng trường hợp hiện nay.
3.1. Hạch toán chênh lệch tỷ giá khi mua bán, trao đổi hoặc thanh toán bằng ngoại tệ trong thực tế tại kỳ kế toán (chênh lệch tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế đã thực hiện)
Khoản chênh lệch từ việc trao đổi hàng hoá thực tế hoặc quy đổi cùng lượng đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ sử dụng chung trong bảng cân đối kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau sẽ tạo ra chênh lệch tỷ giá này.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái này xuất hiện trong quá trình mua, bán hàng hóa, dịch vụ của đồng nghiệp hoặc cá nhân. Hoặc khi người thanh toán sử dụng một loại đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chung của bảng cân đối tài chính.
Trong các trường hợp nêu trên, chênh lệch tỷ giá hối đoái sẽ được kế toán viên nghi nhận theo ngày các bên giao dich.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi các giao dịch được thanh toán bằng ngoại tệ, kế toán buộc phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo những nguyên tắc sau:
- Bên Nợ: tất cả tài khoản tiền phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch diễn ra.
- Bên Có: các tài khoản tiền áp dụng mức chênh lệch tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
Đọc thêm: Các hình thức ghi sổ kế toán
3.2. Yêu cầu khi đánh giá các khoản mục tiền tệ là ngoại tệ hoặc giá vàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính
Xem thêm: Quy trình hạch toán thanh lý tài sản cho doanh nghiệp
Vào cuối mỗi năm tài chính các kế toán viên sẽ phải lập các bảng báo cáo kế toán. Về nguyên tắc các khoản trong các mục tiền tệ (số dư tiền mặt, tiền gửi, số nợ phải thu, số nợ phải trả phải được phản ánh song song theo đơn vị tiền tệ kế toán và đơn vị ngoại tệ dùng để giao dịch), tất cả các số liệu về chênh lệch tỷ giá cần được báo cáo rõ ràng tại mục tỷ giá cuối năm tài chính. Vì vậy ở thời điểm này doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ theo tỷ giá hối đoái được quy định trong báo cáo tài chính.
Theo Thông tư số 200/2024/TT/BTC ngày 22/12/2024 lúc này các doanh nghiệp phải đánh giá các khoản mục tiền tệ theo tỷ giá hối đoái như sau:
- Tỷ giá mức chênh lệch mỗi giao dịch trong thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ được hiểu là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi công ty, doanh nghiệp bạn đang sở hữu sử dụng cho các phiên giao dịch của mình (đây là các ngân hàng liên kết với các doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp hoặc người làm công tác tài chính của doanh nghiệp đó quyết định) tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
- Tương tự, giá trị của vàng, tiền tệ mà doanh nghiệp hay tổ chức đang sở hữu cũng được đánh giá lại theo đúng giá hiện thời trên thị trường nước ta tại thời điểm kết thúc năm tài chính. Mức giá mua trên thị trường trong nước được quy định là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (chỉ có giá của ngân hàng nhà nước được công nhận, kế toán không làm theo bất cứ mức giá giao động nào trên thị trường). Bản báo cáo phải ghi rõ thời gian cụ thể ,mức giá là bao nhiêu...Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì giá trị và của doanh nghiệp được tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng có thẩm quyền và xác nhận theo đúng luật định pháp luật nước ta.
- Ngoài ra, theo quy định lãi chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước và sau khi lập bản kế toán phải được ghi nhận và mức lãi của hoạt động doanh nghiệp
- Đối với các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ được xác nhận và số lợi nhuận của các công trình kinh doanh đó của nhà nước.
Việc làm của một kế toán viên luôn yêu cầu sự chắc chắn cẩn thận, và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng với các con số.
Để thành thạo cách hạch toán chênh lệch tỷ giá bạn cần thực hành và tìm hiểu nhiều hơn nữa. Hãy tham khảo thêm các trang mạng xã hội, tham gia các lớp học về kế toán, nâng cao kỹ năng của mình, để sử dụng các phương pháp trong kế toán hiệu quả và chính xác nhất
Và trên đây là những cách hạch toán chênh lệch tỷ giá phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo và áp dụng cho chính doanh nghiệp của mình. Hy vọng những thông tin chúng tôi đem lại hữu ích cho bạn trong quá trình làm việc và học tập. Chúc bạn sớm làm chủ được kỹ năng hạch toán chênh lệch tỷ giá.
1010 0