Những kinh nghiệm trong việc mở cửa hàng gia dụng bạn nên biết
Theo dõi work247 tạiViệc mở cửa hàng gia dụng có mang lại hiệu quả kinh doanh cao không? Làm sao để có thể mở được cửa hàng bán đồ gia dụng? Cần gì và làm như thế nào để có thể bán đồ gia dụng tại cửa hàng tốt? Cùng work247.vn tìm hiểu chi tiết những vấn đề xoay quanh cửa hàng gia dụng qua bài viết dưới đây bạn nhé.
1. Những yếu tố quyết định tới việc mở cửa hàng gia dụng
Kinh doanh đồ gia dụng có thể là một lựa chọn tốt vì trong cuộc sống hàng ngày con người cần sử dụng rất nhiều công cụ, dụng cụ gia dụng để sinh hoạt, những đồ gia dụng đó là những sản phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, trước khi đưa ra được quyết định có nên mở cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng hay không thì bạn cần xem xét những yếu tố dưới đây.
Mở cửa hàng đồ gia dụng là việc kinh doanh buôn bán các mặt hàng như bóng đèn, dây điện, dụng cụ làm bếp, nồi điện, quạt điện và rất nhiều sản phẩm khác.
1.1. Nguồn tài chính mở cửa hàng
Để có thể mở cửa hàng bán đồ gia dụng cần một nguồn vốn nhất định. Tùy vào quy mô cửa hàng cũng như vị trí địa lý thì mức tài chính cần thiết là khác nhau. Trung bình để mở một cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng thông thường cần có 120 - 250 triệu đồng. Với những khoản phí ban đầu bạn cần có như:
1.1.1. Chi phí cố định ban đầu
Phí tiền thuê mặt bằng cửa hàng, chi phí này được coi như là chi phí cố định trong một khoảng thời gian thông thường được tính theo tháng. Chi phí thuê mặt bằng cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, chi phí này có thể dao động khoảng từ 9 - 40 triệu đồng.
Với những cửa hàng có vị trí địa lý trung tâm, quy mô lớn thì tiền thuê mặt bằng sẽ khá cao, ngược lại thì những cửa hàng có vị trí không phải trung tâm thì tiền thuê mặt bằng sẽ có thể thấp hơn.
Trong trường hợp bạn có mặt bằng riêng không cần phải thuê thì bạn cũng có thể bỏ qua chi phí này. Tuy nhiên, khi nhìn vào vốn theo cách thức kinh doanh thì bạn cũng có thể xem xét chi phí cơ hội của vốn trong trường hợp bạn có thể cho thuê mặt bằng để đưa ra quyết định mở cửa hàng cho phù hợp.
Chi phí lắp đặt trang thiết bị của cửa hàng đồ gia dụng, như các chi phí về kệ treo, chi phí đầu tư về ánh sáng, thiết kế, chi phí xây dựng, lắp đặt, chi phí đầu tư máy tính làm việc nếu có. Những chi phí này là cần thiết để bạn có thể kinh doanh một cách hiệu quả và lâu dài.
1.1.2. Các chi phí biến đổi khi mở cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng
Muốn mở cửa hàng bạn cần có những sản phẩm đồ gia dụng để buôn bán, những chi phí này có thể thu lại được thông qua việc kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý rằng chi phí nhập hàng có thể thay đổi qua thời gian và tùy từng loại mặt hàng.
Với những đồ gia dụng có giá trị cao như: Bếp từ, tủ lạnh, lò nướng, máy trộn bột,...v.v của những thương hiệu nổi tiếng thì sẽ cần có nguồn vốn lớn.
Chi phí thuê nhân viên cũng sẽ phát sinh, bên cạnh đó bạn cũng có thể chi phí phát sinh khác trong các chương trình khai trương, khuyến mãi tri ân khách hàng.
1.2. Vị trí địa lý của cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng
Nếu xác định mở cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng có quy mô lớn thì bạn nên chọn những vị trí cửa hàng thuận lợi, nằm ở trung tâm, mặt đường. Vì đây là điều kiện đầu tiên để có thể dễ dàng tiếp cận với lượng khách hàng lớn cho cửa hàng.
Nếu lựa chọn của bạn là tiết kiệm chi phí và chỉ mở cửa hàng ở những nơi không tập trung người sinh sống thì nó có thể gây khó khăn và khó phát triển cửa hàng lâu dài, có thể dẫn đến tình trạng ế ẩm và phá sản.
1.3. Xác định lượng khách hàng mục tiêu cần đáp ứng
Để kinh doanh được mặt hàng phù hợp bạn cần hướng tới những phân khúc khách hàng mục tiêu. Nếu hướng tới người tiêu dùng là những người có thu nhập cao thì các sản phẩm của bạn nên hướng tới chất lượng sản phẩm hoặc thương hiệu.
Mặt khác nếu bạn không có nguồn vốn lớn bạn cũng có thể định hướng phân khúc khách hàng mục tiêu là người có mức sống trung bình hoặc có thu nhập thấp. Khi xác định được phân khúc khách hàng bạn có thể lựa chọn được những sản phẩm phù hợp để đáp ứng nhu cầu của họ.
1.4. Các mặt hàng đồ da dụng để kinh doanh
Xác định các loại sản phẩm gia dụng để kinh doanh trong cửa hàng cũng rất cần thiết, bạn có thể chia nhóm mặt hàng thông thường phổ biến và mặt hàng mang tính xu hướng.
Mặt hàng phổ biến là những sản phẩm mà rất nhiều hộ gia đình hoặc cá nhân đều có nhu cầu sử dụng như bát đĩa, đũa, thau, dao, nồi cơm điện, máy sấy tóc, bóng đèn, ổ điện, dây điện.
Các sản phẩm xu hướng có thể được cập nhật theo từng thời gian khác nhau như: bếp điện, máy đánh trứng, nồi chiên không dầu, máy xay sinh tố, dụng cụ làm bánh.
1.5. Quy mô của cửa hàng gia dụng
Quy mô cửa hàng sẽ là yếu tố quyết định tới số lượng các loại sản phẩm kinh doanh trong cửa hàng. Với mức quy mô trung bình thì bạn cần lựa chọn những mặt hàng phù hợp, nhập với số lượng vừa đủ.
Những cửa hàng đồ gia dụng có quy mô lớn có thể có nhiều sản phẩm đa dạng, với số lượng lớn hơn để làm phong phú cho các gian hàng có trong cửa hàng.
1.6. Nhà cung cấp đồ gia dụng cho cửa hàng
Bạn cần có mối để nhập hàng trước, lựa chọn nhập hàng sỉ từ các đại lý có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí và có được mức sinh lời nhiều. Tìm nguồn nhập từ những người chuyên bán đồ gia dụng để có được lượng hàng hóa đa dạng cho mỗi lần nhập hàng.
Tìm kiếm nguồn hàng từ các chợ đầu mối lớn cũng giúp bạn lựa chọn được nhiều nguồn hàng cho cửa hàng bán đồ gia dụng của mình. Những chợ đầu mối lớn như chợ Kim Biên, chợ Bình Tây - chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh), Mộc Bài (Tây Ninh), Tịnh Biên (An Giang) hay chợ Tân Thanh (Lạng Sơn), chợ Đồng Xuân (Hà Nội).
Bạn cũng nên biết rằng những mặt hàng có thương hiệu thì cần phải liên hệ với đại lý phân phối hoặc công ty cung cấp chính thức thì mới có được nguồn nhập sản phẩm chính hãng. Còn những sản phẩm ở các chợ thường có chất lượng không đảm bảo.
2. Các bước để mở cửa hàng bán đồ gia dụng
Bước đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu qua về thị trường đồ gia dụng hiện có, tìm kiếm vị trí địa lý thuận lợi, tìm hiểu các đối thủ kinh doanh cùng địa bàn để có thể đưa ra quyết định mở cửa hàng đồ gia dụng phù hợp.
Bước thứ hai là bạn cần định giá kinh doanh, hạch toán nguồn tài chính để chọn lựa mô hình kinh doanh tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả. Xác định các loại hàng hóa kinh doanh cùng với xác định số lượng nhập ban đầu.
Bước kế tiếp là tìm nguồn hàng cung cấp đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của cửa hàng và bắt tay vào thực hiện sửa sang, sắp đặt cửa hàng. Bạn cũng có thể phát sinh thêm một số công việc khác để có thể khai trương được cửa hàng gia dụng cho mình.
3. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh đồ gia dụng trong cửa hàng
Bên cạnh việc lựa chọn được vị trí cửa hàng phù hợp bạn cần thiết kế cách trưng bày sản phẩm gia dụng trong cửa hàng hợp lý và bắt mắt. Chú ý nếu trang hoàng được cửa hàng một cách gọn gàng và đẹp mắt thì sẽ để lại được ấn tượng ban đầu với khách hàng.
Cửa hàng của bạn cũng cần có nhiều sản phẩm đa dạng để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Cần tìm nhiều nguồn nhập sản phẩm để tránh trường hợp thiếu hàng, khó nhập hàng hoặc bị ép giá.
Bạn có thể chuẩn bị một nguồn vốn kinh doanh ổn định, chú trọng vào chất lượng sản phẩm để có thể có được nhiều hơn lượng khách hàng trung thành. Thêm vào đó việc lên kế hoạch tổ chức các chương trình khuyến mãi hay tri ân khách hàng cũng rất cần thiết để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Việc kết hợp các phương thức bán hàng đa kênh cũng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, ngoài bán hàng trực tiếp tại cửa hàng bạn cũng có thể tận dụng và thiết lập mạng lưới bán hàng sản phẩm gia dụng online trực tuyến.
Qua bài viết có thể bạn đã hình dung được những vấn đề quan trọng cần quan tâm để có thể kinh doanh cửa hàng gia dụng, cũng như hiểu thêm về một số kinh nghiệm phát triển kinh doanh đồ gia dụng hiệu quả.
1295 0