Cách viết CV thực tập chuẩn giúp chinh phục nhà tuyển dụng
Theo dõi work247 tạiThực tập sinh là vị trí tạm thời trong công ty mà bất cứ ai cũng phải trải qua trước khi có một công việc ổn định. Xin thực tập không hẳn là dễ nhưng cũng không quá khó nếu bạn biết cách tạo CV free hay để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nhưng bạn vẫn chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm thì phải làm thế nào? Vậy CV thực tập là gì? Cùng tham khảo cách viết CV xin thực tập chuyên nghiệp qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khái niệm của CV xin thực tập là gì? Tầm quan trọng của CV thực tập
Xã hội ngày càng phát triển, môi trường làm việc càng chuyên nghiệp hơn nên hiện tại, bất cứ công ty nào cũng đều đề cao vai trò của CV ứng tuyển. Bên cạnh sơ yếu lí lịch, CV cũng là một yếu tố quan trọng khi đi xin thực tập, thậm chí CV còn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà tuyển dụng. Đến nỗi, giấy tờ còn lại chỉ xem qua loa nhưng CV thì không.
CV xin thực tập chính là nơi thể hiện khả năng của thực tập sinh, là bản liệt kê về trình độ học vấn, kinh nghiệm, hoạt động, dự án tham gia, các kỹ năng cần thiết để xin ứng tuyển thực tập.
Từ một hồ sơ, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tổng quan về năng lực của ứng viên, hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của họ. Từ đó, họ có thể dễ dàng đưa ra quyết định xem có nên nhận ứng viên này không và phân công công việc cho họ sao cho phản ánh mục tiêu và nhu cầu của ứng viên cũng như giúp công ty hoạt động một cách hiệu quả nhất.
2. CV thực tập bằng tiếng Anh có gì khác so với CV tiếng Việt?
Với những bạn đang đi du học hay muốn xin vào thực tập ở những công ty đa quốc gia thì CV thực tập lại càng được chú trọng hơn nữa và là yếu tố bắt buộc phải có. Không chỉ xem xét trình độ học vấn, các nhà tuyển dụng còn để ý tới những hoạt động và dự án mà ứng viên đã tham gia. Qua đó đánh giá xem bạn có phải là người năng động, nhanh nhẹn, hoạt bát không, có tích cực tham gia các hoạt động xã hội không, có phù hợp với công việc mà bạn đang xin thực tập không.
Ngoài ra, CV xin thực tập tiếng Anh cũng có những yêu cầu cao hơn, khắt khe hơn, đòi hỏi bạn phải có vốn từ rộng, nắm vững ngữ pháp, am hiểu tiếng Anh chuyên ngành, hiểu được sự khác biệt và phong cách làm việc, yêu cầu của các công ty nước ngoài.
3. Cách viết CV thực tập chuẩn
Khi viết CV xin thực tập, bạn cần phải có đủ những mục cơ bản sau đây:
- Chèn ảnh
- Thông tin liên hệ
- Mục tiêu nghề nghiệp
- Trình độ học vấn
- Kỹ năng
- Kinh nghiệm làm việc
- Hoạt động ngoại khóa
- Dự án tham gia
- Sở thích
- Chứng chỉ
- Người tham chiếu
- Ngày có thể bắt đầu làm việc trong CV
3.1. Chèn ảnh
Có một số nơi yêu cầu CV phải chèn ảnh, một số khác thì không nhưng nhìn chung, cách làm cv xin thực tập hiệu quả là bạn nên chèn ảnh vào để nhà tuyển dụng dễ lưu lại ấn tượng về bạn trước khi phỏng vấn. Hãy chèn bức ảnh chân dung trang trọng, nhìn rõ khuôn mặt bạn từ phía trực diện, không nên chèn ảnh che nửa mặt, làm như vậy sẽ càng khiến nhà tuyển dụng khó hình dung ra bạn và việc chèn ảnh trở nên vô nghĩa. Trang trọng ở đây không có nghĩa là phải quá nghiêm túc như ảnh thẻ, bạn có thể chọn ảnh mình đang mỉm cười thoải mái nhìn thẳng vào ống kính.
3.2. Thông tin liên hệ
Trong Thông tin liên hệ sẽ có: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, địa chỉ. Với CV tiếng Anh mà nộp cho những công ty đa quốc gia hay nơi làm việc với người nước ngoài, bạn có thể cho thêm phần Quốc tịch.
Có vài bạn không thích họ tên của mình nên đã đổi tên khác hoặc ghi không đầy đủ, bớt chữ. Chẳng hạn, Hoàng Thị Thúy Nga nhưng lại ghi là Hoàng Thúy Nga. Điều ấy là không nên, trước sau gì phần sơ yếu lí lịch cũng sẽ chứa tên thật của bạn. Hơn nữa, ghi đúng tên mình sẽ khiến mọi người không bị nhầm lẫn và đó cũng là biểu hiện tôn trọng cái tên mà bố mẹ đã đặt cho mình. Dù sao, khi làm việc, năng lực của bạn sẽ tự được bộc lộ chứ không phải do cái tên đẹp tạo ra. Trong CV tiếng Anh cũng vậy, bạn không cần phải đổi thứ tự tên trước, họ sau như Hoang Nga thành Nga Hoang nhưng nhớ là tên này không dấu. Nếu có tên khác hay bí danh nước ngoài thi ghi kèm cũng được. Chẳng hạn: Phạm Minh Hòa (Heyzel Phạm) để người nước ngoài dễ gọi.
Với email, hãy ghi email dễ đọc, dễ nhìn, rõ ràng, nghiêm túc, không quá trẻ con như connhagiau@gmail.com, nnnnnggaaa@gmail.com,...
Đồng thời, sử dụng font Arial hoặc một số font tương tự khác với kích cỡ 10,5 – 11 pt.
3.3. Mục tiêu nghề nghiệp
Có thể nói, mục tiêu nghề nghiệp không chỉ cho thấy mong muốn của bạn mà còn là cơ hội thể hiện khả năng của bạn với nhà tuyển dụng một cách kín đáo và khéo léo. Hãy nêu vị trí cụ thể, công ty cụ thể để cho họ thấy bạn rất quan tâm và tìm hiểu rất kĩ về công ty từ trước đó, mong muốn học được gì trong quá trình làm việc,... Thông thường mục tiêu nghề nghiệp sẽ bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là những gì bạn mong muốn đạt được như học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức,… mục tiêu dài hạn là định hướng thăng tiến trong tương lai của bản thân.
3.4. Trình độ học vấn
Ở mục này, hãy ghi rõ tên chuyên ngành, khoa và trường mình đã học. Ví dụ: ngành Quảng Cáo, Khoa Quan hệ Công chúng và Quảng Cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ngành học của bạn càng liên quan đến công việc bạn xin thực tập bao nhiêu thì cơ hội được nhận vào lại càng cao lên bấy nhiêu. Do đó, nhớ cân nhắc thật kĩ về vị trí và công ty mình định ứng tuyển.
3.5. Kỹ năng
Hãy liệt kê chi tiết tất cả các kỹ năng mà bạn có và đảm bảo chúng phải phù hợp với phần mô tả công việc mà bạn đang xin thực tập, có thể phục vụ tốt cho lợi ích của công ty. Khi trình bày các kỹ năng, bạn nên trình bày theo thứ tự:
- Kỹ năng chuyên môn
- Kỹ năng tin học văn phòng
- Kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình,lãnh đạo, tổ chức,...)
3.6. Kinh nghiệm việc làm
Ghi đúng và đủ những công việc mà bạn đã từng tham gia. Trải nghiệm nào gần đây nhất hay thích hợp với vị trí ứng tuyển nhất thì đặt lên đầu. Bên cạnh đó, nêu rõ thời gian làm việc, vai trò của bạn, mô tả qua về công việc, kinh nghiệm đã học được, hoặc đưa cả những khó khăn mà bạn gặp phải cùng cách giải quyết (nếu có) để ghi thêm điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nhưng tất cả kinh nghiệm đó phải tập trung vào việc làm bạn xin thực tập, tránh lan man, dài dòng.
3.7. Hoạt động ngoại khóa và dự án tham gia
Tương tự như kinh nghiệm làm việc, bạn cần mô tả sơ lược tên tổ chức, vị trí bạn làm, công việc,... Tuy nhiên, bạn có thể thoải mái liệt kê cả những hoạt động không liên quan đến công việc, các câu lạc bộ, các dự án thiện nguyện, chiến dịch tình nguyện (hiến máu, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em,...) để nhà tuyển dụng thấy bạn là một người năng động, nhiệt tình, biết quan tâm mọi người xung quanh và hay theo dõi tin tức xã hội.
3.8. Sở thích
Nêu vắn tắt, không nói chung chung, bình thường như nghe nhạc, xem phim, đọc sách mà hãy nêu rõ sở thích đó. Chẳng hạn: đọc sách kinh doanh, xem các Shark chia sẻ, dự talkshow khởi nghiệp,... Đặc biệt chú ý tới những sở thích gần gũi đến công việc sau này.
3.9. Chứng chỉ
Điền rõ tên giải thưởng, chứng chỉ mà bạn đạt được: các học bổng, chứng chỉ tiếng Anh (với CV tiếng Anh thì chứng chỉ này càng cần thiết), chứng chỉ Tin học, bằng chứng nhận của một trung tâm học thêm, giấy khen, vinh danh, tặng thưởng cho thành viên xuất sắc hoặc hay cống hiến, làm việc tốt cho cộng đồng,...
3.10. Người tham chiếu
Người tham chiếu là những người có thể xác nhận các thông tin bạn viết trong CV xin thực tập là chính xác, đúng sự thật. Họ có thể là những người gần gũi, thân quen với bạn trong công việc trước đó như giảng viên, đồng nghiệp cũ, người quản lý cũ,... Trước khi điền thông tin chi tiết, bạn hãy nói chuyện với người tham chiếu trước để trao đổi và hỏi ý kiến của họ vì nhà tuyển dụng sẽ rất có thể liên lạc với họ để kiểm chứng thông tin bạn đã khai ở trên.
CV cho sinh viên mới ra trường
4. Những nguyên tắc cần tuân thủ khi viết CV cho thực tập sinh
- Trong một CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ chủ yếu để mắt tới: mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc. Bởi vậy, bạn nên cẩn thận và suy ngẫm thật kĩ khi điền những mục này để đạt được kết quả mong muốn.
- Hình thức CV cần rõ ràng và mạch lạc, nội dung phải súc tích, ngắn gọn, đủ ý.
- Không phô trương, khiêm tốn vừa đủ khi trình bày CV.
5. Một vài lưu ý với CV tiếng Anh cho sinh viên thực tập
CV tiếng Anh có vài chỗ khác với CV tiếng Việt hay mẫu CV xin việc tiếng Nhật nên lúc điền thông tin, bạn cần để ý vài vấn đề sau:
- Sử dụng tiếng Anh đơn giản, không nên dùng câu phức tạp.
- Không được sai chính tả.
- Nhất quán về dạng, cách chia tất cả các động từ được liệt kê trong CV và để CV trông trang trọng hơn, hãy sử dụng động từ dưới dạng V-ing.
- Tránh dùng từ sáo rỗng
6. Để viết CV thực tập tốt thì phải có những yếu tố gì?
Trong một cuộc khảo gần đây về cách viết CV tốt đã thu được kết quả là yếu tố được nhà tuyển dụng tìm kiếm trong CV của ứng viên, bao gồm: Kinh nghiệm trong những công việc liên quan, trình độ chuyên môn và kỹ năng,dễ đọc, thành tích, ngữ pháp và chính tả, học vấn, khao khát thành công, có mục tiêu rõ ràng, những “từ khóa”, thông tin liên hệ, kỹ năng tin học, trải nghiệm cá nhân…
7. Tạo CV thực tập hoàn chỉnh ở đâu?
Bạn có thể dùng ứng dụng Canva để tự thiết kế cho mình một CV chuyên nghiệp dựa trên những lời hướng dẫn viết CV thực tập ở trên. Còn nếu vẫn thấy khó hình dung và để tiết kiệm thời gian, bạn hãy truy cập vào Work247.vn để tham khảo các mẫu cv xin việc cho sinh viên thực tập , trong đó bao gồm các mục cụ thể như: mẫu cv cho sinh viên thực tập, CV xin việc ngành điện tử viễn thông cho sinh viên thực tập, mẫu cv tiếng anh cho sinh viên thực tập, cv xin thực tập công nghệ thông tin,... và nhanh chóng tạo ra CV xin việc cho sinh viên thực tập của riêng mình.
Mong rằng với bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách viết CV thực tập. Chúc các bạn sẽ sớm nhận được phản hồi tích cực từ nhà tuyển dụng.
3461 0