Doanh nghiệp xã hội là gì? Chức năng của doanh nghiệp xã hội
Theo dõi work247 tại“Cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương” - câu nói này đã trở thành kim chỉ nam làm việc của rất nhiều doanh nghiệp xã hội. Không chỉ đóng góp cho Tổ quốc trong hạng mục kinh tế, những doanh nghiệp này còn là người đi đầu giúp ích trong những phong trào từ thiện, đóng góp cho các tổ chức thiện nguyện. Hãy cùng work247.vn khám phá xem doanh nghiệp xã hội là gì và những thông tin liên quan trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
1. Giải mã: Doanh nghiệp xã hội là gì?
1.1. Khám phá định nghĩa doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội là một loại hình doanh nghiệp không còn quá xa lạ với nhiều người. Nhiều bạn trẻ hiện nay đang tham gia những startup với mô hình doanh nghiệp xã hội. Loại hình doanh nghiệp này đang được quy định tại Điều 10, Luật Doanh nghiệp 2024. Để đáp ứng được yêu cầu của các tiêu chí pháp luật đề ra, doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo được 3 tiêu chí sau:
- Doanh nghiệp được đăng ký theo điều khoản, quy định của Luật Doanh nghiệp 2024
- Doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, đóng góp giá trị cho cộng đồng
- Doanh nghiệp phải trích ít nhất 51% lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư, từ đấy thực hiện các mục tiêu về giải quyết các vấn đề xã hội, đóng góp cho các hoạt động xã hội như đã cam kết
Nhìn chung, doanh nghiệp xã hội có hình thức hoạt động và bộ máy tổ chức khá tương tự với các loại hình doanh nghiệp thương mại khác. Tuy nhiên, sứ mệnh và tầm nhìn của các doanh nghiệp này thường nằm ở những mục tiêu liên quan mật thiết đến sự phát triển của xã hội, góp phần vào xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ hơn.
Xem thêm: Giá trị doanh nghiệp là gì? Giải đáp toàn bộ thông tin liên quan
1.2. Phân loại doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội được chia thành 3 loại:
- Doanh nghiệp phi lợi nhuận: Những doanh nghiệp này còn được biết với tên gọi tổ chức phi chính phủ (non-governmental organization). Hoạt động của doanh nghiệp dựa trên đóng góp của những cá nhân, tổ chức khác. Để thu hút những cá nhân và đơn vị này, doanh nghiệp sẽ đưa ra những giải pháp, chương trình có giá trị nhằm giải quyết các vấn đề xã hội để thu hút những nhà hảo tâm, mạnh thường quân có nhu cầu đóng góp cho xã hội.
- Doanh nghiệp không vì lợi nhuận: Những doanh nghiệp này hoạt động như những tổ chức từ thiện. Họ không có mục tiêu vì lợi nhuận. Thông thường, những cá nhân hoặc tổ chức đã có nguồn lực kinh tế ổn định sẽ thành lập những doanh nghiệp này để hỗ trợ các hoạt động xã hội cũng như khẳng định tên tuổi cho cá nhân.
- Doanh nghiệp có lợi nhuận, có định hướng xã hội: Loại hình doanh nghiệp xã hội này hoạt động khá tương đồng với các doanh nghiệp thương mại bình thường. Tuy nhiên các cơ hội kinh doanh của họ sẽ hướng đến mục đích đảm bảo lợi nhuận để đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, hướng về môi trường, xã hội.
Xem thêm: Mô tả công việc chuyên viên khách hàng doanh nghiệp đầy đủ nhất
2. Doanh nghiệp xã hội vận hành như thế nào?
Để hiểu hơn về cách vận hành của doanh nghiệp xã hội, chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé.
2.1. Doanh nghiệp xã hội vận hành dựa trên nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân
Để vận hành cũng như có nguồn vốn thực hiện các hoạt động xã hội, doanh nghiệp xã hội sẽ cần một số tiền viện trợ nhất định đến từ những tổ chức chi chính phủ quốc tế, các cá nhân, cơ quan trong nước hoặc nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Số ngân sách, viện trợ này thu - chi ra sao đều sẽ được thống kê cẩn thận với mục đích chính là giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội.
Nguồn tài trợ có thể từ tiền bạc, tài sản, hỗ trợ về nhân lực vật lực và các trang thiết bị kỹ thuật. Để nhận và sử dụng các khoản viện trợ, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành lập văn bản tiếp nhận tài trợ và gửi thông báo tiếp nhận tài trợ.
2.2. Doanh nghiệp xã hội hướng đến mục tiêu phát triển xã hội, môi trường
Doanh nghiệp xã hội ra đời nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và hướng đến lợi ích của công đồng. Đây là sứ mệnh cao cả của các doanh nghiệp xã hội. Mục tiêu về xã hội phải đặt lên trước mục tiêu về lợi nhuận.
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các thủ tục liên quan đến cam kết thực hiện mục tiêu xã hội đối với cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu muốn chấm dứt việc thực hiện mục tiêu xã hội, doanh nghiệp cần đảm bảo những điều kiện như:
- Cam kết về xã hội, môi trường hết hiệu lực
- Thay đổi về xã hội, môi trường trong tình hình thực tiễn không còn phù hợp với nội dung cam kết
- Theo quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan thi hành luật có thẩm quyền
- Thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện được các cam kết về mục tiêu xã hội, môi trường cũng như mức lợi nhuận tái đầu tư
Xem thêm: Lợi nhuận kinh tế là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng lợi nhuận kinh tế?
2.3. Doanh nghiệp xã hội sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư
Để trở thành doanh nghiệp xã hội, chủ sở hữu doanh nghiệp phải cam kết sử dụng ít nhất 51% lợi nhuận vào mục đích tái đầu tư thực hiện những mục tiêu phát triển, giải quyết vấn đề xã hội đã cam kết khi thành lập doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp vi phạm cam kết về sử dụng mức lợi nhuận này, sẽ có những biện pháp xử phạt hành chính và xử phạt bổ sung. 51% doanh thu doanh nghiệp được tính sau thuế. Mức phạt tiền nếu không thực hiện cam kết này sẽ từ 15 đến 20 triệu và phải bổ sung đủ số tiền tái đầu tư như đã đăng ký.
Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh
3. Chức năng của doanh nghiệp xã hội
Hiện nay, doanh nghiệp xã hội thường bị nhầm với các tổ chức từ thiện bởi mục tiêu hành động. Nhưng xét về chức năng, doanh nghiệp xã hội có tầm nhìn xa cũng như đem lại những ý nghĩa sâu sắc cho xã hội chứ không chỉ gói gọn trong những hoạt động tình nguyện.
Hẳn các bạn không còn xa lạ với những doanh nghiệp bán sản phẩm thủ công như vòng tay, tràng hạt, tranh thuê, tranh đính đá... của những người khuyết tật, người mắc bệnh nan y... Những sản phẩm, dịch vụ này vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực tiễn vừa giúp đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt không bị cô lập, mặc cảm mà hòa nhập với cộng đồng, đem lại giá trị cho xã hội.
Thêm vào đó, những tổ chức phi lợi nhuận thường đem đến những chương trình như: phẫu thuật tim, phẫu thuật hở hàm ếch… cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Mục tiêu hướng đến của những doanh nghiệp này không chỉ nằm ở doanh thu hay quỹ tài trợ mà là tương lai họ đem lại được có những cá nhân khác.
Bên canh đó, đội ngũ nhân sự của những doanh nghiệp xã hội cũng đem lại nhiều giải pháp đầu tư thông minh nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn động trong xã hội. Ví dụ: Công ty tuyển dụng việc làm cho bệnh nhân HIV AIDS, nhà phao cứu trợ mùa lũ cho các tỉnh miền Trung, ứng dụng năng lượng mặt trời vào sinh hoạt, những dự án giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Có thể nói, doanh nghiệp xã hội là một phần không thể thiếu, đem lại những giá trị to lớn, tác động trực tiếp đến mức độ phát triển của nước ta. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu doanh nghiệp xã hội là gì cũng như những đặc điểm, phân loại. Cùng đón đọc thêm nhiều bài viết khác trên website của chúng tôi nhé.
1368 0