Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế- Chia sẻ chi tiết xoay quanh
Theo dõi work247 tạiHợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Được sử dụng khi nào và có vai trò gì trong quá trình trao đổi, giao lưu hàng hóa giữa các đơn vị, cơ sở kinh doanh trên phạm vi toàn cầu? Nếu bạn đang đặt ra những câu hỏi này nhưng chưa rõ câu trả lời thì theo dõi ngay bài viết dưới đây cùng work247.vn để hiểu rõ hơn nhé.
1. Tìm hiểu chi tiết Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế là gì?
Nếu làm việc trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại hay các đơn vị, cơ sở xuất nhập khẩu, liên doanh với các công ty nước ngoài, chắc bạn sẽ chẳng còn xa lạ gì nữa với tài liệu mang tên Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được bản chất của hợp đồng này, những nội dung đề cập trong bản hợp đồng cũng như những đặc điểm nổi bật của loại hợp đồng này so với loại hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường.
Hiểu một cách đơn giản, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là một tài liệu văn bản hoặc những trao đổi kí kết về việc mua bán hàng hóa mà các bên tham gia có trụ sở thương mại đặt ở những quốc gia khác nhau. Trong đó, hàng hóa được mua hoặc bán có sự chuyển dịch qua biên giới (địa lý hoặc pháp lý) của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ.
Cụ thể, Khi các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu,...diễn ra, để đảm bảo được quyền lợi và trách nhiệm của các bên bắt buộc phải kí kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế. Trong trường hợp, một trong hai bên vì một lý do nào đó vi phạm các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng, bản tài liệu hoặc những thỏa thuận này chính là tài liệu, hồ sơ quốc tế đảm bảo lợi ích cho bên còn lại.
2. Một số đặc điểm nổi bật của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Về cơ bản, vì nằm trong nhóm hợp đồng mua bán cho nên về hình thức trình bày của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, không nhiều khác biệt so với các hợp đồng cùng loại. Tuy nhiên, thiên về tính chất quốc tế và chỉ xuất hiện trong các hoạt đồng mua hàng xuyên biên giới, cho nên hợp đồng này mang những nội dung đặc trưng sau đây:
2.1. Chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa là ai?
Qua tên gọi, chúng ta có thể đoán được phần nào đó chủ thể tham gia vào hợp đồng là ai rồi. Họ là những đơn vị, cơ sở kinh doanh nằm ở hai quốc gia khác nhau được đại diện bởi các thương nhân. Tuy nhiên, đôi khi các doanh nghiệp này cũng có thể nằm trên cùng một lãnh thổ quốc gia, vì hợp đồng mua bán hàng hóa thường dựa vào yếu tố hoạt động mua bán vượt qua biên giới hơn là vị trí đặt để của trụ sở kinh doanh.
2.2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
Nếu chủ thể là các thương nhân quốc tế, thì chủ thể trong hợp đồng này chính là các loại hàng hóa có thể vận chuyển qua biên giới của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Dĩ nhiên, những loại hàng hóa này đáp ứng điều kiện lưu hành của luật quốc tế.
2.3. Cơ quản giải quyết nếu có tranh chấp hoặc mâu thuẫn xảy ra sau khi đã ký kết hợp đồng
Nếu như các hợp đồng mua bán hàng hóa nội địa có cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án các cấp tại Việt Nam, thì cơ quan chịu trách nhiệm xử lý các tranh chấp, mâu thuẫn cho các bên tham gia trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là tòa án hay trong trọng tài quốc tế, điển hình có thể kể đến trung tâm trọng tài quốc tế. Trong đó, luật áp dụng cho hợp đồng sẽ được các bên lựa chọn trước đó. Có thể những luật này dựa trên pháp luật được quy định tại quốc gia mà một trong những bên tham gia có quốc tịch hoặc pháp luật của một quốc gia thứ ba. Khi diễn ra tranh chấp, thì tòa án/trọng tài quốc tế sẽ dựa trên những điều luật được trình bày trong hợp đồng để “phân xử”. Dĩ nhiên, vì là hợp đồng quốc tế cho nên, các bên có thể bổ sung thêm những điều khoản khác để tăng thêm tính chặt chẽ.
2.4. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hình thành trước các thương vụ mua bán hàng hóa vượt biên giới và được ký kết bởi các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu cho nên thường được soạn thảo bằng tiếng nước ngoài thay vì tiếng Việt như các loại hợp đồng mua bán nội địa. Các bên có thể thống nhất lựa chọn ngôn ngữ để soạn, tuy nhiên, có đến khoảng 90% các bên tham gia hợp đồng chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ để soạn thảo vì tính phổ biến của nó.
3. Có những loại hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nào?
Chắc chắn một điều rằng, khi nhắc đến hợp đồng nói chung, bạn đang liên tưởng đến một bản giấy thảo nội dung đầy đủ chi tiết và kết thúc bằng hai chữ ký của đại diện hai bên đúng không? Trên thực tế, có nhiều hơn một hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng văn bản.
Về cơ bản, hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa hai bên đối tác trong việc mua bán, dịch chuyển hàng hóa qua biên giới. Vì phục vụ lợi ích của cả hai bên cho nên hình thức của hợp đồng này cũng do hai bên đứng ra quyết định. Hợp đồng này có thể được ký kết bằng lời nói, văn bản hoặc gián tiếp qua thư chào hàng, đặt hàng hay các email thậm chí qua hình thức mới thêm bên thứ ba tham gia với vai trò là nhân chứng mà không cần tới giấy bút.
Tuy nhiên, ở một số quốc gia đang phát triển cũng quy định rõ về hình thức bắt buộc đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để được công nhận hiệu lực pháp lý, tiêu biểu như tại Việt Nam của chúng ta.
Song, dù lựa chọn hình thức nào đi chăng nữa, các bên cần cân nhắc kỹ càng để có thể đảm bảo được sự an toàn pháp lý trong quan hệ hợp đồng, tránh phát sinh những tình huống tranh chấp, mâu thuẫn khó giải quyết sau này.
3. Bỏ túi một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Dù các bên tham gia từng có kinh nghiệm thương thảo và làm việc với nhiều đối tác trên phạm vi toàn cầu hay những người mới chân ướt chân ráo bước chân vào hoạt động kinh doanh qua biên giới, những lưu ý khi soạn thảo hợp động mua bán hàng hóa quốc tế, sau đây sẽ không thừa để chắc chắn đảm bảo quyền lợi của các bên. Vậy nên hãy bỏ túi ngay những lưu ý sau nhé.
Thứ nhất, thông tin các bên, người soạn cần đặc biệt lưu ý, hợp đồng cần phải có đầy đủ các trường tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú khi người ký là đại diện của một đơn vị, tổ chức doanh nghiệp.
Khi đứng tên tổ chức, doanh nghiệp thì phải trình bày rõ ràng tên, trụ sở, giấy phép thành lập và người đại diện pháp luật. Những thông tin này không phải dựa trên lời nói mà phải căn cứ vào các quyết định, giấy chứng nhận được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền nhé.
Thứ hai, các điều khoản cần thể hiện trong hợp đồng.
Có thể soạn thảo bằng tiếng Anh hoặc một thứ ngôn ngữ khác, tuy nhiên bạn cần để ý thể hiện rõ các điều khoản chỉ rõ đối tượng hợp đồng là hàng hóa mua bán. Hàng hóa này được chỉ đích danh qua tên, loại hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa.
Về chất lượng của hàng hóa là nội dung tiếp theo. Bạn cần đưa ra các điều kiện về chất lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn. tiêu chuẩn này đã được kiểm định, đánh giá bởi các chuyên gia.
Thứ ba, là các điều khoản về thanh toán và phương thức thanh toán. Điều khoản này sẽ xoay quanh giá cả của từng loại hàng hóa, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, lệ phí,..(nếu có). Bên cạnh đó cần chỉ rõ đồng tiền thanh toán là tiền gì, phương thức bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Nếu chuyển khoản thì số giao dịch là bao nhiêu, phí ngân hàng như thế nào, do bên nào chịu,...cần được cập nhật chi tiết trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để tránh những hiểu nhầm sau này.
Thứ tư, điều khoản hủy bỏ hợp đồng do vi phạm giao hàng cũng rất quan trọng. Trên thực tế, vi phạm giao hàng xảy ra và phải hủy bỏ hợp đồng giữa hai bên là thực trạng không hiếm đối với các giao dịch quốc tế vì đặc điểm khoảng cách và quá trình vận chuyển phức tạp hơn nhiều. Cụ thể, bạn cần trình bày cụ thể về số lần giao hợp hợp lệ, thời gian giao hàng tối đa là bao lâu, số tiền bồi thường nếu vi phạm và cũng quy định rõ tình huống phải bồi thường hợp đồng,...
Về cơ bản là những nội dung này, khi soạn hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bạn cần nằm lòng nhé.
Trên đây chính là những chia sẻ về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đầy đủ cho bạn tham khảo. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây là thực sự hữu ích với tất cả các bạn. Để có một cái nhìn đầy đủ hơn, hãy cùng tải về mẫu hợp đồng ngay dưới đây nhé.
Tài liệu không có tiêu đề.docx
933 0