Phân tích những ưu việt trong mô hình kinh doanh của McDonald

Theo dõi work247 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả work247.vn Tác giả: Linh Anh Nguyễn

McDonald là một trong những biểu tượng của Hoa Kỳ và cũng là một trong những đế chế kinh doanh thành công nhất trên thế giới. Các cửa hàng McDonald có mặt trên khắp thế giới và tại bất cứ nơi đâu người ta cũng biết đến thương hiệu này. Thành công hiện nay đến từ chính mô hình kinh doanh của người sáng lập nên đế chế này. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mô hình kinh doanh của McDonald và học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ mô hình này nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu mô hình kinh doanh qua lịch sử hình thành đế chế McDonald

Nhiều người chỉ biết rằng sự thành công của thương hiệu McDonald gắn liền với tên tuổi của Ray Kroc, mà không biết rằng những người sáng lập mô hình kinh doanh này lại chính là hai anh em nhà McDonald. Để tìm hiểu về mô hình kinh doanh của McDonald, trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành đế chế đồ ăn nhanh này nhé!

McDonald là một trong những đế chế kinh doanh lớn nhất thế giới
McDonald là một trong những đế chế kinh doanh lớn nhất thế giới

1.1. Ray Kroc và thương vụ mua lại chuỗi McDonald

1.1.1. Chuyến đi định mệnh đến California

Ở thời điểm mà cả thế giới chưa biết đến McDonald, Ray Kroc làm công việc bán máy xay sinh tố. Việc làm ăn khá tốt giúp cho khoản tiền tích lũy của ông không hề nhỏ. Sau đó Chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra, hoạt động kinh doanh của Ray Kroc hầu như đình trệ. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, một nhà hàng nhỏ ở California vẫn đều đặn mua máy xay sinh tố của ông với số lượng khá lớn. Tò mò về điều này, Ray Kroc quyết định đến tận nơi để xem xét. Đây cũng chính là chuyến đi định mệnh thay đổi cả cuộc đời Ray Kroc và thương hiệu McDonald.

Ngay khi đến nhà hàng của hai anh em nhà McDonald, Ray Kroc đã hiểu được tại sao họ lại mua nhiều máy xay đến vậy. Nhà hàng được vận hành theo một phương thức rất đặc biệt. Có một menu bao gồm các suất ăn được ấn định sẵn và khách hàng sẽ lựa chọn suất ăn trên đó. Sau đó, khách hàng sẽ nhận suất ăn đã đặt và trả tiền ngay tại quầy thu ngân.

Mô hình kinh doanh độc đáo của nhà hàng McDonald
Mô hình kinh doanh độc đáo của nhà hàng McDonald

Mô hình này thu hút được một số lượng khách hàng rất lớn. Vốn là một người có đầu óc kinh doanh rất nhạy cảm, Ray Kroc ngay lập tức nhận ra được tiềm năng cực kỳ to lớn của mô hình kinh doanh này. Ngay lập tức, ông đã thương lượng hợp tác với anh em nhà McDonald để nhân rộng mô hình này ra khắp nước Mỹ. Sự thật đã chứng minh nhận định của Ray Kroc là hoàn toàn chính xác. Các nhà hàng McDonald có mặt trên khắp nước Mỹ đã đem về một nguồn doanh thu khổng lồ.

1.1.2. Thương vụ mua lại chuỗi McDonald của Ray Kroc

Sự thành công của thương hiệu McDonald đã vượt ngoài sức tưởng tượng của hai anh em nhà McDonald. Tuy vậy khi Ray Kroc đề nghị sẽ mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh thì hai anh em nhà McDonald lại muốn dừng lại. Không cam chịu an phận, Ray Kroc đã vay mượn và mua đứt chuối McDonald với mức giá cao kỷ lục 2,7 triệu USD.

Điều đáng nói ở đây đó là cách mà Ray Kroc mua lại chuỗi McDonald chính là yếu tố cốt lõi trong mô hình kinh doanh của McDonald hiện nay.

Ray Kroc đã đưa McDonald lên một tầm cao mới
Ray Kroc đã đưa McDonald lên một tầm cao mới

Trên thực tế, khi Ray Kroc đề cập đến việc mua lại chuỗi nhà hàng, hai anh em, nhà McDonald đã không đồng ý. Tuy nhiên, Ray Kroc không từ bỏ dễ dàng như vậy. Ông đã âm thầm mua lại toàn bộ các bất động sản mà McDonald đang thuê để mở nhà hàng. Nắm được quyền chủ động trong tay, sau khi quay lại bàn đàm phán, hai anh em nhà McDonald đã phải bán lại chuỗi cửa hàng cho Ray Kroc.

Sau khi mua lại chuỗi McDonald, Ray Kroc đã áp dụng thành công mô hình kinh doanh với dòng tiền kép để đưa thương hiệu này trở thành một trong những đế chế vĩ đại nhất trên thế giới. Ray Kroc đã dùng dòng tiền kinh doanh từ chuỗi McDonald và thế chấp bất động sản để trả lãi ngân hàng, sau đó lại dùng dòng tiền đến từ bất động sản cho thuê để mở rộng chuỗi McDonald. Đồng thời, giá trị của mảnh đất khi có nhà hàng McDonald trên đó cũng tăng lên nhiều lần và Ray Kroc có thể sử dụng mảnh đất này để buôn bán bất động sản.

Cũng chính vì điều này mà người ta vẫn nói rằng McDonald không chỉ bán đồ ăn nhanh, họ còn buôn bán cả bất động sản.

McDonald đang được cả thế giới biết đến
McDonald đang được cả thế giới biết đến

1.2. Mô hình kinh doanh nhượng quyền của McDonald

Tính đến nay, McDonald đang có mặt ở hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Với hơn 38.000 nhà hàng ở hơn 100 quốc gia, số lượng khách hàng mỗi ngày của McDonald lên đến hàng chục triệu người. Bạn có thắc mắc rằng làm thế nào để McDonald điều hành hết tất cả những nhà hàng này? Trên thực tế, McDonald chỉ trực tiếp điều hành gần 3.000 nhà hàng. Số còn lại đều được nhượng quyền thương hiệu.

Đúng vậy, nhượng quyền thương hiệu chính là mô hình kinh doanh chính của đế chế đồ ăn nhanh này.

Tuy vậy, mô hình nhượng quyền thương hiệu này có nhiều điểm đặc biệt. Theo thỏa thuận giữa hai bên, đối tác của McDonald sẽ đầu tư vào các trang thiết bị trong nhà hàng, bảng hiệu, bài trí không gian… Phần đầu từ này bao gồm cả vốn đầu tư ban đầu và tái đầu tư. Mặt khác, công ty McDonald sẽ sở hữu phần đất tòa nhà nơi đối tác thuê để mở nhà hàng McDonald. Điều này giúp công ty giữ được quyền chủ động và kiểm soát các hợp đồng thuê mặt bằng dài hạn.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền của McDonald
Mô hình kinh doanh nhượng quyền của McDonald

Nhìn chung, mô hình kinh doanh nhượng quyền của McDonald hoạt động dựa trên 3 đối tác chính bao gồm đối tác nhượng quyền, các nhà cung cấp trên toàn cầu và hệ thống nhân viên nhà hàng.

Hiện nay, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất và là thị trường chủ yếu của McDonald. Ngoài ra, những thị trường lớn khác bao gồm Vương quốc Anh, Canada, Đức, Pháp, Australia… Những thị trường giàu tiềm năng McDonald đang khai thác mạnh bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ…

2. Tại sao McDonald chuyển hướng sang nhượng quyền thương hiệu?

Việc chuyển đổi sang mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là một nước đi khôn khéo của McDonald. Thành công của mô hình này không chỉ được chứng minh bởi thành công của McDonald mà còn được chứng minh bởi thành công của những đế chế khác nữa, chẳng hạn như KFC, Starbuck, Circle K…

Giá trị thương hiệu là át chủ bài của McDonald
Giá trị thương hiệu là át chủ bài của McDonald

Nguyên nhân của điều này đó là do doanh hàng tháng từ tiền thuê mặt bằng và tiền bản quyền mà công ty nhận được có tính ổn định hơn nhiều so với doanh thu đến từ việc tự kinh doanh. Chưa kể đến tính rủi ro của mô hình nhượng quyền thương hiệu là thấp hơn.

Nói theo một cách dễ hiểu hơn thì bên đối tác nhượng quyền của McDonald sẽ phải trả cho công ty một khoản tiền mỗi tháng. Khoản tiền này là cố định và do đó sẽ mang đến nguồn thu nhập ổn định cho công ty.

Trên đây là tổng hợp những thông tin xoay quanh mô hình kinh doanh của McDonald. Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh sang mô hình nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược vô cùng đúng đắn của những người làm chủ đế chế McDonald. Với độ nổi tiếng và hệ thống 38.000 nhà hàng ở hơn 100 quốc gia trên thế giới, khoảng doanh thu mỗi năm của McDonald là một con số khổng lồ.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1836 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT