Mách bạn kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng ấn tượng
Theo dõi work247 tạiHiện nay, với thị trường kinh doanh vô cùng khốc liệt thì bên cạnh chất lượng sản phẩm cần phải tốt thì bạn cũng không nên bỏ qua việc chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của work247.vn để biết các bước xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng ấn tượng.
1. Kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng là gì?
Việc làm chăm sóc khách hàng sau bán hàng là một khâu vô cùng quan trọng và là yếu tố then chốt để doanh nghiệp có thể giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng hay còn được gọi là hậu mãi chính là dịch vụ chăm sóc và giải đáp những thắc mắc của khách hàng sau khi khách hàng đã mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Chiến lược chăm sóc khách hàng mang tính dài hạn nhằm giữ chân được khách hàng và biến họ trở thành những khách hàng trung thành với doanh nghiệp. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều nên xây dựng cho mình một kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng để những người khách hàng đó thấy luôn được quan tâm.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được những lợi ích mà hoạt động này mang lại. Vậy những lợi ích từ việc có một kịch bản chăm sóc khách hàng là gì?
Xem thêm: Việc làm chuyên viên chăm sóc khách hàng tại Hà Nội
2. Lợi ích của việc có kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng hoàn hảo
Thực hiện các chiến lược xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng mang lại hiệu quả về nhiều mặt cho doanh nghiệp như:
- Thể hiện được sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp
- Cho khách hàng thấy rằng họ luôn được quan tâm ngay cả khi đã mua sản phẩm chứ không chỉ được quan tâm trước đó
- Thúc đẩy hành vi mua sản phẩm của doanh nghiệp nhiều lần sau đó
- Giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng
- Tạo dựng được dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách toàn diện nhất
- Xây dựng được đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, sẵn sàng ứng biến trong mọi tình huống
- Duy trì được số lượng khách hàng sẵn có trước đó, ngoài ra tìm kiếm được thêm những khách hàng tiềm năng khác
Có thể thấy lợi ích của việc xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng mang đến cho doanh nghiệp. Vậy phải làm thế nào để có được một kịch bản hiệu quả, đáp ứng được những tiêu chí mà doanh nghiệp đưa ra?
3. Mách bạn các bước xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng ấn tượng
Tùy thuộc vào chiến lược bán hàng mà doanh nghiệp đưa ra thì các kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng sẽ được xây dựng theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì chăm sóc khách hàng sau bán hàng bao gồm những bước dưới đây:
3.1. Gửi lời “Cảm ơn” khách hàng đã mua sản phẩm
Đây là bước đầu tiên trong kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng để tạo được thiện cảm và gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng. Một lời cảm ơn được đưa tới khách hàng sẽ khiến cho họ càng thêm hải lòng về dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp và họ cảm thấy được quan tâm.
Bạn có thể gửi lời cảm ơn đến khách hàng bằng nhiều cách khác nhau, nếu khách hàng đến cửa hàng để mua hàng thì hãy gửi lời cảm ơn trực tiếp đến họ sau khi khách ra về. Hoặc nếu khách đặt hàng từ xa thì bạn có thể gửi mail cảm ơn hoặc có những bức thư tay cảm ơn bên trong mỗi sản phẩm mà khách mua.
Xem thêm: Bí kíp viết mẫu thư cảm ơn khách hàng của khách sạn hay nhất!
3.2. Chủ động hỏi thăm về tình trạng sản phẩm
Bạn nên chủ động liên lạc với khách hàng sau một khoảng thời gian khách sử dụng sản phẩm để biết về tình hình sản phẩm sau thời gian sử dụng. Hãy liên hệ với khách hàng bằng số điện thoại hoặc qua tin nhắn điện thoại, facebook,...
Tuy nhiên, một lời khuyên cho bạn đó là nên liên lạc bằng số điện thoại để dễ dàng trao đổi và nhanh chóng nắm bắt được tình hình sản phẩm nhanh chóng nhất.
Khi bạn chủ động liên hệ hỏi thăm khách hàng thì hoạt động này mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bởi điều này thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp đến khách hàng.
Bên cạnh đó thì những phản hồi của khách hàng về sản phẩm sẽ là những thông tin thực tế nhất để doanh nghiệp có thể cải thiện được chất lượng sản phẩm và củng cố về chiến lược marketing và chiến lược bán hàng của doanh nghiệp.
3.3. Luôn giữ liên lạc với khách hàng thường xuyên để tiện giải quyết vấn đề nếu có sự cố xảy ra
Bạn cần phải giữ liên lạc với khách hàng thường xuyên để có thể giải quyết được những sự cố xảy ra với sản phẩm nhanh nhất có thể để mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Đồng thời bạn cũng cần hiểu được sản phẩm để biết được khách hàng đang gặp phải vấn đề gì với sản phẩm khiến họ không hài lòng.
Bất kỳ khách hàng nào khi gặp vấn đề với sản phẩm thì đều mong muốn được phản hồi và giải quyết nhanh chóng, nếu doanh nghiệp duy trì được việc này thì sẽ nhận được rất nhiều thiện cảm từ khách hàng. Bởi khi phải chờ đợi sự phản hồi trong một khoảng thời gian dài thì con người ta sẽ dễ sinh ra bực tức và sẽ có cái nhì không tốt về doanh nghiệp.
3.4. Cung cấp đến khách hàng những thông tin ưu đãi về sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ khác
Hãy cung cấp những thông tin và dịch vụ hỗ trợ đến khách hàng khi nhận được thông báo về việc sản phẩm gặp sự cố, đây sẽ là một điểm cộng lớn dành cho doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Bên cạnh đó, những dịch vụ và chương trình chăm sóc khách hàng sẽ rất có lợi cho việc làm quảng bá dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp đến nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, cũng cần có những ưu đãi cho những khách hàng cũ của doanh nghiệp và những phần quà cho những khách hàng mới để thúc đẩy họ tiếp tục mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Xem thêm: Việc làm marketing pr
3.5. Đánh giá hiệu quả của kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Đây là bước cuối cùng trong quy trình xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Sau khi đã hoàn thành chiến lược chăm sóc khách hàng sau bán hàng đã đề ra thì việc bạn cần làm là ghi chép lại những ưu nhược điểm và những điều cần chú ý về chiến lược để đánh giá được sự hiệu quả mà nó mang lại.
Việc ghi chép và đánh giá hiệu quả của kịch bản một cách thường xuyên sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn tìm ra và cải thiện những nhược điểm. Cần phải liệt kê được những lý do tại sao khách hàng không hài lòng với sản phẩm để từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của khách hàng về sản phẩm và cả cách thức trong việc chăm sóc khách hàng. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài được.
Hoạt động chăm sóc khách hàng nói chung và chăm sóc khách hàng sau bán hàng nói riêng đều đòi hỏi những kỹ năng về giao tiếp và xử lý tính huống tinh tế. Đồng thời thì kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng cũng đóng vai trò không nhỏ cho sự phát triển và doanh thu của doanh nghiệp nên không thể bỏ qua hoạt động này.
Qua bài viết trên, work247.vn đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức cũng như các bước để có một kịch bản chăm sóc khách hàng sau bán hàng thật ấn tượng. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể vận dụng vào công việc của mình thật tốt để giúp mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1797 0