[Cập nhật] Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ mới nhất
Theo dõi work247 tạiBáo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là mẫu đơn từ không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào, không kể quy mô lớn, vừa hay nhỏ. Trong nền kinh tế hàng hóa mở cửa, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất ngày một tăng mạnh. Không chỉ đội ngũ ban lãnh đạo mà chính những nhân sự làm việc trong công ty cũng cần nắm rõ tình hình kinh doanh, các mặt hàng trọng yếu của doanh nghiệp để từ đó có những chiến lược ngắn hạn, dài hạn hợp lý. Nếu như bạn chưa biết cách xây dựng mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ hoặc mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ tại doanh nghiệp, tổ chức bạn làm việc đã có dấu hiệu lỗi thời, bố cục không còn phù hợp, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Giới thiệu chung về báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ
Trước khi đi sâu vào bài viết, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những thông tin về báo cáo kinh doanh nội bộ nào!
1.1. Nhiệm vụ và vai trò của báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ
Trong doanh nghiệp sản xuất hay cung cấp dịch vụ, kết quả hoạt động hay ở đây chính là doanh thu đóng vai trò quan trong phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Bất kể là doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay lớn, việc có những số liệu rõ ràng, minh bạch theo từng tháng, quý, năm là vô cùng cần thiết. Từ những số liệu đó, đội ngũ nhân sự của công ty sẽ tự rút kinh nghiệm cho bản thân để cải thiện tình hình thực hiện công việc được giao phó. Song hàng là ban lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức sẽ cần có những cân nhắc thay đổi chiến lược, chiến thuật kinh doanh hoặc xây dựng những chiến lược, chiến thuật khác phù hợp thời thế và tình hình hiện tại hơn.
Tóm lại, ban lãnh đạo và các phòng ban trong công ty cần bản báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ để nắm được doanh thu công ty theo từng tháng, quý, năm; chi phí sản xuất, vận hành; lợi nhuận trước và sau thuế; chi phí thuế. Với nhiệm vụ tổng hợp và phản ánh tình hình thu chi và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, bản báo cáo kinh doanh nội bộ vẫn luôn đã và đang đóng vai trò quan trọng, là cơ sở tham vấn đáng tin cậy nhất cho ban quản trị cấp cao, cấp trung của các doanh nghiệp đưa ra phương hướng, dự án cho tương lai.
1.2. Bộ phận phụ trách báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ
Tùy theo tính chất và nội dung của bản báo cáo cũng như yêu cầu từ cấp trên, các bản báo cáo khác có thể do kế toán doanh nghiệp, trưởng phòng tài chính, trưởng phòng kinh doanh soạn thảo và gửi lên quản lý cấp cao hoặc tường trình trong cuộc họp định kỳ của công ty. Tuy nhiên riêng báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ sẽ do bộ phận kế toán doanh nghiệp dựa trên báo cáo doanh thu của các phòng ban chịu trách nhiệm mảng kinh doanh thực hiện. Ngoài ra, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đã quyết định thuê ngoài nhân sự kế toán hoặc dịch vụ kế toán để giảm thiểu chi phí.
2. Cách thức soạn thảo mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ theo Thông tư 133
Thông tư 133/2024/TT-BTC có hiệu lực áp dụng từ 1/1/2024 do Bộ Tài chính ban hành. Đây là thông tư hướng dẫn nguyên tắc lập và trình bày sổ kế toán của Cơ quan Thuế nhà nước dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo thông tư, sẽ không áp dụng cho việc xác định thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.
2.1. Nội dung và cơ sở thành lập báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ theo Thông tư 133
Báo cáo gồm có 5 cột:
- Chỉ tiêu báo cáo
- Mã số các chỉ tiêu tương ứng
- Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu
- Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo
- Số liệu của kỳ báo cáo trước
Cơ sở thành lập báo cáo sẽ dựa theo kết quả hoạt động kinh doanh của kỷ trước và số kế toán tổng hợp của doanh nghiệp.
Xem thêm: Việc làm kế toán - kiểm toán
2.2. Các chỉ tiêu và nội dung trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nội bộ theo Thông tư 133
- Doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
+ Là chỉ tiêu phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm và đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và các doanh thu khác trong năm báo cáo của doanh nghiệp
+ Số liệu ghi vào là lũy kế số phát sinh bên có của TK 511 trong kỳ báo cáo
+ Không bao gồm các thuế gián thu, thuế GTGT và các thuế khác
- Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
+ Số liệu phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu: chiết khấu thương mại, giảm giá khuyến mãi, hàng hóa đổi trả
+ Số liệu ghi vào là tổng phát sinh bên nợ TK 511 đối ứng với TK 111, 112, 131 trong kỳ báo cáo
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
+ Là số doanh thu hàng hóa, dịch vụ trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo, là căn cứ kết quả hoạt động kinh doanh
Công thức: Mã số 01 - Mã số 02 = Mã số 10
- Giá vốn bán hàng (Mã số 11)
+ Số liệu phản ánh giá vốn hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ cung cấp, chi phí tính vào giá vốn
+ Số liệu được ghi là lũy kế số phát sinh của TK 632 trong kỳ báo cáo đối ứng nợ TK 911
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
+ Phản ánh số chênh lệch doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm. Nếu số liệu âm phải trình bày trong ngoặc đơn (..).
Công thức: Mã số 10 - Mã số 11
- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
+ Phản ánh doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo doanh nghiệp
+ Số liệu ghi vào là lũy kế phát sinh TK 515 đối ứng TK 911
- Chi phí tài chính (Mã số 22)
+ Là tổng chi phí tài chính gồm tiền vay, chi phí liên quan đến hoạt động trong và ngoài kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo
+ Số liệu ghi vào là lũy kế số phát sinh bên có TK 635 đối ứng bên nợ TK 911
- Chi phí lãi vay (Mã số 23)
+ Phản ánh chi phí lãi vay tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo
+ Số liệu ghi vào căn cứ vào số liệu chi phí lãi vay TK 635
- Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24)
+ Là chi phí quản lý kinh doanh trong kỳ báo cáo
+ Số liệu ghi vào là tổng số phát sinh bên có TK 642, đối ứng bên nợ TK 911
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
+ Phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu số liệu này âm trình bày trong (...).
Công thức: Mã số 20 + Mã số 21 - Mã số 22 - Mã số 24 = Mã số 30
- Thu nhập khác (Mã số 31)
+ Đây là số liệu các khoản thu nhập phát sinh trong kỳ báo cáo
+ Số liệu ghi vào căn cứ tổng phát sinh bên nợ TK 711 đối ứng bên có TK 911
- Chi phí khác (Mã số 32)
+ Phản ánh các khoản chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo
+ Số liệu ghi vào là tổng phát sinh bên có của TK 811 đối ứng bên nợ TK 911
- Lợi nhuận khác (Mã số 40)
+ Số liệu thể hiện sự chênh lệch thu nhập khác và chi phí khác trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu âm trình bày vào ngoặc đơn (...).
Công thức: Mã số 31 - Mã số 32 = Mã số 40
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)
+ Là lợi nhuận kế toán trong kỳ báo cáo trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Nếu số liệu âm trình bày trong ngoặc đơn (...).
Công thức: Mã số 30 + Mã số 40 = Mã số 50
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 51)
+ Đây là số liệu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
+ Số liệu được ghi là tổng phát sinh bên có TK 821 đối ứng bên nợ TK 911 hoặc phát sinh bên nợ TK 821 đối ứng bên có TK 911 trong kỳ báo cáo.
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)
+ Phản ánh tổng lợi nhuận thuần sau thuế từ hoạt động doanh nghiệp. Nếu số liệu âm trình bày trong ngoặc đơn (...).
Công thức: Mã số 50 - Mã số 51 = Mã số 60
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ theo Thông tư 133:
mau-bao-cao-ket-qua-kinh-doanh-noi-bo1.docx
mau-bao-cao-ket-qua-kinh-doanh-noi-bo2.docx
3. Cách thức soạn thảo mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ theo Thông tư 200
Thông tư 200/2024/TT-BTC là thông tư do Bộ Tài chính ban hành năm 2024 với đối tượng áp dụng là doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp được vận dụng quy định của Thông tư 200 để lập và trình bày báo cáo kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của lãnh đạo.
3.1. Nội dung và cơ sở thành lập báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ theo Thông tư 200
Báo cáo gồm có 5 cột:
- Chỉ tiêu báo cáo
- Mã số các chỉ tiêu tương ứng
- Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu
- Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo
- Số liệu của kỳ báo cáo trước
Cơ sở thành lập báo cáo sẽ dựa theo kết quả hoạt động kinh doanh của kỷ trước và số kế toán tổng hợp của doanh nghiệp.
Xem thêm: Việc làm kế toán thuế
3.2. Các chỉ tiêu và nội dung trong báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ theo Thông tư 200
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
+ Số liệu phản ánh tổng và doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ, đầu tư và các doanh thu khác trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
+ Số liệu là lũy kế bên có TK 511 trong kỳ báo cáo
+ Số liệu không bao gồm các loại thuế giản thu, thuế tiêu thụ đặc biệt,.. và các phí giản thu khác.
- Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
+ Phản ánh các khoản được giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm
+ Số liệu ghi vào là lũy kế số phát sinh bên nợ TK 511 đối ứng bên có TK 521
+ Số liệu không bao gồm các loại thuế giản thu, phí doanh nghiệp không được hưởng mà phải nộp lại
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
+ Đây là chỉ tiêu phản ánh doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, đầu tư, dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo
Công thức: Mã số 01 - Mã số 02 = Mã số 10
- Giá vốn bán hàng (Mã số 11)
+ Là giá vốn hàng hóa, thành phẩm sản xuất, đầu tư
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu là lũy kế bên có TK 632 trong kỳ báo cáo đối ứng bên nợ TK 911
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
+ Thể hiện độ chênh lệch doanh thu thuần về bán hàng và giá vốn trong kỳ báo cáo
Công thức: Mã số 10 - Mã số 11 = Mã số 20
- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
+ Phản ánh doanh thu tài chính trong kỳ báo cáo
+ Số liệu ghi vào là lũy kế phát sinh bên nợ TK 515 đối ứng bên có TK 911
- Chi phí tài chính (Mã số 22)
+ Số liệu chi phí tài chính, tiền lãi vay, chi phí hoạt động
+ Số liệu ghi vào là lũy kế số phát sinh bên có TK 635 đối ứng bên nợ TK 911
- Chi phí lãi vay (Mã số 23)
+ Doanh nghiệp vay vốn đầu tư sẽ phải điền vào mục này
+ Số liệu ghi vào căn cứ sổ kế toán chi tiết TK 635
- Chi phí bán hàng (Mã số 25)
+ Tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ
+ Số liệu ghi vào là tổng cộng số phát sinh bên có TK 641 đối ứng bên nợ TK 911
- Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26)
+ Là chi phí cần để quản lý doanh nghiệp
Tổng số liệu ghi vào là phát sinh bên nợ TK 911 tương ứng với bên có TK 642
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
+ Thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
Công thức: Mã số 20 - (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 25 - Mã số 26 = Mã số 30
- Thu nhập khác (Mã số 31)
+ Số liệu ghi vào là tổng phát sinh bên nợ TK 711 đối ứng bên có TK 911
- Chi phí khác (Mã số 32)
+ Số liệu ghi vào là tổng phát sinh bên có TK 811 đối ứng bên nợ TK 911
- Lợi nhuận khác (Mã số 40)
+ Thể hiện chênh lệch thu nhập khác với chi phí khác
Công thức: Mã số 31 - Mã số 32 = Mã số 40
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)
+ Thể hiện lợi nhuận kế toán thực hiện trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Công thức: Mã số 30 + Mã số 40 = Mã số 50
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)
+ Số liệu ghi vào là tổng số phát sinh bên có TK 8211 đối ứng bên nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211 hoặc căn cứ phát sinh bên nợ TK 8211 đối ứng bên có TK 911. Nếu số liệu âm trình bày trong ngoặc đơn (...)
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)
+ Số liệu ghi vào là tổng số phát sinh bên có TK 8212 đối ứng bên nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212 hoặc căn cứ số phát sinh bên nợ TK 8212 đối ứng bên có TK 911
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)
+ Là lợi nhuận thuần sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế thu nhập
Công thức: Mã số 50 - (Mã số 51 + Mã số 52) = Mã số 60
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70)
Công thức:
(Lợi nhuận hoặc lỗ phân bố cho cổ đông sở hữu cổ phiếu - Khen thưởng, phúc lợi) hoặc Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu đang lưu hành = Lãi cơ bản trên cổ phiếu
- Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71)
Công thức:
(Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu - Khen thưởng, phúc lợi) hoặc (Số bình quân gia quyền cổ phiếu đang lưu hành + Số lượng cổ phiếu phổ thông dự kiến được phát hành) = Lãi suy giảm trên cổ phiếu
Mẫu Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ theo Thông tư 200:
mau-bao-cao-ket-qua-kinh-doanh-noi-bo3.doc
mau-bao-cao-ket-qua-kinh-doanh-noi-bo4.docx
Với mẫu báo cáo chi tiết kèm file word bên trên, đội ngũ work247.vn hy vọng giúp bạn giải đáp được thắc mắc về mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ. Nếu bạn có nhu cầu đón đọc thêm nhiều thông tin về cách trình bày các biểu mẫu khác trong doanh nghiệp, hãy theo dõi trang web của chúng tôi để được cập nhật những thông tin mới và chuẩn xác nhất nhé.
2205 0