Mô tả công việc nhà khảo cổ - Vén màn giá trị văn hóa “xưa cũ”
Theo dõi work247 tạiBạn yêu thích về nghiên cứu lịch sử và tìm tòi các di tích và muốn theo đuổi lĩnh vực này? Vậy bạn đã từng có ý định làm một nhà khảo cổ học chưa, một vị trí việc làm hoàn toàn thiên về nghiên cứu di tích lịch sử? Nếu bạn từng có và đang có ý định tìm hiểu về công việc này thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết cho bạn qua bản mô tả công việc nhà khảo cổ nhé.
1. Đôi nét cấn biết về nhà khảo cổ
Chúng ta thường nghĩ rằng việc vùi đầu hàng giờ theo những trang sách là có thể nắm bắt được tất cả mọi điều diễn ra trong quá khứ. Nhưng có lẽ điều đó không thật sự như vậy, đối với thực tại vẫn còn rất nhiều điều được chôn vùi sâu dưới các “lớp đất”. Mà để khám phá được chính những di sản đó lại là nhiệm vụ của một nhà khảo cổ.
Nhà khảo cổ là gì? Một cách vị trí đảm nhận những công việc liên quan tới ngành khảo cổ. Khảo cổ học là một ngành đi tìm lời giải đáp cho những quá khứ xa xưa về con người về chính nền văn hóa xa xưa thông qua các di sản còn sót lại. Nhà khảo cổ là người đảm nhận công tác về khám phá, nghiên cứu, phân tích sáng tỏ và bảo vệ những bằng chứng vật chất cho nền văn hóa nhân loại có từ thời tiền sử kéo dài tới hiện tại.
Khi nhắc tới công việc về một nhà khảo cổ có lẽ ai cũng nghĩ tới hình ảnh rằng họ sẽ chỉ chuyên về “đào bới” tại các điểm để khai quật về di sản. Tất nhiên điều đó là đúng nhưng chỉ là một phần trong công việc của nhà khảo cổ mà thôi. Cạnh đó một nhà khảo cổ còn dành không ít thời gian của mình tại các xưởng phục chế, phòng nghiên cứu hay thí nghiệm với các chuyên gia đi tìm lời giải cho những cổ vật.
Bởi vậy mới thấy vị trí nhà khảo cổ sẽ đòi hỏi ở ứng viên rất nhiều và không hề đơn giản là sự yêu thích tìm tòi. Do đó để nắm bắt được rõ hơn về công việc và lý do tại sao giới trẻ lại yêu thích công việc này thì cùng chú ý phần tiếp theo nhé.
2. Chi tiết về mô tả công việc nhà khảo cổ sẽ bao gồm nhiệm vụ nào?
Đối với một nhà khảo cổ không đơn thuần là việc thực hiện một nhiệm vụ và còn là sự kết hợp với một nền tảng kiến thức và kỹ năng rất lớn thì mới có thể hoàn tất về công việc. Cùng đó thời gian dành cho công việc của một nhà khảo cổ chắc chắn cũng không chỉ là một giờ hay vài giờ mà đôi khi đó là sự kéo dài hàng năm hoặc rất nhiều năm. Vậy khối lượng công việc dành cho một nhà khảo cổ sẽ bao gồm những gì?
2.1. Nhiệm vụ công việc nhà khảo cổ cần đảm nhận
+ Chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu, tổ chức tìm kiếm tại các điểm khai quật đã được thiết lập để có thể tìm ra được di sản, di vật của thời nền văn hóa cũ.
+ Thực hiện nhiệm vụ đưa ra các biện pháp bảo vệ địa điểm khai quật, cũng như làm sạch và phân loại kỹ càng về các khảo cổ nhận thấy được tại các địa điểm.
+ Chủ động cho việc áp dụng các phương pháp kỹ thuật khác nhau cả về vật lý và hóa học để có thể nghiên cứu và làm sáng tỏ về di vật tìm thấy.
+ Hợp tác liên kết với các nhà khảo cổ và nhà nghiên cứu khác để có thể tìm hiểu và đưa ra ý kiến nhận định về quá khứ, giá trị văn hóa thông qua các di sản còn sót lại.
+ Đảm nhận việc khôi phục về các di sản, tái tạo phục hồi một cách tốt nhất để có thể tìm được câu trả lời nhanh hơn.
+ Nhập về các giữ liệu cùng thông tin thu thập được tạo nên sự ước định và tính chính xác cho tư liệu.
+ Chịu trách nhiệm cho việc tư vấn cá nhân hoặc tổ chức về các giá trị, vấn đề khảo cổ của hiện vật, khoa học đối với hiện vật cũng như các phương pháp cho việc bảo vệ và phục chế di sản.
Từ đó có thể thấy được nhiệm vụ công việc của một nhà khảo cổ là không quá khó khăn nhưng cũng không quá dễ dàng. Để hoàn tất mọi nhiệm vụ bản thân nhà khảo cổ sẽ cần học tập và trau dồi rất nhiều cùng kinh nghiệm theo thời gian. Hơn nữa rằng một nhà khảo cổ cũng sẽ thường đi sâu và chuyên môn hóa hơn về một lĩnh vực khảo cổ cụ thể nào đó để giúp kết quả nhận được tốt hơn. Điển hình như việc phân khu vực tìm kiếm hoặc lựa chọn một giai đoạn lịch sử nào đó,...
2.2. Điều kiện làm việc theo nhiệm vụ
Lĩnh vực khảo cổ sẽ có đặc trưng riêng dành cho công việc của mình, đó là đi lại nhiều và sự vất vả. Đi nhiều và sự vất vả là vì địa bàn hoạt động của chính nhà khảo cổ có sự đa dạng và phức tạp. Nhà khảo cổ có thể làm việc dưới lòng đất, trong các hầm mộ, hang động sâu hay đường ngầm tối, hay như dưới nước hoặc bất kỳ một điều kiện khắc nghiệt nào khác.
Có thể nhiều người nghĩ rằng sự vất vả đó là không cần thiết và đã không lựa chọn công việc này. Nhưng đối với ai theo đuổi thì điều họ nhận được lại thật sự xứng đáng với công việc và nỗi lo lắng bỏ ra. Cùng đó bạn sẽ không chỉ làm việc một mình, nhà khảo cổ cũng kết hợp làm việc với rất nhiều người, từ người bản địa nơi khai thác, các chuyên gia nghiên cứu, các kỹ thuật viên, hay như người trợ tá cho quá trình khai quật của mình,...
>> Tải bản mô tả công việc nhà khảo cổ mới tại đây: Bản mô tả công việc nhà khảo cổ.docx
3. Các yêu cầu được đặt ra cho một nhà khảo cổ
Tất nhiên rằng ngoài việc chuẩn bị cho bản thân sự am hiểu về công việc cùng điều kiện làm việc thì để tham gia làm việc với vai trò một nhà khảo cổ chuyên nghiệp bạn cũng cần đáp ứng về các yêu cầu chung. Yêu cầu được đặt ra để đánh giá về việc liệu bạn có phải là một ứng viên tiềm năng.
3.1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn sẽ yêu cầu ứng viên tốt nghiệp và theo đuổi về khoa học lịch sử tại các cơ sở đào tạo, hoặc chuyên ngành có sự liên quan về nghiên cứu với chứng chỉ khá trở lên. Cùng đó nếu như ứng viên đã từng tham gia làm việc thực tế cho quá trình khảo cổ trước đó sẽ là điểm cộng dành cho bạn để được ưu tiên lựa chọn tham gia.
Hơn nữa việc am hiểu về chuyên môn, thường xuyên nắm bắt và tìm kiếm thông tin sẽ là điều kiện tốt giúp bạn nắm bắt được mọi nhiệm vụ cần thực hiện. Cùng đó việc có phương tiện phục vụ cho quá trình di chuyển qua lại nhiều sẽ giúp công việc trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
3.2. Phẩm chất của nhà khảo cổ cùng kỹ năng
+ Một nhà khảo cổ điều đầu tiên đó chính là có một phẩm chất tốt, có sự yêu thích kiên trì và quyết tâm không ngừng cho các vấn đề liên quan tới công việc để tạo nên hiệu quả tốt nhất.
+ Sự kết hợp, liên kết làm việc nhóm là điều cần thiết dành cho công việc nhà khảo cổ.
+ Kỹ năng cho việc quan sát, nghiên cứu có sự tỉ mỉ và cẩn thận. Đặc biệt cần có trách nhiệm với công việc bởi nếu có sai sót di sản chỉ có một sẽ ảnh hưởng tới cả một công trình.
+ Điểm nổi bật hơn là việc nhà khảo cổ cần có một trí nhớ tốt, để nắm bắt và hàn gắn các chi tiết trong công việc để đưa ra định nghĩa, kết quả mang tính chuyên sâu.
+ Cùng đó để hoàn tất được mọi nhiệm vụ và chịu đựng được sự khắc nghiệt từ môi trường đem lại thì ứng viên sẽ cần có một sức khỏe tốt, chịu được mọi áp lực.
4. Quyền lợi nhận được của một nhà khảo cổ là gì?
Một nhà khảo cổ học tham gia làm việc vấn đề về mức lương của họ sẽ không quá quan trọng, vì điều họ quan tâm là những vấn đề đạt được ra sao. Được tham gia một môi trường làm việc tự do, thỏa mãn được niềm đam mê tìm hiểu và áp dụng kỹ năng được học tại thực tế. Cùng đó đây cũng chính là cách mà ứng viên có thể nâng cao tri thức cho bản thân về các nền văn hóa cũ tạo nên các giá trị thiết thực cho cuộc sống.
Cạnh đó công việc cũng sẽ giúp ứng viên có thể mở rộng về các mối quan hệ, nâng cao hơn tinh thần làm việc nhóm hay như chính các kỹ năng mềm cần thiết. Một nền tảng tốt nắm chắc được cơ hội việc làm ổn định cùng sự thăng tiến lên các vị trí mới cao hơn, vinh danh về chính sản phẩm nghiên cứu mình tìm kiếm.
Bởi vậy mới thấy với công việc nhà khảo cổ quyền lợi nhận được ra sao sẽ là phụ thuộc vào chính năng lực của bạn. Do đó đừng ngần ngại cho việc tìm hiểu và nắm bắt về cơ hội cho bản thân nhé.
5. Cơ hội việc làm nhà khảo cổ - Theo đuổi ước mơ của bản thân
Ngành khảo cổ học là một nền tảng tốt nhất dành cho những ai làm việc trong lĩnh vực liên quan trực tiếp tới lịch sử và văn hóa. Bởi qua khảo cổ sẽ “vén màn” được rất nhiều bí ẩn được giấu kín và các nét văn hóa từ thời xa xưa. Hơn nữa đối với thị trường thì ngành khảo cổ lại đang thật sự thiếu hụt về nhân lực do đó việc bạn lựa chọn theo đuổi chắc chắn sẽ nắm chắc cơ hội việc làm trong tầm tay.
Cùng đó ngành khảo cổ học luôn là một lĩnh vực đầy tiềm năng vì nhu cầu của con người cho việc tìm hiểu quá khứ rút ra những giá trị cốt lõi để vận dụng là điều nhu cầu muôn thuở. Hơn thế nữa, sự thực đã được chứng minh qua việc nhiều quốc gia áp dụng việc khai quật di sản cổ để thúc đẩy các giá trị về kinh tế và văn hoá, từ đó giúp đất nước phát triển hơn.
Do đó đối với bất kỳ ứng viên nào khi lựa chọn theo học ngành khảo cổ cũng sẽ nhận thấy về một tương lai sự nghiệp rộng mở. Sau ra trường có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, viện khảo cổ học, bảo tàng quốc gia cùng các cơ quan về quản lý, cơ quan bảo tồn di sản di tích,...Chắc rằng cơ hội việc làm lớn, nhưng điều đặt ra cho bạn tại đây lại là đâu sẽ là nơi để bạn gửi gắm và nắm bắt được thông tin tuyển dụng dành cho mình.
Để nắm bắt được có lẽ gợi ý dành cho bạn chính là website work247.vn nhé. Tại đây bạn sẽ không chỉ tìm và liên kết nhanh hơn với các nhà tuyển dụng về sự lựa chọn hay ứng tuyển vị trí làm việc cho mình về nhà khảo cổ mà còn có rất nhiều lĩnh vực khác trên thị trường. Điển hình như kinh doanh, tài chính ngân hàng, điện - điện tử, kế toán,...tất cả những ngành nghề đó có nhu cầu tuyển dụng rất lớn về ứng viên tiềm năng.
Ngay từ đó bạn cũng nhận thấy được cơ hội việc làm cho bản thân là rất lớn chỉ là bạn có thật sự biết cách nắm bắt cho bản thân hay không. Mong rằng thông tin về bản mô tả công việc nhà khảo cổ trên đây từ work247.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về khảo cổ để bạn nhanh chóng có được cơ hội cho bản thân về việc làm trong hiện tại cũng như tương lai.
2406 0