Cập nhật bản mô tả công việc Nha sĩ chi tiết và đầy đủ nhất!

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Nghiên cứu và tiếp cận ngây với bản mô tả công việc Nha sĩ để hiểu rõ tính chất cũng như trách nhiệm cụ thể trong công việc. “Bám víu” vào những thông tin chính xác nhất trong mẫu tài liệu này, nhằm chuẩn bị hành trang đầy đủ cho một phong cách ứng tuyển chuyên nghiệp, hay thậm chí là mở ra một bức tranh về buổi phỏng vấn thành công bạn nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm y tế

1. Tổng quan về vị trí công việc

Tổng quan về vị trí công việc
Tổng quan về vị trí công việc

Y học luôn tạo ra những giá trị và câu chuyện “thần thoại” trong mắt các bệnh nhân và cả cộng đồng. Ngày nay, không khó để nhận ra độ hấp dẫn và thu hút của nghề Nha sĩ. Được ví như những “bậc thầy về sức khỏe răng miệng”, Nha sĩ chính là người tận tay, tận tâm và tận lực trong công tác kiến tạo những nụ cười đẹp hơn và hoàn hảo hơn.

Khi nhu cầu của con người ngày càng một tăng cao, đồng thời cũng minh chứng cho vai trò ngày càng quan trọng của những người Nha sĩ. Họ không chỉ đảm nhận sứ mệnh khám chữa bệnh, chăm sóc và phục hồi sức khỏe về răng miệng. Mà còn là người “họa nụ cười” cho rất nhiều bệnh nhân kém may mắn khi phải sở hữu một hình thức răng miệng không như ý.

Ông cha có câu “cái răng cái tóc là góc con người”. Răng miệng là một yếu tố thẩm mỹ quyết định hình thức của cả khuôn mặt. Do đó, nhu cầu về thẩm mỹ răng miệng hứa hẹn sẽ thúc đẩy nghề Nha sĩ phát triển và gia tăng về nhân lực hơn nữa ở tương lai. Nếu bạn đang quan tâm đến vị trí này, hãy chắc chắn nghiên cứu và phân tích kỹ những thông tin trong bản mô tả công việc Nha sĩ chi tiết được work247.vn tổng hợp sau đây nhé!

2. Mô tả công việc Nha sĩ chi tiết

Biết chính xác những nhiệm vụ hay trách nhiệm của một Nha sĩ thông qua bản mô tả công việc, sẽ giúp các ứng viên xác định được mức độ phù hợp của mình với vị trí này trước khi ứng tuyển.

2.1. Khám, chẩn đoán và tư vấn về các bệnh răng miệng cho bệnh nhân

Khám, chẩn đoán và tư vấn về các bệnh răng miệng cho bệnh nhân
Khám, chẩn đoán và tư vấn về các bệnh răng miệng cho bệnh nhân

Không chỉ là các cơ sở y tế Nhà nước như các bệnh viện, trung tâm y tế,.... có bộ phận nha khoa hoặc bộ phận răng - hàm - mặt và hệ thống các cơ sở phòng khám tư nhân đã minh chứng cho nhu cầu thẩm mỹ, khám chữa bệnh về răng miệng của nước ta hiện nay. Tất cả các dấu hiệu cho thấy răng miệng của bạn không được khỏe, có thể là sâu răng, viêm chân răng, men răng cao, răng mọc lệch,... Và người phụ trách khám, chẩn đoán bệnh cho bạn chính là các Nha sĩ. Bạn có thể gặp họ ở bất cứ cơ sở nào, bao gồm cả tư nhân và các bệnh viện,...

Ở một cơ sở y tế về nha khoa, các Nha sĩ là người chịu trách nhiệm tiếp nhận bệnh nhân từ bộ phận lễ tân. Trong quá trình trao đổi với bệnh nhân, Nha sĩ có nhiệm vụ hỏi han về những dấu hiệu hay cảm nhận ban đầu của bệnh nhân. Thực hiện các nghiệp vụ, kỹ thuật khám bệnh cho bệnh nhân. Ghi chép lại các thông số và chỉ số liên quan đến hiện trạng bệnh, đưa ra chẩn đoán đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.

Tùy vào mức độ nghiệm trọng của bệnh, các Nha sĩ có trách nhiệm tư vấn những giải pháp điều trị và khắc phục tình trạng bệnh cho các bệnh nhân. Chẳng hạn như, các Nha sĩ sẽ cấp đơn thuốc cho bệnh nhân nếu chỉ gặp những bệnh trạng ở mức độ nhẹ, không nghiêm trọng. Mặt khác, với các bệnh trạng nghiêm trọng hoặc cần những can thiệp về y tế kịp thời. Nha sĩ cần trao đổi với bệnh nhân và thực hiện công tác điều trị thích hợp và đúng quy trình.  

Tuyển dụng việc làm

2.2. Xây dựng kế hoạch điều trị và tiến hành điều trị cho bệnh nhân

Xây dựng kế hoạch điều trị và tiến hành điều trị cho bệnh nhân
Xây dựng kế hoạch điều trị và tiến hành điều trị cho bệnh nhân

Trong bản mô tả công việc, thực hiện điều trị là nhiệm vụ cũng như trách nhiệm chính yếu và trọng tâm của nghề Nha sĩ. Theo đó, họ cần dựa vào cơ sở kết quả chẩn đoán bệnh ban đầu, bắt tay vào việc thiết lập các kế hoạch, chương trình điều trị cụ thể cho bệnh nhân. Họ cũng là người tham gia chính, trực tiếp tiến hành điều trị cho bệnh nhân. Quá trình thực hiện các công tác điều trị, có thể được Nha sĩ phối hợp cùng các kỹ thuật viên hay điều dưỡng khác.

Trong quá trình điều trị, tùy thuộc vào các phương pháp đã quyết định trước đó và được bệnh nhân đồng ý. Nha sĩ sẽ thực hiện các tiểu phẫu, thậm chí là phẫu thuật trên các vùng bệnh trên khoang răng miệng để loại bỏ tác nhân gây hại và phục hồi bệnh trạng cho người bệnh. Ngoài ra, Nha sĩ cũng là cá nhân đảm nhận nhiệm vụ lên toa thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc và tư vấn các vấn đề điều chỉnh dinh dưỡng, sinh hoạt sao cho phù hợp và hỗ trợ phục hồi bệnh nhanh nhất.

Trong suốt quá trình phục hồi bệnh trạng cho bệnh nhân, Nha sĩ phải có trách nhiệm theo dõi, hẹn lịch tái khám, tiến hành tái khám và đưa ra những can thiệp y tế khi cần thiết.

2.3. Thực hiện các thủ tục thẩm mỹ cho răng miệng

Thực hiện các thủ tục thẩm mỹ cho răng miệng
Thực hiện các thủ tục thẩm mỹ cho răng miệng

Được ví von với biết danh “họa nét đẹp nụ cười”, ngày nay, công việc của các Nha sĩ không chỉ dừng lại ở công tác khám và điều trị bệnh về răng miệng. Mà nhiệm vụ của họ còn là thực hiện các thủ tục thẩm mỹ cho răng miệng. Đây cũng là một thông tin chính xác mà bản mô tả công việc Nha sĩ cung cấp. Như đã khẳng định ngay từ đầu bài viết, hình thức răng miệng là yếu tố có tác động rất lớn đến toàn bộ diện mạo tổng thể của một khuôn mặt. Nhưng trên thực tế, không phải ai sinh ra cũng sở hữu hình thức răng miệng như mong muốn. Đó là lý do rất nhiều phòng khám, bệnh viện chuyên về nha khoa mở ra để phục vụ cho nhu cầu cải thiện nhan sắc răng miệng này.

Tiếp nhận, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và thực hiện các tư vấn về thủ tục thẩm mỹ răng miệng cho người bệnh chính là những nhiệm vụ của Nha sĩ. Họ cũng là người trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện các tiểu phẫu, các kỹ thuật cắt ghép, nhổ, nắn chỉnh,... như kỹ thuật niềng răng, nhổ răng, trám răng, trồng răng sứ, tẩy trắng răng,... Nha sĩ cũng có trách nhiệm hướng dẫn chế độ sinh hoạt răng miệng, ăn uống cho bệnh nhân sao cho dễ phục hồi và hoàn chỉnh nhất.

Tìm việc làm bác sĩ nha khoa

2.4. Trực tiếp vận hành và quản lý toàn bộ vật tư y tế nha khoa

Trực tiếp vận hành và quản lý toàn bộ vật tư y tế nha khoa
Trực tiếp vận hành và quản lý toàn bộ vật tư y tế nha khoa

Ngoài các nhiệm vụ mang tính nghiệp vụ chuyên môn và kỹ thuật đã kể trên. Các Nha sĩ thường được giao trọng trách cho nhiệm vụ là người trực tiếp vận hành và quản lý toàn bộ vật tư y tế, bao gồm những máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ,... tại phòng hoặc bộ phận nha khoa mà họ đang làm việc. Mô tả công việc Nha sĩ cụ thể phản ánh lại nhiệm vụ của họ thường là phân công công việc cho các phụ tá, điều dưỡng,... trực tiếp điều hành và chỉ đạo trong quá trình thăm khám, chữa bệnh và điều trị cho bệnh nhân.

Đối với ngành y tế nói chung, ngành nha khoa nói riêng, mọi công cụ, thiết bị hay vật tư y tế đều phải đảm bảo vận hành đúng quy cách. Đặc biệt, phải được tẩy trùng liên tục, hay sử dụng các phương pháp nghiệp vụ trong quá trình vệ sinh dụng cụ, bảo quản và bảo dưỡng thiết bị. Toàn bộ các hoạt động này đều nằm trong nhiệm vụ của một Nha sĩ ở bất kỳ cơ sở hay địa điểm làm việc y tế nào. Họ cần đảm bảo cho hệ thống máy móc, thiết bị vật tư liên quan đến quá trình thăm khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân hoạt động hiệu suất, hỗ trợ kết quả chính xác và không có những tác động tiêu cực đến tình trạng bệnh.

Xem thêm: Mô tả công việc phụ tá nha khoa

2.5. Hướng dẫn các thủ tục hành chính cho bệnh nhân và tham dự hội chẩn khi có yêu cầu

Hướng dẫn các thủ tục hành chính cho bệnh nhân và tham dự hội chẩn khi có yêu cầu
Hướng dẫn các thủ tục hành chính cho bệnh nhân và tham dự hội chẩn khi có yêu cầu

Bên cạnh các nhiệm vụ thuộc về chuyên môn kỹ thuật, các Nha sĩ cũng là một trong những thành viên có trách nhiệm tham gia vào các cuộc hội chẩn, các dự thảo về bệnh liên quan đến lĩnh vực răng - hàm - mặt nếu được yêu cầu. Không chỉ tham gia, các Nha sĩ còn đóng góp trong quá trình đề xuất các ý kiến, đưa ra những kết quả nghiên cứu cá nhân và các phương pháp hữu ích trong ngành.

Mặc dù trong các cơ sở khám chữa bệnh hoặc các phòng nha khoa tư thục, đều thiết kế riêng những bộ phần hành chính, lễ tân. Họ là người trực tiếp lập hồ sơ khám chữa bệnh và hướng dẫn các thủ tục thanh toán. Tuy nhiên, trong công tác này, Nha sĩ cũng là người có một phần trách nhiệm trong quá trình hướng dẫn bệnh nhân hoàn tất các thủ tục hành chính sao cho thuận lợi và suôn sẻ nhất.

Thông qua thông tin của bản mô tả công việc Nha sĩ trên đây. Chúng ta có thể thấy, trách nhiệm và vai trò nghề nghiệp của một Nha sĩ là không hề nhỏ. Do tính chất công việc đặc trưng về độ khó, nghề Nha sĩ yêu cầu ở các ứng viên không chỉ tay nghề, còn là kinh nghiệm, kỹ năng và phẩm chất đạo đức với nghề.

Tìm việc làm kỹ thuật viên nha khoa

3. Yêu cầu công việc đối với chức danh Nha sĩ

Yêu cầu công việc đối với chức danh Nha sĩ
Yêu cầu công việc đối với chức danh Nha sĩ

Nếu bạn thực sự dành đam mê đặc biệt với nghề Nha sĩ, thì điều đó thực sự vẫn chưa đủ để giúp bạn ứng tuyển thành công ở vị trí này. Là một nhánh chuyên môn của ngành Y nói chung, nha khoa luôn là bộ phận có những yêu cầu và đòi hỏi cao siêu về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Những Nha sĩ thường sẽ là cá nhân trực tiếp tác động lên sức khỏe răng miệng của người bệnh. Họ phải gánh vác những trách nhiệm lớn lao mà chắc chắn, một người bình thường chỉ mang trong mình đam mê với nghề thì chưa hề đủ. Vậy những tiêu chí để trở thành một Nha sĩ nói chung là gì?

- Về trình độ chuyên môn: Cử nhân Đại học trở lên chuyên ngành về Răng - Hàm - Mặt. Các nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng viên có thành tích học tập xuất sắc, được đào tạo ở những trường Đại học uy tín và dẫn đầu về chất lượng giảng dạy.

- Yêu cầu về giấy phép hành nghề đã được tổ chức của ngành công nhận. Nếu ứng viên ứng tuyển vào các bệnh viện Nhà nước, hoặc tự mở phòng khám tư nhân.

- Về kinh nghiệm: Tùy vào quy định tuyển dụng của các đơn vị, trung bình thường ưu tiên cho những ứng viên đã có công tác trong ngành từ 1 - 2 năm.

- Về kỹ năng: Một số kỹ năng sau giúp các ứng viên có thể gia tăng lợi thế trong quá trình ứng tuyển, bao gồm: Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp; Kỹ năng quan sát; Kỹ năng truyền đạt; Thành thạo các nghiệp vụ trên máy tính; Kỹ năng sử dụng thiết bị máy móc,....

- Về phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm cao với nghề, có đam mê, có nhiệt huyết, đạo đức của người làm y,...

4. Mức lương và quyền lợi đãi ngộ

Mức lương và quyền lợi đãi ngộ
Mức lương và quyền lợi đãi ngộ

Là một trong những vị trí thu hút ứng viên hàng đầu trong ngành Y tế, Nha sĩ được rất nhiều ứng viên tham gia theo đuổi và ứng tuyển. Một phần, công việc này cũng được xếp vào nhóm việc làm lương cao. Cụ thể, mức thu nhập trung bình của Nha sĩ thường rơi vào khoảng 15 - 35 triệu. Trong đó, mức thu nhập phổ biến theo thống kê là 18 triệu/tháng.

Ngoài ra, Nha sĩ nếu làm việc ở các tổ chức, doanh nghiệp, các bệnh viện, phòng khám tư nhân,... cũng được hưởng các quyền lợi về đãi ngộ tùy vào chính sách nhân sự của địa điểm làm việc đó.

Bạn đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí để trở thành một Nha sĩ trong tương lai chứ? Bạn có thực sự còn giữ niềm đam mê với nghề nghiệp này khi đọc xong bản mô tả công việc Nha sĩ hay không? Nếu vẫn đang chênh vênh trong hành trình chọn một địa điểm cung cấp tin tuyển dụng chất lượng, uy tín và nhanh chóng. Hãy truy cập ngay vào website của chúng tôi - work247.vn sẵn sàng trở thành người bạn đồng hành, mang lại những giá trị việc làm còn nhiều hơn những gì ứng viên mong đợi!

Ngoài ra, bản mô tả công việc Nha sĩ chi tiết đã được work247.vn tóm tắt ngắn gọn qua file mềm sau đây. Các nhà tuyển dụng có thể tham khảo theo đường link bên dưới để bổ sung và hoàn thiện JD tuyển dụng của mình nhé:

MO-TA-CONG-VIEC-NHA-SI.docx

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2123 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT